Thursday, March 28, 2024

Luật sư Trump đồng tình quyết định TCPV từ chối xử vụ kiện khôi phục cựu TT


(Cali Today Tổng Hợp) – Cựu cố vấn pháp lý cho ông Donald Trump Jenna Ellis vào thứ Hai lên tiếng ủng hộ quyết định của Tối cao Pháp viện từ chối xử vụ kiện tìm cách truất phế Tổng thống Joe Biden và khôi phục cựu Tổng thống.
Vụ kiện Brunson v. Adams cho rằng, các nhà lập pháp đã vi phạm tuyên thệ nhậm chức của họ khi không điều tra can thiệp từ nước ngoài đã lũng đoạn bầu cử gây thiệt hại cho ông Trump.
Căn bản của vụ kiện này là các bị đơn được nêu danh gồm các nhà lập pháp tại Quốc hội, Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, và cựu Phó Tổng thống Mike Pence – người đã bỏ phiếu chứng nhận bầu cử sau khi nhận được yêu cầu hợp lệ từ 154 thành viên Quốc hội điều tra 6 tiểu bang nơi có những câu hỏi về tính hợp lệ về bầu cử.

Vào thứ Hai, Tối cao Pháp viện từ chối xét xử vụ kiện. Ellis lên Twitter bày tỏ ý kiến ngay sau khi Toà thông báo quyết định.

“Đây là một quyết định đúng đắn và được dự báo trước. Tối cao Pháp viện không phải là trọng tài về việc một thành viên Quốc hội làm công việc của mình như thế nào. Đây là một vấn đề không biện minh được,” Ellis ghi trên Twitter. “Tưởng tượng, nếu Dân chủ trong tương lai tìm cách truất phế các thành viên đã không điều tra Trump. Điều này sẽ mở cánh cửa vũ khí hoá thêm.”

Nguyên đơn trong thỉnh nguyện đệ lên Tối cao Pháp viện là Raland Brunson. Vụ kiện tuyên bố gian lận đã làm mất hiệu lực lá phiếu của nguyên đơn bỏ cho Trump vào năm 2020 ở Utah. Vụ kiện trước đây đã bị các tòa cấp dưới bác bỏ vì thiếu quyền tài phán.

Vụ kiện của Brunson nêu danh tất cả 387 nhà lập pháp liên bang đã bỏ phiếu xác nhận kết quả bầu cử của Biden, và yêu cầu tất cả những người này bị phế truất — cùng với Biden và Harris — và bị cấm tái tranh cử.

“Tối cao Pháp viện không có quyền hiến pháp để xét xử hoặc phân xử mọi tranh chấp, chỉ những vấn đề ‘chính đáng’ về mặt pháp lý. Quyền xét xử liên quan đến những hạn chế trong ngành tư pháp thực thi thẩm quyền của mình về một vấn đề. Trong vụ này, hệ thống toà không có quyền hạn hay thẩm quyền để xác định liệu một thành viên Quốc hội có có thực hiện đầy đủ việc giám sát lập pháp hay không,” Ellis giải thích thêm trong thư gởi cho Newsweek.

“Không có yêu cầu hiến pháp về một vấn đề pháp lý rằng các thành viên của Quốc hội phải thực hiện một số cuộc điều tra hoặc giám sát. Đây là vấn đề về chính sách và tuỳ ý. Việc Quốc hội có điều tra hay không điều tra một vấn đề là một câu hỏi chính trị, không phải là một câu hỏi thích hợp cho ngành tư pháp,” luật sư gỉai thích thêm.

Hương Giang (Theo Newsweek)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img