Thursday, March 28, 2024

Mộng bá vương của Trung Quốc về “Một vành đai, một con đường”

Los Angeles Times – Tháng trước, dầu bắt đầu chảy từ một đường ống dẫn ở bờ biển Myanma đến miền nam Trung Quốc, vượt qua eo biển Malacca, qua đó phần lớn dầu thô của Trung Quốc nhập khẩu bằng tàu.

Đầu năm nay, tuyến xe lửa điện xuyên quốc tế đầu tiên của Phi Châu bắt đầu chạy từ Ethiopia đến Djibouti, nơi mà Trung Quốc đã thiết lập một tiền trạm quân sự nước ngoài. Năm ngoái, một đoàn tàu chở hàng từ phía đông Trung Quốc đã đến Iran nhiều ngày sau khi nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế lên nước CộngHòa Hồi Giáo.

Những dự án đó là những bước đi đầy tham vọng của Trung Quốc, thay đổi một nửa trật tự thế giới và gắn chặt hơn vvào quỹ đạo của quốc gia này so với các nước Mỹ và Âu Châu.

Các viên chức Trung Quốc muốn đạt được mục tiêu đó khi 28 vị lãnh đạo quốc gia đến Bắc Kinh vào chủ nhật này để tham dự một diễn đàn kéo dài hai ngày, họ sẽ đàm phán về viễn ảnh Sáng Kiến “ Một vành đai, một con đường”. Đề án trị giá nhiều tỷ đô la và là dự án chính sách đối ngoại của  Tập Cận Bình – một kế hoạch cơ sở hạ tầng kéo dài trên 60 quốc gia và khoảng 1/3 nền kinh tế toàn cầu

Con đường cổ xưa Silk Road đi qua các tuyến thương mại Trung Á và Ấn Độ Dương sẽ được tái tạo. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc gọi đó là cơ hội cho sự hợp tác toàn cầu – những biểu ngữ màu cam treo đường cao tốc Bắc Kinh hứa hẹn “sự thịnh vượng chung” – nhưng nó cũng sẽ lan rộng đầu tư và ảnh hưởng của Trung Quốc đến các nước Á Châu, Âu Châu, và Phi Châu.

Diễn đàn này sẽ cho Tập Cận Bình cơ hội đánh bóng di sản của mình trước khi xếp đặt vị thế lãnh đạo Đảng Cộng Sản vào mùa thu này. Nó cũng cho phép ông ta củng cố Trung Quốc thay đổi địa thế chính trị trong bối cảnh Hoa Kỳ thay đổi chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Donal Trump và những khuynh hướng chống thương mại tự do đang lan tràn khắp Âu Châu

Phương tiện truyền thông chính quyền gọi là dự án Toàn Cầu Hoá 2.0.

Ni Lexiong, giáo sư danh dự ngành Khoa Học Chính Trị và Luật của Đại học Thượng Hải nói, “Tây Phương và Đông Phương đang hoán chuyển vai trò của họ” và “Trung Quốc đang nhận thức như thế.”

Dưới đây là một số chi tiết về sáng kiến Một vành đai, một con đường và các bàn luận của diễn đàn.

Vành đai của ai, đường nào?

Chương trình đã trải qua một số thay đổ tên gọi – từ Đường Vành Đai Kinh Tế Tơ Lụa đến Một vành đai, một con đường. (Các viên chức tránh chữ viết tắt tiếng Anh trong hội nghị thượng đỉnh, có thể đọc BARF, (Belt And Road Forum). Thay vì vậy họ gọi ngắn gọn BRF (Belt and Road Forum) cho Hợp Tác Quốc Tế (International Cooperation).

“Vành đai” là một tuyến đường bộ từ phía tây Trung Quốc qua Trung Á đến Âu Châu. Con “đường” liên kết với Âu Châu bằng đường biển, nối liền Trung Quốc với Đông Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi. Một số nhà phân tích so sánh nó với Kế hoạch Marshall, sáng kiến về cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ khi tái xây dựng lại cho các đồng minh Châu Âu sau Thế chiến II.

Chính quyền Tập đã đưa ra dự án lớn lao này vào năm 2013 để thúc đẩy sự tăng trưởng, giảm công suất thừa trong các ngành công nghiệp như thép, và tăng cường vai trò của Trung Quốc ở nước ngoài. Các viên chức Trung Quốc gọi nó là giải pháp có lợi cho cả khu vực, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển.

Thành tựu của dự án không mấy khả quan sau bốn năm. Một phần của sáng khiến, các đề án cầu và đường rầy xe lữa tách riêng biệt. Không có cơ quan trung tâm nào theo dõi sự tiến bộ.

Một tàu lữa chứa đầy hàng dệt và áo thun phải nuốt chặng đường dài 7.500 dặm từ thị trấn nhà máy Trung Quốc Yiwu đến London, giảm thời gian giao hàng bằng tàu thủy một tuần. Nhưng nó tốn kém hơn và chuyên chở số lượng ít hơn.

Chắc chắn có các nỗ lực gây ra các cuộc biểu tình ở những nơi như Sri Lanka, nơi một số cư dân ở thành phố cảng Hambantota miền nam nói rằng các công ty Trung Quốc chiếm việc làm và đe dọa chủ quyền quốc gia. Pakistan đang gởi 10.000 binh lính để bảo vệ việc xây cất một hành lang kinh tế, trị giá hơn 50 tỷ đô la, từ các cuộc tấn công của quân phiến loạn. Ấn Độ cũng coi dự án này là một thách thức đối với chủ quyền của họ, khi nó cắt qua lãnh thổ mà nước này.

Tom Miller, tác giả của “Giấc Mơ Á Châu của Trung Quốc”, nói. “Trung Quốc sẽ thực sự cố gắng để lấy lòng tin của mọi người”. Đây là một cuốn sách mới xuất bản nói về “New Silk Road”. Diễn đàn này là để “thuyết phục mọi người những gì họ đang làm là giải pháp thắng lợi cả các phía, nó không phải là một thắng lợi gấp đôi cho Trung Quốc.”

Ai đang tham dự diễn đàn?

Hàng trăm viên chức cao cấp và chức sắc có địa vị sẽ triệu tập bên một bờ hồ yên tịnh của Bắc Kinh, gồm có Tổng Thống Nga, Vladimir Putin và Tổng Thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte. Bắc Triều Tiên cũng sẽ phái một phái đoàn, mặc dù mối quan hệ đang không tốt với đồng minh Trung Quốc.

Thủ tướng Ý, Paolo Gentiloni dự kiến sẽ tham dự, một đại diện từ Nhóm 7 Quốc Gia Quốc,việc này là một sự thất vọng cho Trung Quốc. Ngoài ra còn có Matthew Pottinger, một trong những nhà hoạch định chính sách Á Châu của Trump sẽ tham dự với một nhóm nhỏ, những viên chức đứng đầu Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Liên Hiệp Quốc.

Những biểu hiệu màu da cam, da vàng của hội nghị thượng đỉnh dán trên các bến xe buýt Bắc Kinh với dòng chử “quyền lợi hổ tương”. Tuần trước, Văn Phòng Thông Tin Mới của Trung Quốc đã phát hành hơn 250 bài viết về dự án sáng kiến này.

Báo China Daily của chính quyền đã đề cập đến dự án này như một “quỹ đạo mới cho nhân loại”. Nó cũng phát hành một loạt video trong tuần này với một nhà báo người Mỹ kể cho con gái mình câu chuyện khi đi ngũ – về kế hoạch cơ sở hạ tầng.

Hội nghị này thực sự sẽ hoàn thành những gì?

Các nhà phân tích dự đoán không có những bất ngờ lớn lao nào. Họ nói, hầu hết các giao dịch thỏa thuận, đã được viết xong từ trước cũng như nhiều biểu tượng trong Trung Quốc

Các viên chức được mong đợi sẽ nhấn mạnh đến sự toàn cầu hoá mà Xi đứng đầu trong bài diễn văn tháng 1 của mình tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos, Thụy Sỹ. Họ cũng sẽ cố gắng xoa dịu những người tham gia lo lắng về ý định của Trung Quốc và các nước Tây Phương không yên tâm về sự minh bạch và giám sát.

Ví dụ, dự án sẽ giải quyế như thế nào vấn đề tham nhũng ở Trung Á, hay các tiêu chuẩn môi trường ở Lào? Hậu quả ra sao của việc đầu tư vào các vùng đang bị khó khăn vấn đề nhân quyền và nghi ngờác chồ sơ kinh doanh?

Jan Gaspers, người đứng đầu Cơ Quan Chính Sách Âu Châu / Trung Quốc tại Viện Nghiên Cứu Mercator, khoa Nghiên Cứu Trung Quốc tại Bá Linh cho biết: “Hội nghị thượng đỉnh nhằm đáp ứng, đặc biệt là các yêu cầu của phương Tây, cho chủ nghĩa thể chế lớn hơn của toàn bộ dự án”. “Đó là lý do chính đáng để hoài nghi.”

Ai sẽ trả cho con đường Tơ Lụa Mới này? (New Silk Road)

Ngay bây giờ, hầu hết là Trung Quốc

Chính phủ đã thành lập một quỷ 40 tỷ đô la cho con đường “Silk Road” này và các dự án cơ sở hạ tầng của nó. Tiền cũng sẽ đến từ Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Á Châu và Ngân Hàng Phát Triển Mới, một tổ chức của BRICS ở Thượng Hải, một hiệp hội các thị trường mới nổi do Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Theo báo cáo gần đây của Credit Suisse, Trung Quốc có thể đưa các khoản đầu tư lên tới 502 tỷ đô la trong vòng 5 năm tới. Hầu hết tiền quỷ sẽ đổ vào các nước như Nga, Ai Cập, Phi Luật Tân và Ả Rập

Nhiều tài chánh Trung Quốc, các viên chức nhấn mạnh, sẽ đến trong phương thức cho vay. Nhưng việc cho mượn tiền cho các vùng kém ổn định cũng tạo ra những khó khăn mới.

Andrew Polk, giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại Bắc Kinh khoa Cố Vấn Hổn Hợp Toàn Cầu, (Medley Global Advisors), nói: “Nếu dễ dàng để nói, chúng ta sẽ đổ một khoản tiền vào Kazakhstan,” có thể nó đã được thực hiện bởi các giới chức có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Có nguy cơ Trung Quốc tự vượt quá khả năng của mình ở nước ngoài và đã thấy một vài hậu quả này.”

Ngọc Thạch (Theo Los Angeles Times)

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img