Saturday, June 10, 2023
spot_img

Lý do của những ‘chuyến tàu ma’ Bắc Hàn trôi dạt đến Nhật Bản

Business Insider – Giới chức Nhật Bản gần đây phải giải quyết hàng chục chuyến tàu chở xác người chết được cho là từ Bắc Hàn trôi dạt sang, còn được gọi là những ‘chuyến tàu ma’.

Các chuyên gia phân tích cho biết có thể thương vụ đánh cá giữa Trung Quốc và Bắc Hàn chính là nguyên nhân của hiện tượng đau lòng này.

Cảnh sát biển Nhật Bản đã tìm thấy khoảng 50 chiếc tàu mục nát chứa xác chết hoặc xương người, được cho là đến từ Bắc Hàn, dọc theo bờ biển phía Tây từ tháng 11.

Photo Credit: AP

Đài CNN đưa tin, phát ngôn nhân của vùng Akita cho biết họ tìm được một chiếc thuyền gỗ chứa các bộ phận cơ thể con người đang bị phân hủy, trong đó có một xác đang mặc áo khoác có huy hiệu cựu lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Il.

Lý do chính xác đằng sau sự việc này còn chưa được chứng minh rõ ràng. Một chuyên gia đã nói với Business Insider rằng có thể là do tình trạng thiếu lương thực ở Bắc Hàn ngày càng trầm trọng, hoặc có thể là do chỉ tiêu thủy sản hằng năm của ngư dân Bắc Hàn phải đạt được.

Có thể vì Bắc Hàn đã bán quyền khai thác thủy sản ở bờ biển phía Tây cho Trung Quốc để đổi lấy ngoại tệ, buộc ngư dân phải đánh bắt ở bờ biển phía Đông gần Nhật Bản. Những con tàu đánh cá cũ kỹ khó có thể chống chọi lại những cơn sóng dữ mùa này trong năm.

Nguồn tin tình báo ẩn danh của Nam Hàn nói với thông tấn xã Yonhap rằng từ năm ngoái các tàu Trung Quốc được cấp quyền đánh bắt trên vùng biển nằm phía trên Đường Giới hạn phía Bắc (Northen Limit Line) – biên giới Hoàng Hải giữa Bắc và Nam Hàn.

Các thỏa thuận chi tiết trong giao dịch quyền khai thác thủy sản không được tiết lộ.

Theo các quan chức Nam Hàn, chế độ Kim Jong-un đã bán giấy phép đánh cá thông qua trung gian và kiếm được 75 triệu Mỹ kim (57,2 triệu Bảng Anh vào thời điểm đó).

Theo Giáo sư Hazel Smith, một nhà nghiên cứu tại SOAS, sống ở Bắc Hàn từ năm 1998 đến năm 2001, những doanh nghiệp tư nhân đã đứng ra thực hiện thỏa thuận này.

Bà Smith nói với Business Insider rằng: “Doanh nghiệp Bắc Hàn có quy mô khác nhau làm những giao dịch riêng với các công ty Trung Quốc – tất cả đều phải được chính phủ cấp giây phép một phần nào đó. Đánh bắt thủy hải sản chỉ là một trong số các loại hình kinh doanh.

“Trong số đó, rất nhiều người thực hiện hợp đồng bằng miệng nên rất khó chứng minh.”

Bình Nhưỡng nhiều năm khuyến khích người dân đánh bắt thủy hải sản nhiều hơn – thậm chí còn so sánh nó với nghĩa vụ quân sự.

Bài xã luận của hãng thông tấn nhà nước Rodong Sinmun đưa tin vào tháng 11: “Các tàu đánh cá như là những tàu chiến, bảo vệ người dân và quê hương. Cá chính là đạn pháo.”

Photo Credit: AP

Toshimitsu Shigemura, giáo sư tại Đại học Waseda của Nhật Bản, nói với tờ The Washington Post: “Ngư dân thường có một chỉ tiêu và họ từng có thể bán thủy sản sang Trung Quốc. Nhưng với các chế tài mới, họ không thể bán thủy hải sản sang ngoại quốc được nữa. Tuy vậy, chỉ tiêu vẫn còn nên buộc ngư dân phải ra khơi lâu hơn và xa hơn để đánh bắt.”

Bình Nhưỡng khuyến khích đánh bắt cá để đưa thêm nguồn chất đạm vào chế độ ăn uống quốc gia. Mặc dù, điều này thành sự thật hay không còn là một vấn đề khác.

Bà Smith nói: “Chính phủ Bắc Hàn trong 25 năm qua đã cố gắng thúc đẩy sự phát triển của cá nước ngọt vì họ nhận thức được sự quan trọng của chất đạm. Hầu hết người dân bắc Hàn không có đủ chất đạm, nên chính phủ đã phát triển những trang trại cá da trơn lớn.”

Tuy nhiên, bữa ăn người dân cũng chưa được cải thiện vì cá vẫn còn là một mặt hàng “xa xỉ”, ưu tiên xuất khẩu và giao dịch thương mại, cũng như rất ít người dân Bắc Hàn sở hữu tủ lạnh.

“Cá chưa bao giờ là nguồn chất đạm chính cho đa số người dân Bắc Hàn.” Bất kể nhiều ngư dân vươn ra biển lớn nguy hiểm trong cơn tuyệt vọng.

“Người dân bị đói, nhiệt độ mùa đông rét buốt (âm 20 độ C), họ cần thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Họ đang phải chiến đấu với sự nghèo đói.”

“Ngày nay người dân dễ lọt qua bộ máy an ninh hơn 20 năm trước, bởi vì những quan chức này cũng cần kiếm cơm nuôi gia đình. Họ làm ngơ để người dân ra khơi đánh bắt cá và hưởng lại chút lợi nhuận.”

Chiến tranh mạng (cyber warfare): Kinh hoàng, tuy không đổ máu!

Khi được hỏi về những ‘chuyến tàu ma’, bà Smith nói rằng: “Tôi không ngạc nhiên khi tình trạng này xảy ra ngày càng thường xuyên. Điều này chứng tỏ người dân đang rất tuyệt vọng.”

Nam Phố (Theo Business Insider)

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT