(The Hill) – Khi lên nắm quyền lãnh đạo Ngũ Giác Đài vào năm 2017, cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis kinh ngạc trước tình trạng kém sẵn sàng của quân đội Mỹ. Các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đối mặt với khủng hoảng về sẵn sàng chiến đấu do ít ngân quỹ hơn và nhiều sứ mạng hơn gây ra. Những tháng ngày ảm đạm này có thể sẽ sớm quay trở lại.
Kế hoạch chi tiêu của chính phủ Tổng thống Joe Biden được tiết lộ vào tuần trước sẽ buộc Ngũ Giác Đài rơi vào tình trạng “đau đớn” tương tự như dưới thời Obama.
Đối với năm tài khoá 2022, chính phủ Biden tăng $10 tỉ Mỹ kim từ ngân quỹ quốc phòng $705 tỉ Mỹ kim. Tuy nhiên, khoản tăng nhỏ 1,4% này, và nhiều hơn nữa, sẽ bị lạm phát nhấn chìm ở mức 2,2%. Các khoản tăng lương nhân sự, bảo hiểm y tế, và chi phí hoạt động, như Văn phòng Ngân sách Quốc hội vạch ra, sẽ ảnh hưởng đến các khoản đầu tư quốc phòng của Ngũ Giác Đài.
Chi tiêu Quốc phòng gia tăng dưới thời chính phủ ông Donald Trump là điều cần thiết, tập trung cho khôi phục sẵn sàng chiến đấu. Nhưng sẵn sàng chiến đấu không phải là chi phí chỉ một lần là xong. Như cựu Thứ trưởng Quốc phòng Robert Work gần đây lưu ý, “Sau năm tài khóa 2020, một khi chương trình được đưa trở lại tình trạng cân bằng và sẵn sàng đã ổn định thì Bộ Quốc phòng cần mỗi năm tăng ngân quỹ khoản 3% để duy trì cấu trúc lực lượng ở những mức độ Tổng thống thừa hưởng.”
Lãnh đạo Quốc phòng và các nhà lập pháp lãnh đạo hiểu bài toán này, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng ngân sách quốc phòng ở khoản từ 3% đến 5% trên mức lạm phát trong ít nhất 4 chu kỳ ngân sách cuối cùng, từ James Mattis vào năm 2017 cho đến phó Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện James Inhofe, và toàn bộ lãnh đạo Cộng hoà trong Uỷ ban Quân vụ Hạ viện vào tháng trước.
Mức tăng trưởng 3% được hiểu là yêu cầu tối thiểu để duy trì cấu trúc lực lượng hiện tại và những kế hoạch hiện đại hoá đã có trên sổ sách. Tuy nhiên, nếu có mục nào trong chính sách ngoại giao nhận được sự ủng hộ lưỡng đảng thì đó mối đe dọa từ Trung Quốc đối với trật tự quốc tế dựa trên quy tắc luật lệ.
Nhiều ví dụ chứng minh về ý định của Trung Quốc, như vấn đề Hong Kong, Biển đông, Ngô Duy Nhĩ, hay những ý kiến được phái đoàn Bắc Kinh đưa ra trong cuộc họp song phương với Mỹ tại Alaska, đã khiến cho những người trước đây nghi ngờ Trung Quốc là mối đe doạ bây giờ quay ra tỉnh ngộ. Vì vậy, nếu chính phủ Biden bổ sung thêm cấu trúc lực lượng để đáp ứng những mối đe dọa đó, hoặc tăng cường những kế hoạch hiện đại hoá cần phải theo đuổi, thì cần phải có thêm nguồn lực.
Nếu ngân sách Quốc phòng không tăng, Ngũ Giác Đài sẽ có vài chọn lựa để giải phóng các nguồn lực để chi trả cho tăng trưởng lạm phát. Theo lịch sử, cách cắt giảm chi tiêu tốt nhất là giảm huấn luyện và giảm bảo dưỡng. Trong khi những hành động này giải phóng nguồn lực trong năm hiện tại, thì chúng sẽ dồn đẩy nhu cầu vào những năm sau, ngày một lớn thêm, và có thể trở thành vấn đề lớn hơn rất nhiều.
Về lâu về dài, Ngũ Giác Đài và Toà Bạch Ốc cũng cần phải cắt giảm chi phí quản trị các lực lượng và luôn luôn tăng chi phí y tế. Tuy nhiên, giảm chi phí quốc phòng trong khi gia tăng yêu cầu đối với quân đội luôn dẫn đến thất bại. Công chúng hiểu nhu cầu cần phải chi tiêu hơn nữa cho quốc phòng quốc gia. Một thăm dò mới đây cho thấy, 74% cử tri Mỹ ủng hộ tăng chi tiêu quốc phòng. Sự ủng hộ trong Dân chủ giảm nhẹ xuống 67%, đây vẫn là mức độ tán thành lớn.
Công chúng hiểu những thách thức trước mắt đối với quân đội Mỹ, và nhu cầu chuẩn bị họ sẵn sàng. Hy vọng Quốc hội cũng hiểu điều này. Các nhà lập pháp sẽ phải can thiệp và cung cấp ngân quỹ phù hợp cho quân đội để tránh việc trả giá trong tương lai cho một quyết định không khôn ngoan bây giờ.
Hương Giang (Theo The Hill)