Thursday, March 28, 2024

Liệu lòng thù hận ở xã hội Mỹ (hate) có thể được chữa lành?

NAM – Là một tân Phát Xít (neo-Nazi) Tim Zaal đã trải qua thời tuổi trẻ của mình lãnh đạo nhóm thù hận (hate group) chống lại nhóm người đồng tính, người da màu, và người Do Thái. Ở tuổi 17, ông ấy đã bạo hành một thiếu niên đồng tính. Vài thập kỷ sau, ở vị trí đại xứ cho sự khoan dung, Zaal một lần nữa đối mặt với người thiếu niên kia. Bây giờ hai người trở thành bạn thân. Hiện nay với nhiều nhóm hate group hình thành nhắm vào nhóm người nhập cư, người đồng tính và người da màu, Zaal đặt ra vấn đề về việc đâu là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này.

Photo courtesy: European Union Agency for Fundamental Rights

Liệu lòng thù hận ở xã hội Mỹ (hate) có thể được chữa lành? Câu hỏi này được đặt làm trọng tâm trong suốt hai thập kỷ qua của Tim Zaal.

Khi Zaal 17 tuổi, ông và bạn đã đi tìm kiếm một trận chiến đêm ở phía Tây Hollywood. Gần một điểm tụ tập đông đúc, họ đã phát hiện ra một nhóm bạn trẻ và đã đuổi theo một cậu bé đồng tính, vô gia cư, 14 tuổi, vào một con đường hẻm. Thằng bé té vật xuống đường, Zaal đá vào đầu nó bằng chiếc ủng đầy gai và đinh ốc, đánh thằng bé đến bất tỉnh.

Ở lứa tuổi hai mươi, Zaal và 3 đứa bạn khác đã tấn công một cặp người Iran cùng với một đứa bé mà họ tình cờ gặp ở bãi đậu xe ở siêu thị vì lòng thù hận – skinhead attack. Zaal, hiện tại 53 tuổi, thường nói về quá khứ mà ông đã từ bỏ khi ở viện bảo tàng Los Angeles’s Museum of Tolerance, nơi thường tổ chức thảo luận và tìm hiểu về vấn đề kỳ thị chủng tộc và định kiến, bao gồm cả sự kiện Holocaust.

Viện bảo tàng đã thay đổi cuộc đời Zaal một cách bất ngờ.
Khi Zaal gặp Matthew Boger, giám đốc của viện bảo tàng, hai người đã chia sẻ những câu chuyện cuộc đời họ. Mẹ của Boger đã đuổi ông ra khỏi nhà của họ ở miền bắc California khi ông tiết lộ với bà ấy rằng mình đồng tính. Sau một thời gian dài, ông ấy đã xây dựng con đường nghề nghiệp thành công ở vị trí thợ nhuộm tóc trước khi trở thành nhân viên ở viện bảo tàng.

Từ từ qua những dịp trò chuyện, họ nhận ra rằng họ đã gặp nhau ở điểm nào đó trong qua khứ. Boger, bây giờ đã 50 tuổi, là cậu bé đồng tính mà Zaal đã bắt nạt một cách hung bạo vài thập kỷ trước. Sau một thời gian dài hòa giải gặp nhiều khó khăn, họ từ từ trở thành bạn thân như người nhà, theo Boger. Khi người bạn đồng hành qua đời vì ung thư, Zaal là người đầu tiên đến viếng thăm. Boger đã nói trước công chúng “Tôi rất tin tưởng ông ấy.”

Tuy nhiên, Zaal nói rằng ông ấy vẫn vật lộn với sự xấu hổ và tội lỗi khi đã làm tổn thương những người vô tội trong quãng thời gian trẻ của ông ấy. Trong một buổi nói chuyện ở viện bảo tàng, một người khách hỏi, “Matthew đã tha thứ cho ông. Ông trời đã tha thứ cho ông. Nhưng ông đã tha thứ cho bản thân mình chưa?”

Đây là một quá trình còn tiếp tục tiếp diễn, Zaal nói rằng “Điều đó còn phụ thuộc vào mỗi ngày trôi qua tôi cảm giác về việc tha thứ bản thân mình như thế nào”.

Không có một công thức tiếp cận để chữa lành lòng thù hận trong xã hội (hate)
Christian Picciolini là giám đốc của ExitUSA, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên giúp đỡ những người đàn ông và phụ nữ thoát khỏi nhóm thù hận (hate group). “Sức khỏe tinh thần của cộng đồng đang trong tình trạng cấp bách cần được quan tâm và giáo dục” theo Picciolini, người đã trải qua 8 năm trong nhóm tân Phát xít (neo-Nazi) ở Chicago. “Tôi đã trải qua nhiều trường hợp mắc phải vấn đề tâm lý như trầm cảm và tâm thần phân liệt”, theo ông.

Edward Dunbar đồng ý với ý kiến trên. Dunbar là một chuyên gia tâm lý, người đã nghiên cứu về vấn đề thù ghét chủng tộc ở Los Angeles và đã viết nhiều bài có sức ảnh hưởng lớn về vấn đề bạo lực và nhóm thù hận (hate group). Ông ấy đã tư vấn cho nhiều trường hợp phạm tội do lòng thù hận (hate crime).

“Chúng tôi không biết chính xác cần phải làm gì và làm như thế nào với những người này”, ông nói. “Chúng tôi không có cách tiếp cận giống nhau.”

Qua nhiều năm, Dunbar đã điều chỉnh cách tiếp cận của ông cho thích hợp để tư vấn cho những người phạm tội do lòng thù hận (hate crime), bao gồm chuẩn đoán vấn đề tâm lý mà họ mắc phải, tìm hiểu những nguyên nhân đã dẫn đến hành động phạm tội, và giúp đỡ họ xây dựng một kế hoạch thiết thực để chuyển hướng cuộc sống của họ thoát khỏi sự kỳ thị chủng tộc và bạo lực.

Ông bổ sung thêm rằng nhiều người phạm tội mà ông ấy đã tiếp cận đến từ môi trường gia đình có vấn đề khó khăn bất hòa.

“Họ là những đứa trẻ gặp vấn đề phiền muộn, những đứa trẻ không biết mình nên làm gì”, ông nói. “Vấn đề cơ bản của những cá nhân này không hẳn là sự thành kiến. Vấn đề cơ bản là họ có cảm giác thuộc về nhóm người có cuộc sống nghiêng về bạo lực, phản đối xã hội. Đó là nơi mà họ có sự ràng buộc và kết nối.”

“Nếu chúng ta đem đến cho họ những thứ hợp lý để kết nối và chia sẻ, sự kỳ thị chủng tộc có thể bất ngờ không quan trọng với họ nữa”

Khoảng 70% những người liên hệ với ExitUSA là đàn ông và 30% là phụ nữ, Picciolini nói. Họ trong độ tuổi từ 15 đến 50.

“Tôi đã lắng nghe rất nhiều, lắng nghe những lỗ hổng thiếu xót của họ”, ông nói. “Rồi tôi lấp đầy những lỗ hổng đó bằng cách giúp đỡ họ tìm công việc, hoặc xóa hình xăm hoặc chữa trị vấn đề tâm lý.”

Một khi cuộc sống của họ được cải thiện, chủ nghĩa cực đoan của họ sẽ từ từ phai nhòa.

Giống như việc thoát khỏi sự cuồng tín tôn giáo
Kết thúc chương trình ExitUSA và tham gia mạng lưới “cựu học viên”, những người đã rời khỏi nhóm thù hận (hate group) bây giờ trở thành cố vấn. Khoảng 100 thành viên đã kết nối thông qua ExitUSA. Tim Zaal là một trong số đó.

Hiện tại, Zaal đang cố vấn cho “3 cựu skinhead”, 2 người đến từ California và một người ở miền Đông. “Đó là một phần quan trọng khi họ có người để chia sẻ, người có thể hiểu ngôn ngữ và tâm lý của họ”, Zaal nói. “Điều này giống như một cựu thành viên trong nhóm cuồng tín đang giúp đỡ những thành viên hiện tại trong nhóm thoát khỏi sự cuồng tín.”

Zaal nói rằng thời trẻ của ông được bao trùm bởi chủ nghĩa nhóm người da trắng cực đoan (white supremacy). “Mọi thứ điều là kẻ thù, kẻ thù. Giống như một kẻ cuồng tín.”

Ông ấy đã có tình cảm với một phụ nữ, người đã tham gia nhiều vào phong trào skinhead – phong trào thù hận những người khác chủng tộc – và họ có một đứa con trai. “Chúng tôi đã nuôi dạy con trai chúng tôi trong môi trường đó” Zaal nói. Giống như những người đã từng có thái độ kỳ thị chủng tộc khác, gia đình với những đứa trẻ đã làm tôi thức tỉnh.

Zaal nhớ lại ngày mà ông ấy đem đứa con trai của mình lúc đó 2 tuổi đến một tiệm tạp hóa trong xóm. Một người Mỹ gốc Phi bước ngang qua. “Một đứa trẻ ngồi trong xe đẩy siêu thị giống như bao đứa trẻ khác và đứa bé đã chỉ tay và nói, “Nhìn kìa ba, có một vật thể đen bự…”

Người đàn ông lắc đầu trong sự kinh tởm và bước đi. Một người phụ nữ khác đang mua sắm ở cùng gian hàng đã nói với tôi rằng “Làm thế nào mà anh có thể dạy một đứa trẻ ngây thơ những từ ngữ mang tính hận thù như vậy?”

Zaal nói rằng, “Điều này giống như một sự sỉ nhục. Tôi đã cúi gập đầu xuống”
Năm 1966, Zaal đã từ bỏ phong trào đó. Tuy nhiên sau nhiều năm tránh xa khỏi những người da màu, “Tôi đã phải học cách để cảm thấy thoải mái với những người không phải da trắng” ông ta giải thích.

Cuộc đời của ông ấy thay đổi một cách không thể ngờ. Sau khi chia tay với mẹ của con trai ông, ông ta đã hẹn hò với một phụ nữ đến từ Texas, người mà ông ấy không biết rằng bà là người Do Thái.

“Mọi thứ đều diễn ra tuyệt vời và khi tôi đi cùng cô ấy đến nhà thờ, cô ấy đã nhìn tôi và nói, “Em hy vọng rằng anh biết em là người Do Thái. Anh có gặp vấn đề gì về chuyện này không?”
“Điều này đã hoàn toàn thổi bay mọi quan niệm trước đây ra khỏi đầu tôi. Bạn nên biết người đó như thế nào trước, chứ không nên chỉ định kiến” ông ấy nói. Hai vợ chồng vẫn còn sống với nhau tới ngày nay.

Bởi vì đó là một phần công việc của ông ở viện bảo tàng, Zaal nói rằng rất đau đớn và mệt mỏi khi nói về quá khứ của ông, nhưng đó là một cách chuộc tội. Ông ấy nhận ra mục tiêu của mình khi nhìn thấy gương mặt của những học viên. “Đó là phương thuốc khi tôi thấy ánh sáng lóe lên. Điều này rất giá trị.”

(Bài gửi đến Cali Today từ New America Media)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img