Thursday, June 1, 2023
spot_img

MỸ, NATO vs NGA, TRUNG QUỐC: CHIẾN TRANH HAY HÒA BÌNH?

Cali Today News – Khi dấu chân quân sự của NATO mở rộng ra ngoài châu Âu để đối đầu với Trung Quốc, sự tồn vong của hành tinh này đang bị đặt dấu hỏi là khi nào trái đất sẽ bị họa tự diệt vong bởi con người đây?

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và ngành công nghiệp vũ khí phụ thuộc vào nó để thu lợi hàng tỷ USD, đã trở thành liên minh quân sự hung hãn và nguy hiểm nhất hành tinh. NATO được tạo ra vào năm 1949 để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô sang Đông và Trung Âu, nó đã phát triển thành một cỗ máy chiến tranh toàn cầu ở Châu Âu, Trung Đông, Châu Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á.

NATO đã mở rộng dấu chân của mình, vi phạm lời hứa với Moscowrằng một khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, họ sẽ không Đông tiến, không mở rộng ảnh hưởng về phía Đông.

Nhưng giờ đây NATO sắp có thêm hai thành viên mới, Phần Lan và Thụy Điển. NATO đã ném bom Bosnia, Serbia và Kosovo. NATO đã phát động các cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq, Syria và Libya, dẫn đến gần một triệu người chết và khoảng 38 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. 

NATO country flags wave at the entrance of NATO headquarters in Brussels as Secretary of Defense Ash Carter attends a NATO ministerial Feb. 11, 2016. (Photo by Senior Master Sgt. Adrian Cadiz)(Released)

NATO đang xây dựng một dấu chân quân sự ở Châu Phi và Châu Á. NATO đã mời gọi Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, với tên gọi là “Bộ tứ Châu Á Thái Bình Dương“, đến tham dự hội nghị thượng đỉnh gần đây tại Madrid vào cuối tháng Sáu.

NATO đã mở rộng phạm vi hoạt động sang Nam bán cầu, ký kết một cuộc huấn luyện quân sự thỏa thuận đối tác với Colombia, vào tháng 12 năm 2021. NATO đã hậu thuẫn cho Thổ Nhĩ Kỳ, với quân đội lớn thứ hai của NATO, đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp các khu vực của Syria cũng như Iraq. Các lực lượng dân quân do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đang  tham gia vào cuộc thanh trừng sắc tộc của người Kurd ở Syria và các cư dân khác ở phía bắc và đông Syria. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cáo buộc tội ác chiến tranh – bao gồm  nhiều cuộc không kích nhằm vào trại tị nạn và  sử dụng vũ khí hóa học – ở miền bắc Iraq. Đổi lại việc Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan cho phép Phần Lan và Thụy Điển tham gia liên minh, hai nước Bắc Âu đã đồng ý mở rộng Luật chống khủng bố trong nước của họ khiến việc đàn áp người Kurd và các nhà hoạt động khác trở nên dễ dàng hơn, dỡ bỏ các hạn chế bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ và từ chối ủng hộ phong trào đòi quyền tự trị dân chủ do người Kurd lãnh đạo ở Syria.

Đó là những kỷ lục đối với một liên minh quân sự mà với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, đã trở nên lỗi thời và đáng lẽ phải bị phá bỏ.

Nhưng NATO và các lực lượng quân sự không có ý định nắm giữ hòa bình và thúc đẩy một thế giới dựa trên ngoại giao, tôn trọng các phạm vi ảnh hưởng và hợp tác lẫn nhau.

Công việc kinh doanh của NATO là chiến tranh. Điều đó có nghĩa là họ muốn mở rộng bộ máy chiến tranh của NATO ra xa biên giới châu Âu và tham gia vào các cuộc đối kháng không ngừng với Trung Quốc và Nga.

NATO đã đưa ra nhìn nhận tương lai sau cuộc họp thượng đỉnh ở Madrid với khẩu hiệu: “NATO 2030: Thống nhất cho Kỷ nguyên mớithực sự là cuộc chiến giành quyền bá chủ với các quốc gia đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc, và kêu gọi chuẩn bị cho xung đột toàn cầu kéo dài.

NATO cảnh báo rằng: “Trung Quốc có một chương trình nghị sự chiến lược ngày càng toàn cầu, được hỗ trợ bởi sức mạnh kinh tế và quân sự của họ. Nước này đã chứng tỏ sự sẵn sàng sử dụng vũ lực chống lại các nước láng giềng, cũng như ép buộc kinh tế và ngoại giao đe dọa vượt ra ngoài khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Trong thập kỷ tới, Trung Quốc có thể sẽ thách thức khả năng của NATO trong việc xây dựng khả năng phục hồi tập thể, bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, giải quyết các công nghệ mới và đang nổi lên như 5G và bảo vệ các lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế bao gồm chuỗi cung ứng. Về lâu dài, Trung Quốc ngày càng có khả năng tăng cường sức mạnh quân sự trên toàn cầu, bao gồm cả tiềm năng ở khu vực Châu Âu và Đại Tây Dương.

Sự đối kháng của Mỹ và NATO đã biến nước Nga – là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên,  năng lượng, khoáng sản và ngũ cốc – và Trung Quốc – là quốc gia sản xuất và công nghệ khổng lồ – trở thành đồng minh thân cận, gắn bó và kết hợp mạnh mẽ với nhau. Đó là một lỗi lầm tai hại, hậu quả khôn lường của NATO và Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đã ngăn cản chiến lược Chiến tranh Lạnh nhằm bảo đảm rằng Washington gần gũi với Moscow và Bắc Kinh hơn là Moscow và Bắc Kinh thân thiết với nhau.

NATO giờ đây không còn phân biệt giữa hai bên, khi tuyên bố trong hội nghị gần đây nhất rằng “quan hệ đối tác chiến lược ngày càng sâu sắc” giữa Nga và Trung Quốc đã dẫn đến các nỗ lực làm đảo lộn trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đi ngược lại các giá trị và lợi ích của phương Tây.

Trung Quốc, giống như Nga, đã can thiệp vào các cuộc bầu cử của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Trung Quốc rất giỏi trong việc ăn cắp công nghệ của giới công nghệ phương Tây, họ sử dụng những gì họ ăn cắp được để khiến người chủ sở hữu gặp thất bại vì danh tiếng và sau đó, cướp đoạt, thống lĩnh thị trường và khách hàng của chủ sở hữu bằng chính công nghệ ăn cắp từ họ.

Viễn cảnh này dự báo một tương lai đáng ngại cho thế giới mà chúng ta đang sống.

Người ta không thể nói về chiến tranh mà không nói về thị trường. Tình trạng hỗn loạn chính trị và xã hội ở Mỹ, cùng với sức mạnh kinh tế suy giảm, đã khiến Hoa Kỳ coi NATO và cỗ máy chiến tranh của mình như một liều thuốc giải độc cho sự suy tàn của mình.

Washington và các đồng minh châu Âu đang khiếp sợ trước Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) trị giá hàng nghìn tỷ USD của Trung Quốc nhằm kết nối một khối kinh tế gồm khoảng 70 quốc gia nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ. Sáng kiến này bao gồm việc xây dựng các tuyến đường sắt, đường bộ và đường ống dẫn khí đốt sẽ được tích hợp với Nga. Bắc Kinh dự kiến sẽ cam kết 1,3 nghìn tỷ đô la cho BRI vào năm 2027. Trung Quốc, đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 10 năm tới, đã tổ chức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực với hiệp ước thương mại lớn nhất thế giới gồm 15 quốc gia Đông Nam Á và Thái Bình Dương đại diện 30% thương mại toàn cầu. Riêng Trung Quốc đã chiếm 28,7% sản lượng sản xuất Toàn cầu, gần gấp đôi so với 16,8% của Hoa Kỳ.

Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc năm 2021 là 8,1% mặc dù đã chậm lại còn khoảng 5%  trong năm nay vì đại dịch Covid-19. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ vào năm 2021 là 5,7%  – cao nhất kể từ năm 1984 – nhưng được Cục Dự trữ Liên bang dự đoán sẽ  giảm xuống dưới 1% trong năm nay.

Nếu Trung Quốc, Nga, Iran, Ấn Độ và các quốc gia khác tự giải phóng mình khỏi sự chuyên chế của đồng đô la Mỹ với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới và Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng quốc tế (SWIFT), một mạng nhắn tin mà các tổ chức tài chính sử dụng để gửi và nhận thông tin để chuyển tiền, nó sẽ kích hoạt sự sụt giảm đáng kể giá trị của đồng đô la và sự sụp đổ tài chính ở Mỹ.

Việc đồng USD mất giá như đồng tiền dự trữ của thế giới sẽ buộc Mỹ phải cắt giảm chi tiêu, đóng cửa nhiều trong số 800 căn cứ quân sự ở nước ngoài và đối phó với những biến động xã hội và chính trị không thể tránh khỏi do sự sụp đổ kinh tế. Thật là mỉa mai khi Hoa Kỳ và NATO đã tự đẩy nhanh khả năng này, chính Mỹ và NATO đã tự chặt chân mình.

Trong mắt các chiến lược gia NATO và Mỹ, họ hy vọng quân đội Nga sẽ bị sa lầy và suy thoái ở Ukraine. Theo kế hoạch, các biện pháp trừng phạt và cô lập ngoại giao sẽ đẩy Vladimir Putin khỏi quyền lực. Một chế độ thân thiện và cởi mở hơn theo đúng yêu cầu của Hoa Kỳ sẽ được nhìn thấy ở Moscow.

NATO đã cung cấp hơn 8 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, trong khi Mỹ đã cam kết hỗ trợ quân sự và nhân đạo gần 54 tỷ USD cho nước này.

Tuy nhiên, Trung Quốc mới chính là mục tiêu chính của Mỹ và NATO. Không thể cạnh tranh về kinh tế, Mỹ và NATO đã chuyển sang công cụ chiến tranh để làm tê liệt đối thủ toàn cầu của họ.

Sự mở rộng của NATO và cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn năm 2014 ở Ukraine đã khiến Nga lần đầu tiên chiếm Crimea, ở miền đông Ukraine, nơi có đông đảo người gốc Nga, nói tiếng Nga sinh sống, và sau đó xâm lược toàn bộ Ukraine để cản trở nỗ lực gia nhập NATO của nước này.

Chiến tranh ở Ukraine là một mối nguy cho ngành công nghiệp vũ khí, với việc rút khỏi Afghanistan trong hỗn loạn, nước Mỹ thực sự cần có một cuộc xung đột mới. Giá cổ phiếu của Lockheed Martin tăng 12%. Northrop Grumman tăng 20%. Cuộc chiến đang được NATO sử dụng để tăng cường hiện diện quân sự ở  Đông và Trung Âu. Mỹ đang xây dựng một căn cứ quân sự thường trực ở Ba Lan. Lực lượng phản ứng mạnh 40.000 người của NATO đang được mở rộng lên 300.000 quân. Hàng tỷ đô la vũ khí đang đổ vào khu vực này.

Nhưng thực tế là các cuộc trừng phạt Nga không hiệu quả đang gây phản tác dụng: Đồng rúp đã tăng lên mức cao nhất trong 7 năm quaChâu Âu đang đối mặt với suy thoái do giá dầu và khí đốt tăng và lo ngại rằng Nga có thể chấm dứt nguồn cung hoàn toàn. Việc không có lúa mì, phân bón, khí đốt và dầu của Nga do các lệnh trừng phạt của phương Tây đang tạo ra sự tàn phá trên thị trường thế giới và một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở châu Phi và Trung Đông. Giá lương thực và năng lượng tăng vọt, cùng với tình trạng thiếu hụt và lạm phát tê liệt, không chỉ đem đến thiếu thốn và đói kém, mà còn mang theo những biến động xã hội và bất ổn chính trị tại nhiều quốc gia. Tình trạng khẩn cấp về khí hậu, mối đe dọa hiện hữu thực sự đến hành tinh này đã thực sự bị bỏ qua, tất cả chỉ tập trung vào chiến tranh, năng lượng và lương thực.

Quân đội Mỹ, sau khi thất bại ở Trung Đông, đã chuyển trọng tâm từ chống khủng bố và chiến tranh phi đối xứng sang đối đầu với Trung Quốc và Nga.

Chưa có lúc nào, kể cả cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, chúng ta lại tiến gần hơn tới bờ vực của chiến tranh hạt nhân.

Cùng một vũ điệu tử thần đang diễn ra với Trung Quốc về Đài Loan, nơi mà Trung Quốc coi là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, và để ngăn chặn trước sự mở rộng của NATO ở Châu Á Thái Bình Dương. Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan và Mỹ thì đưa tàu hải quân đi qua eo biển Đài Loan nối liền biển Hoa Đông và Hoa Nam. Ngoại trưởng Antony Blinken hồi tháng 5 gọi Trung Quốc là thách thức lâu dài nghiêm trọng nhất đối với trật tự quốc tế, với lý do nước này tuyên bố chủ quyền với Đài Loan và nỗ lực thống trị toàn bộ Biển Đông.

Thế giới mai này sẽ ra sao? Có chiến tranh thế giới thứ 3 xảy ra hay không? Vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng trong chiến tranh hay không?

Không ai có thể cho những người dân bình thường như chúng ta một câu trả lời thỏa đáng và chắc chắn cả, vì chính những người trong cuộc, NATO và Mỹ, Nga, Trung Quốc đều đang loay hoay tìm lấy câu trả lời tốt nhất nhưng họ vẫn chưa tìm ra.

Việt Linh 07/15/2022

 
 
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT