Saturday, June 10, 2023
spot_img

Lễ tưởng nhớ lần thứ 53 ngày mất của Tổng thống Ngô Đình Diệm

Cali Today news – Sáng nay ngày 31/10/2016, đông đảo người dân cùng các Cha xứ đã có mặt tại nghĩa trang Lái Thiêu, tức là nghĩa trang số 6 (ấp Đông An, xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) để tiến hành thánh lễ, dâng hoa và thắp hương lên mộ của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu lần thứ 53 tưởng nhớ ngày mất của hai người (1/11/1963- 1/11/2016)….

Người tuổi trẻ trong nước chia sẻ về buổi tưởng nhớ…!

Theo một số nhà hoạt động dân sự, các cha xứ, các Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và một số người dân chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, việc tổ chức ngày cúng giỗ nhân ngày mất của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu trong vài năm qua được cho là hoạt động thường niên, được tổ chức hằng năm. Và sáng nay ngày 31/10/2016, dù bề bộn với công việc gia đình cũng như những biến động trong xã hội Việt Nam ở hiện tại đã tác động đến cuộc sống hằng ngày nhưng mọi người vẫn tranh thủ đến mộ của cố Tổng thống Diệm và bào đệ Nhu từ rất sớm, đúng giờ để tiến hành buổi tưởng nhớ.

tu-1
Qúy cha ở dòng  Chúa Cứu Thế trước mộ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm (Ảnh; Facebook Suong Quynh)

Theo anh Ngà, một thanh niên ở Sài Gòn, sinh sau năm 1975 có tham dự buổi lễ Tưởng nhớ lần thứ 53 ngày mất của Tổng thống Diệm và bào đệ Nhu đã chia sẻ với Cali Today, tiết trời hôm nay không nắng và cũng không mưa, quang cảnh quanh mộ hai Cụ rất ấm cúng, không có sự “can thiệp” quá mức từ phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nói chung.

Ửớc chừng có khoảng hơn 100 người tham dự bao gồm; các cha ở Dòng Chúa Cứu Thế (Kỳ Đồng) như Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Cha Vint Phạm Trung Thành – nguyền bề trên giám tỉnh, Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh…các Thương phế binh VNCH và cùng với số người dân không cùng tôn giáo“. Anh Ngà chia sẻ tiếp:

Hoạt động diễn ra suôn sẻ, không có trở ngại gì từ phía nhà cầm quyền nhưng trong buổi sáng hôm nay họ cho các ban ngành An ninh mặc thường phục lẫn quân phục cùng với Cảnh sát giao thông, Công an địa phương, Dân quân tự vệ và bảo vệ khu phố để tức trực tuần tra trong khu vực nghĩa trang có mộ cụ Ngô Đình Diệm

Trong không khí khói hương ấm cúng, tiếng kinh cầu nguyện được các Cha xứ đọc vang lên càng khiến cho quang cảnh nghĩa trang Lái Thiêu trong một ngày trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết.

Theo Facebooker Tran Bang có đăng một status trên trang Facebook cá nhân có đoạn mô tả ý kiến của một vài người nhận xét về cố Tổng thống Ngô Đình Diệm như sau:

“…Trong buổi Lễ, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh đã cho rằng “Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm là một người Công giáo yêu nước vĩ đại nhất của Việt Nam, Đức cha nhắc lại nhận định của Tổng thống Đài Loan Tưởng Giới Thạch sau cái chết của Ngài năm 1963 rằng ” phải 100 năm sau may ra Việt Nam mới có một người vĩ đại như Tổng thống Ngô Đình Diệm”…

Lm Vicent Phạm Trung Thành cho rằng “Thời gian quan trọng hơn không gian, sẽ đến lúc mọi người biết đến giá trị, những di sản của Ngô Tổng Thống để lại cho Việt Nam”.

Qúy Cha xứ và người dân làm thánh lễ trước  mộ Tổng thống Ngô Đình Diệm (Ảnh; Facebook Suong Quynh)
Qúy Cha xứ và người dân làm thánh lễ trước  mộ Tổng thống Ngô Đình Diệm (Ảnh; Facebook Suong Quynh)

Cảm xúc trong ngày giỗ Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhà giáo Phạm Minh Hoàng, một cựu tù nhân lương tâm đã viết trên Facebook cá nhân có đoạn “Cũng trong dịp này, nhiều bậc trưởng thượng đã nhắc lại ba điều quan trọng nhất mà Ngô Tổng Thống đã thực hiện được là thiết lập nền Đệ nhất Cộng Hòa, định cư cho hơn một triệu đồng bào miền Bắc lánh nạn cộng sản và xây dựng một đất nước tươi đẹp, trở thành niềm mơ ước của các nước quanh vùng; điều mà không phải ai cũng làm được nhất là trong hoàn cảnh non nớt, sơ khaì của nền dân chủ. Mọi người có thể tìm đọc qua các phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower, của Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và Tổng Thống Nam Hàn Lý Thừa Vãn.”… “

Mọi người thay phiên nhau dâng hoa và thắp hương lên mộ cố Tổng thống Diệm và bào đệ Nhu lẫn thân mẫu của hai Cụ rồi cùng cầu nguyện.

Cần phải nói thêm, ngay sau ngày 30/4/1975, cộng sản Việt Nam hoàn toàn cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, chế độ VNCH do cố Tổng thống Diệm là một trong những người đầu tiên đặt nền tảng xây dựng đã sụp đỗ sau 20 năm tồn tại. Ngay sau nắm quyền toàn cõi Việt Nam, những hoạt động liên quan đến VNCH bị cộng sản Việt Nam liệt vào hàng nhạy cảm chính trị, rất nhiều người bị tù tội mà cộng sản Việt Nam gọi là “cải tạo”. Sự sợ hãi bao trùm cho nên biền biệt mấy chục năm thật khó để tổ chức lễ tưởng nhớ ngày mất của cố Tổng thống Diệm một cách công khai như vài năm gần đây. Song hành đó, những người tổ chức lễ phải là những người dũng cảm, bất chấp nguy hiểm và khó khăn do những áp lực nhất định từ phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nói chung đem lại. Anh Ngà là một trong số những người dũng cảm ấy, tuy sinh sau năm 1975 nhưng hằng ngày anh Ngà vẫn nghe ra rả từ “Ngụy” mà những người cộng sản Việt Nam ám chỉ thể chế VNCH và những người phục vụ thể chế VNCH.

Người dân đến tham dự lễ tưởng nhớ lần thứ 53 ngày mất của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm (Ảnh; Facebook Suong Quynh)  
Người dân đến tham dự lễ tưởng nhớ lần thứ 53 ngày mất của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm (Ảnh; Facebook Suong Quynh)

Tôi biết nhà cầm quyền hiện tại cấm tất cả mọi hoạt động liên quan đến VNCH, nhưng họ làm như vậy thì họ lại càng xâm hại trầm trọng đến nhân quyền… Theo luật pháp mà họ ban hành, công dân đã và đang sinh sống tại Việt Nam có thể làm bất cứ điều gì miễn không vi phạm pháp luật và xâm phạm lợi ích Quốc gia. Nghĩa tử là nghĩa tận, những con người một đời đã sống và cống hiến cả một đời cho Quốc gia, cho dân tộc thì chúng ta tri ân họ đó điều cần phải làm.”

Anh Ngà nói rồi đây lịch sử sẽ phơi bày sự thật, hy vọng và đầy niềm tin là thế hệ anh Ngà lẫn các thế hệ mai sau sẽ biết những điều cha ông ngày trước đã làm cho Tổ quốc và Nhân dân trong đó có những người theo thể chế VNCH. Anh Ngà khẳng định những việc làm của mình là đúng nên chẳng sợ một thế lực nào cản ngăn. Anh Ngà nói;

Công việc mà tôi đang làm là đúng hoàn toàn. không sai thì chẳng sợ một thế lực nào cả. Tôi biết họ rất mạnh nhưng họ sách nhiễu và đe dọa cũng sẽ khiến cho tôi và mọi người cứng rắn hơn thôi

May cho mắn cho anh Ngà, những hoạt động hướng về VNCH nói chung và cố Tổng thống Ngô Đình Diệm nói riêng mà anh cùng bạn bè đang sinh hoạt lại được gia đình anh Ngà ủng hộ. Anh Ngà tự hào về gia đình mình khi chia sẻ với Cali Today; 

“Gia đình tôi đã hiểu và đồng hành cùng tôi. Gia đình là cánh tay phải đắc lực nếu không có sự ủng hộ từ phía gia đình thì sẽ chẳng thể làm được những điều đó

Buổi lễ tưởng nhớ lần thứ 53 ngày mất của Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu diễn ra khoảng 10 giờ kém và kết thúc khoảng 11 giờ cùng ngày. Qua buổi tưởng nhớ, anh Ngà thấy đây là một ngày đầy ý nghĩa;

Việc tổ chức tưởng nhớ ngày giỗ Tổng thống Ngô Đình Diệm đó là một cách để tưởng nhớ vì người dân Việt Nam mất đi những người tài và cũng là ngày đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng khi nền đệ nhất VNCH sụp đỗ

Tổng thống Ngô Đình Diệm (1901 – 1963), nguyên là một người làm quan ở triều nhà Nguyễn, Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam và là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam dưới thể chế Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam, là một người có tinh thần tự chủ, tự cường dân tộc. Dưới thời Tổng thống Diệm nền kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của miền Nam Việt Nam được đánh giá là tiến bộ và phát triển vượt bậc. Là một người theo đạo Công giáo nhưng Chính quyền của Tổng thống Diệm không công bố Công giáo là quốc đạo. Tuy vậy, do có một số chính sách chưa đúng trong vấn đề tôn giáo đặc biệt đối với Phật giáo nên đã dẫn đến sự hiềm khích tôn giáo gay gắt trong xã hội miền Nam lúc bấy giờ, dần sau trở thành xung đột dẫn đến khủng hoảng Phật giáo năm 1963. Bên cạnh đó, do sự bất ổn trong chính trị dẫn đến hai lần các lực lượng quân đội tiến hành đảo chính. Lần thứ nhất vào năm 1960, do đại tá Nguyễn Chánh Thị và trung tá Vương Văn Đông tiến hành, cuộc đảo chính này thất bại. Lần thứ hai vào năm 1963, do tướng Dương Văn Minh đứng đầu, cuộc đảo chính thành công và đã giết chết Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu vào ngày 1/11/1963. Cái chết của Tổng thống Diệm kéo theo nền Đệ nhất Cộng hòa mà ông bỏ công xây dựng sụp đỗ theo.

Đánh giá chung, Tổng thống Ngô Đình Diệm là một người yêu nước, có tài. Một trong những câu nói để đời của Tổng thống Diệm; “Tôi không phải là thần thánh, tôi chỉ là một người bình thường, tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc

THIÊN HÀ

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT