Thursday, March 28, 2024

Luật sư bị xốc nách lôi ra khỏi tòa khi bào chữa LS Trần Vũ Hải

Thảo Vy

(VNTB) – Trung tuần tháng 11/2019, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thực hiện Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 – 2024”. Mục tiêu của dự án là, “hỗ trợ sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam, hòa nhập với sự phát triển của báo chí thế giới, góp phần thực hiện tốt vai trò trong việc xây dựng khát vọng về một Việt Nam hùng cường và vươn cao hơn nữa”.

“Báo chí cách mạng Việt Nam” là cụm từ cho thấy bất chấp chuyện Việt Nam đã tham gia các ký kết FTA, đến nay quyền tự do báo chí ở Việt Nam vẫn chỉ trong phạm vi của ‘cách mạng’; tức báo chí chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng, có nhiệm vụ “Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng”, được ghi ở điều 4, Luật Báo chí.

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra với ‘báo chí cách mạng’, là phải chăng ‘cách mạng đang tự diễn biến’?

Nếu không ‘tự diễn biến’, thì vì sao ‘báo chí cách mạng’ lại đưa tin sơ sài vụ án ‘trốn thuế’ liên quan tới luật sư Trần Vũ Hải tại thành phố Nha Trang, trong khi đó lại có đầy đủ hình ảnh, tình tiết về phiên tòa, cũng như bên lề vụ xét xử của gã giang hồ Ngô Bá Khá (26 tuổi, còn gọi Khá Bảnh) ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh?

Vì sao ‘báo chí cách mạng’ không ‘đeo bám’ vụ em học sinh tuổi khăn quàng đỏ tử vong đầy khó hiểu ở trường Gateway Hà Nội, trong khi đó lại liên tục cập nhật tin tức của giới showbiz như vụ lễ cưới của Ông Cao Thắng – Đông Nhi, hay ly hôn giữa Ngọc Lan – Thanh Bình?.

Có đúng là ‘báo chí cách mạng’ đã thờ ơ chuyện công an – một lực lượng mệnh danh là thanh gươm và lá chắn cho chế độ, khi họ xuống đường biểu tình? Phải chăng ‘báo chí cách mạng’ đã quên mất Đảng luôn nhân danh vì quyền lợi của người lao động, song trớ trêu thay giờ đây báo chí vẫn im lặng đầy khó hiểu trước việc những thân nhân trong vụ 39 người Việt tử nạn ở Anh, đang ngóng trông từng giờ về tin tức bao giờ họ được nhìn mặt người thân vắn số tại quê nhà lần cuối?

Câu trả lời chung nhất ở đây là ban biên tập các tòa soạn ‘báo chí cách mạng’ chỉ được phép đăng những gì nằm trong định hướng hàng tuần của cơ quan tuyên giáo.

Những phóng viên tại các tờ báo vẫn nhận được lệnh ‘đeo bám’, nhưng tin tức gửi về chủ yếu chỉ nằm trong các báo cáo tuần, nhật ký ngày của phóng viên.

“Biết hết, nhưng chưa thể đăng được” là tâm trạng chung của giới biên tập viên.

“Điều 4 của Luật Báo chí yêu cầu chúng tôi phải ‘tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng’. Thế nhưng khi chúng tôi tổ chức cho phóng viên làm rõ các tố cáo của người dân trong vụ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm hồi hơn chục năm trước đây, chúng tôi đã bầm dập, lên bờ xuống ruộng từ đủ cơ quan quản lý nhà nước.

Đỉnh điểm là tờ báo của chúng tôi đã buộc phải câm miệng bằng một quyết định hành chính là tuy vẫn giữ tên tờ báo, nhưng việc sản xuất tờ báo thì thuộc quyền của một tòa soạn khác.

Rõ ràng là chúng tôi đã cố hết sức lôi cổ ra ánh sáng những quan chức đã lợi dụng đường lối, chủ trương của Đảng để lập thành phe nhóm tham nhũng, thế nhưng chúng tôi đã bị dập ngay từ đầu. Đến tận hôm nay, ở vụ Thủ Thiêm, cho thấy các quan chức chóp bu tham nhũng vẫn ung dung rao giảng đạo đức cách mạng qua việc gương mặt của họ xuất hiện tại nhiều sự kiện lễ hội chính trị.

Vụ vườn rau Lộc Hưng với các sai phạm về pháp luật rất rõ ràng từ nhóm quan chức, thế nhưng đồng nghiệp của chúng tôi vẫn không được quyền thực hiện tuyến bài ấy để bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng”.

Một nhà báo từng nằm trong ban biên tập của một tờ báo khá tên tuổi ở Sài Gòn, chia sẻ như trên. Theo ông, ngay cả cách hiểu ‘báo chí cách mạng’ cũng đang được hiểu là cách mạng của phe nhóm quyền lực chính trị, chứ đừng nói chi tới quyền tự do báo chí theo cách hiểu đại chúng.

Tạm kết bài viết này bằng một bản tin ảnh đầy thời sự được phóng viên N.Đ.T gửi về từ phiên tòa ở Nha Trang sáng 14/11/2019, đã được biên tập viên ‘rất tâm tư nhưng chưa dám tự diễn biến’:

Luật sư bị xốc nách lôi ra khỏi tòa khi bào chữa LS Trần Vũ Hải.

Thông báo khẩn về việc tôi bị đuổi ra khỏi tòa trong vụ trốn thuế. Sáng nay khi tôi đang hỏi bị cáo Phương về việc nhờ 05 luật sư, trong đó có luật sư Võ Văn Dũng tham gia bào chữa cho bà và bà có đề nghị HĐXX cấp thông báo cho các luật sư hay không thì ngay lập tức bị chủ tọa mời ra khỏi phòng xử án và khi tôi chẩn bị ra liền bị cảnh sát thành phố Nhà Trang ập đến xốc nách lôi ra khỏi tòa và sau đó kẹp tay, kẹp cổ đưa về phường Phước Tân làm việc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img