Friday, March 29, 2024

Nếu Vũ “Nhôm’ nắm được “hồ sơ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”?

Thiền Lâm

Vietnam – Cali Today news – Nếu thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ – nhân vật mà giờ đây đang bị một bộ phận trong giới chóp bu Việt Nam cùng kênh tuyên giáo đảng lên án là “kẻ phản bội” – nắm được “hồ sơ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” như thông tin đã và đang lan truyền trên mạng xã hội từ một số trang mạng có địa chỉ cụ thể, hậu quả kinh khủng nào sẽ xảy ra đối với những nhân vật chỉ đạo vụ bắt cóc?

Cuối năm 2017, đầu năm 2018 lại tái hiện vở bi hài kịch “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” với màn diễn mới mang tên “Vũ Nhôm tị nạn”.

Trịnh Xuân Thanh (trái) và Phan Văn Anh Vũ
Ảnh: Chân trời mới Media

Cũng một lần nữa đang lặp lại quang cảnh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trong Bộ Công an. Vào ngày 3/1/2018, trong khi mạng xã hội và sau đó là báo chí nước ngoài đã ồn ã đưa tin về vụ thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ bị bắt giữ ở Singapore, Thiếu tướng Lương Tam Quang – Chánh Văn phòng Bộ Công an lại trả lời một tờ báo nhà nước là Đất Việt rằng cơ quan này chưa nhận được thông tin Vũ “nhôm” đang bị giữ ở Singapore.

Vào cuối tháng Bảy năm 2017, khi blogger Huy Đức bất thần phát tin về “Trịnh Xuân Thanh đã về”, tức ngay sau khi người Đức phát hiện Trịnh Xuân Thanh biến mất khỏi Đức không phải một cách tự do mà bị mật vụ Việt Nam cưỡng bức, tướng Tô Lâm – Bộ trưởng công an – đã trả lời báo nhà nước rằng ông ta không biết gì hết về chuyện “Thanh đã về”. Chỉ một ngày sau, Bộ Công an mới hùng dũng tuyên bố “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về Việt Nam đầu thú tại trực ban Bộ Công an”, nhưng không kèm theo bất kỳ hình ảnh nào để chứng minh cho sự tồn tại và lòng thành tâm ấy của Trịnh Xuân Thanh.

Còn giờ đây, Bộ Công an lại một lần nữa lúng túng như thể “không có người phát ngôn chính thức”.

Trong khi đó, thái độ quá kín tiếng của Chính phủ Singapore và cơ quan đại sứ quán nước này ở Việt Nam đã cho thấy dường như vụ bắt giữ người đàn ông mang tên Phan Văn Anh Vũ đã trở thành vấn đề không đơn thuần là “hộ chiếu giả” mà còn được quốc tế hóa với sự tham gia của phía Đức.

Ngày 3/1/2017, có thông tin từ một tờ báo người Việt ở Đức cho biết “nguyện vọng của ông Phan Văn Anh Vũ được tới Đức khai báo người chủ mưu cùng toàn bộ đường dây tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin đã được Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp Đức tiếp nhận”.

Dù ngày đầu năm người Đức được nghỉ, nhưng có vẻ các cơ quan tư pháp và ngoại giao của Đức không hoàn toàn thờ ơ với việc Phan Văn Anh Vũ xin tị nạn chính trị.

Chỉ một ngày trước đó và rất có thể không hề ngẫu nhiên, một luồng thông tin có địa chỉ trên mạng xã hội đã khẳng định rằng Phan Văn Anh Vũ còn có cả hồ sơ và những bằng chứng về vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” mà Vũ đang muốn chuyển cho người Đức như một điều kiện để đổi lấy cơ chế tị nạn chính trị cho bản thân.

Từ cuối tháng Bảy năm đến nay, những thông tin từ phía Bộ Ngoại giao Đức và báo chí quốc tế cho thấy người Đức vẫn kiên nhẫn điều tra vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”.

Tuy nhiên, cơ hội tị nạn mong manh của Phan Văn Anh Vũ và số phận của những quan chức Việt Nam đỡ đầu cho Vũ “Nhôm” lại tùy thuộc phần lớn vào Chính phủ Singapore.

Giữa Singapore và Việt Nam chưa có hiệp định nào về dẫn độ tội phạm. Singapore có thể đang vừa phải chịu một sức ép từ Hà Nội, vừa từ phương Tây. Liệu người Sin có thỏa hiệp với Hà Nội?

Trả lời BBC, Luật sư Phùng Thanh Sơn – Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp ở Sài Gòn – đã nêu ra một số nhận định đáng chú ý:

“Dẫn độ tội phạm được đặt trên nền tảng các quốc gia tôn trọng chủ quyền của nhau. Do đó, cơ sở để dẫn độ tội phạm là điều ước quốc tế (song phương hoặc đa phương) hoặc dựa vào nguyên tắc có đi có lại giữa các quốc gia với nhau và pháp luật quốc gia nơi tội phạm cư trú.”

“Các tội phạm về kinh tế, chức vụ thường là những tội phạm có trình độ, có hiểu biết nên trước khi trốn ra nước ngoài họ thường né các quốc gia có ký hoặc tham gia các điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm với Việt Nam.”

“Thường họ chọn các quốc gia không có ký hoặc tham gia các điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm với Việt Nam. Đối với những quốc gia này thì việc dẫn độ tội phạm chỉ có thể được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại. Và mức độ thành công dẫn độ tội phạm theo nguyên tắc này thường phụ thuộc vào vị thế của Việt Nam đối với quốc gia đó.”

“Theo nhận định chủ quan của tôi, vị thế kinh tế lẫn chính trị của Việt Nam đang ở top dưới của thế giới và thuộc top trung của khu vực Đông Nam Á nên khả năng dẫn độ tội phạm thành công trên nguyên tắc có đi có lại là không cao, đặc biệt khi tội phạm đang cư trú tại quốc gia có vị thế kinh tế lẫn chính trị cao hơn Việt Nam.”

Còn ngay trước mắt, vào những ngày quá kín tiếng qua từ phía Singapore, không loại trừ Phan Văn Anh Vũ đã tiếp xúc với cơ quan tư pháp Đức và còn có thể cả những nước khác, và đã “khai sạch” để đổi lấy “quy chế tị nạn chính trị”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img