Saturday, March 25, 2023
spot_img

Nền kinh tế “ngầm” tại Mỹ

Đồng tiền luân chuyển (hay giao dịch) trong nền kinh tế thứ hai tại Mỹ còn gọi là “ nền kinh tế ngầm” (underground economy) không bao giờ chi cho chuyện thuế má (tax). Chúng ta lần lượt xét xem lợi hay hại do không nộp thuế hay nói khác đi là trốn thuế ra sao?

Nước Mỹ có hai dạng kinh tế: nền kinh tế hợp pháp và nền kinh tế ngầm

1- Loại hình kinh tế hợp pháp (legistimate economy) gồm: những gì chúng ta thấy hàng ngày, kỹ sư, bác sĩ, công nhân, chủ hãng, công ty, xí nghiệp, ngành nghề, chủ tiệm… họ có giấy phép hành nghề, khai báo lợi tức và nhất là đóng thuế cho chính phủ.

2- Nền kinh tế ngầm (underground economy): trong thành phần này tự khai thuế rất hiếm, còn đa phần “không khai báo”, không nạp thuế vì do lấy bằng tiền mặt ví dụ: giữ trẻ (baby sitting) cho ai không có giấy hành nghề, làm vườn, bỏ báo, làm dịch vụ “chìm” tại gia. Hoa Kỳ cũng tính nghề “bán cần sa -ma túy” vào nền kinh tế thứ 2 tức là nền kinh tế ngầm vừa kể trên. Thành phần thứ hai đa số làm việc bằng chân tay. Họ hoàn toàn không đóng thuế chút nào cho chính phủ nhưng phúc lợi xã hội thì họ hưởng từ kinh tế hợp pháp đã đóng thuế cho họ. Ví dụ : cầu đường, công viên, giáo dục, y tế bệnh viện công, thư viện, an ninh…và muôn vàn phúc lợi khác không kể xiết.

kinh te 1
San Jose Medical Center 675 Santa Clara St. nay đóng cửa. Sau 81 năm hoạt động phục vụ cho thành phố San Jose , bv này đóng cửa vào tháng 12 năm 2004 để lại thất nghiệp cho 500 nhân viên cùng dồn lại sự căng thẳng công việc cho 2 bv Valley Medical Center và Stanford Medical Center xa hơn. Người vô gia cư ngã quỵ trên phố vì gió lạnh là bệnh nhân cuối cùng của bv này trong tháng 11/2004 cách đây đúng 10 năm

Bổn phận nộp thuế ra sao?

Qua cái nhìn “hời hợt” người ta hay thông cảm cho những người làm việc chân tay cực khổ nhận tiền mặt v v.. Thực ra họ hưởng trọn vẹn tiền làm ra không đóng một xu thuế nào cho chính phủ. Trong thời gian những người làm việc hãng xưởng, đi sớm về khuya nhưng tiền thuế họ đóng cho tiểu bang cùng liên bang có thể lên tới 30% tiền lương của họ. Ngay tiền thuởng của chủ hãng thuởng hàng năm cũng bị đánh thuế cao.

Có một thí dụ để so sánh một bất công cho người thọ thuế:

Một người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ làm nghề bằng tiền mặt không khai báo, họ hưởng hoàn toàn. Khi bị tai nạn xe hơi thì luật pháp ở Mỹ bắt buộc phải đưa họ vào bệnh viện cứu gấp. Xã hội văn minh ở Mỹ và luật pháp không bao giờ hỏi “insurance” đâu mới chữa trị ‘khẩn cấp’. Kết quả cuối cùng viện phí thì tiểu bang trả cho bệnh viện một phần còn bao nhiêu thì bệnh viện phải chịu lỗ do bệnh viện không thể vì vậy mà bớt lương bác sĩ hay y tá trong ca cấp cứu này. Nếu chịu mãi trường hợp này bệnh viện đi đến phá sản và đóng cửa. Đây là trường hợp đóng cửa của bệnh viện San Jose Medical Hospital tại đường Santa Clara tại thành phố San Jose.

Các học khu của California phải giảm giáo viên, thậm chí có nơi đóng trường vì không có đủ kinh phí do chính phủ cấp cho. Nếu thuế khoá tiểu bang thu đầy đủ ( ai cũng nộp thuế) thì chắc gì các học sinh kia phải mất thầy, mất trường?. Dĩ nhiên, trong số học sinh này cha mẹ các em có nộp thuế. Hoa Kỳ mất khoảng 385 tỷ USD tiền thuế trong năm 2012 và có thể lên đến 970 tỷ USD chiếm đến 9% thực lực kinh tế. Theo tờ FairTax online thì nhân lực của nền kinh tế ngầm này nằm ở nhóm người ‘chịu’ làm theo đồng lương thấp ( tiền mặt) và hàng chục triệu người nhập cư bất hợp pháp. Hiện nay các chuyên gia ước tính con số này khoảng 8.5 triệu người ( lao động). Riêng tiểu bang CALI mất khoảng 10 tỷ USD  mỗi năm nếu gom “tất cả mọi hình thức” trong dạng kinh tế thứ 2 này (Trong đó vấn đề chủ nhân công trả tiền mặt (cash) cho công nhân để khỏi khai thuế với chính phủ làm thiệt hại hơn 1 tỷ đô la hàng năm).
người chờ kêu công bán thời gian đang ngồi ngoài một chợ Home Depot Mỹ

kinh te 2
người chờ kêu công bán thời gian đang ngồi ngoài một chợ Home Depot Mỹ

Theo tờ Sacramento Business Journal, thì sự mất mát tính riêng ở thành phần người chủ trả tiền mặt cho nguòi làm, tránh khai thuế với chính phủ tiểu bang đã làm tiểu bang Cali mất thuế từ 800 triệu cho 1200 triệu USD hàng năm. Sự thâm hụt tiền thuế noi chung , khiến tiểu bang- (hay liên bang)- phải vay thêm nợ . Con số nợ này dĩ nhiên lại đè lên vai những người lao động hợp pháp có khai báo có tên trong bộ Lao Động và sổ lương chính phủ. Tiếp tục con cháu họ cũng nghiêng vai gánh.

Trong thời gian này những người làm lụng trong nền kinh tế ngầm , tuy vất vả , ra mồ hôi nhưng bù lại, họ bỏ tiền mặt trọn gói vào túi riêng cá nhân hay gia đình . Thiết nghĩ đây là một trong những bất công xã hội mà một nước văn minh phải đấu tranh.

Kinh tế ngầm đôi lúc cũng có ích lợi

Ngoài cái tiêu cực của nền kinh tế ngầm, đôi lúc chúng ta thấy nền kinh tế thứ 2 này cũng có vài cái lợi của nó, ví dụ cứu vớt nền kinh tế chính đang khốn đốn. Nguyên nhân là những người thất nghiệp toàn thời gian họ không lẽ ngồi ở nhà khi thời hạn trợ cấp thất nghiệp đã hết mà vẫn tìm không ra việc?. Họ ra khỏi nhà tìm kiếm, làm bất cứ việc gì dù bán thời gian hay ít tiền mặt giúp họ sống qua ngày.

Theo các chuyên gia con số kinh tế ngầm này có thể lên đến 8% kinh tế nội địa Hoa kỳ. Theo ý kiến giới thuơng nghiệp Hoa Kỳ họ cho rằng dù kinh tế ngầm không đóng thuế, nhưng họ dùng đồng tiền họ kiếm được đi mua sắm mọi thứ cũng giúp ích cho sự tiêu thụ và như vậy đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế rồi. Theo Edgar Feige, giáo sư kinh tế tại Đại học Wisconsin Madison thì nền kinh tế ngầm ở Mỹ có khả năng chiếm đến 2000 tỷ USD vào năm 2012. Con số này quá lớn để chúng ta thấy nó thực sự giúp nền nội thuơng và nhất là giúp cho hàng triệu gia đình trong tình trạng chính thức thất nghiệp và không còn hi vọng có lại công việc đã mất kia nữa.

KẾT LUẬN

Công bằng xã hội không phải chỉ “đóng khung” trong định nghĩa làm và hưởng thành quả, kỳ thị giới tính, chủng tộc, trong công ăn việc làm, trong hoạt động xã hội hay chính sách sử dụng nhân công v v… Công bằng có ý nghĩa toàn vẹn hơn nó đòi hỏi chúng ta có đóng góp gì cho xã hội hay không? Do con người không thể sống tách biệt; ít hay nhiều mọi cá nhân ai cũng hưởng những thành quả do xã hội mang lại. Như vậy, sự đóng góp cho xã hội là một việc nên làm, tuỳ thuộc vào khả năng, lợi tức, hoàn cảnh hơn là tuyệt đối không đóng góp gì?

Một đất nước an toàn nhờ chiến sĩ bảo vệ biên cương. Một xã hội thoải mái cũng có người làm lụng hay dịch vụ tạo ra tiện nghi (vật chất cùng tinh thần) cho xã hội đó. Tóm lại, nạp thuế là bổn phận của mọi người. Nói khác đi, trốn thuế là xem như phạm tội dù dưới bât cứ hình thức lao động nào.

Đinh Hoa Lư edition 15/6/2016

tham khảo
* The Underground Economy in California – What Does it Cost?
www.edd.ca.gov/payroll_taxes/Underground_Economy_Cost.htm
*How much does California lose to underground economy?
www.bizjournals.com/sacramento/news/2014/01/23/california-revenue-loss-underground-econ.html?s=image_gallery
*SF GATE
www.sfgate.com/health/article/SAN-JOSE-After-81-years-medical-center-ready-2668763.php
* the Underground Economy www.fairtax.org/site/News2?news_iv_ctrl=0&cmd=articles&page=NewsArticle&id=9317&start=1

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT