Thursday, March 28, 2024

Lao động VN tại Thái: cay đắng và vinh hoa

Cali Today News – Phía trong căn nhà dài bằng gỗ tại Bangkok, có mười người thợ may Việt Nam vật lộn làm việc 18 giờ mỗi ngày cho từng đống áo thun của chủ Thái. Càng nhiều khách đặt hàng thì các người thợ ‘chui’ này càng làm nhiều hơn và các ông chủ càng cần nhiều thợ bất hợp pháp. Dỉ nhiên là càng hối lộ cho cảnh sát Thái nhiều hơn nữa.

Thái Lan và Việt Nam đã ký một bản ghi nhớ (memorandum) cho công nhân nhập cư, nhưng thật sự nó chỉ dành cho công nhân về xây dựng và thuỷ sản.

Hai vợ chồng Toàn miệt mài từ 6 giờ sáng tới nửa đêm, suốt ngày như thế bên chiếc máy may cũ, bàn chân sưng lên do liên tục ấn mãi vào bàn đạp máy may trong khi hai tay lo giữ chặt miếng vải. Mỗi cái áo thun (T Shirt) như vậy họ chỉ được trả có 7 baht (tiền của Thái)[ 35 baht= 1 dollar] nhưng hai vợ chồng phải làm sao có được 600 baht mỗi ngày? Chủ Thái ở đây đồng ý cho họ thức ăn cùng chổ tạm trú.

Thế là anh chồng, mới 27 tuổi đời, cùng vợ phải ở mãi trong cái nơi tạm trú này suốt 7 ngày một tuần. Họ phải làm sao có tiền và cần tiền để hàng tháng phải gữi về quê hương họ VN với số tiền tương đương là 20,000 baht Thái Lan? nào con cái, nào lo cho cha mẹ? Chưa hết, cánh canh trong lòng họ là nỗi lo bị cảnh sát bắt và trục xuất nữa.

Toàn thố lộ: “Ông chủ phải hối lộ cho năm nơi trong chính quyền. Mỗi nơi như vậy đòi ‘ăn” 500 baht cho mỗi đầu người, và nghe ông chủ nói mỗi tháng ông phải chi tới 25,000 baht lo hối lộ.”

Bảy năm trước, Toàn dùng cách du lịch qua Lào để vào làm tại Thái. Anh chỉ mang theo một passport trong người nhưng phải lo 5,000 baht cho một nơi để lọt qua được biên giới.

Người VN có thể ở lại Thái Lan trong 30 ngày nếu không visa. Nên trong ba năm đầu, hàng tháng Toàn phải rời Thái, qua Lào ở vài ngày rồi lại trở về lại Thái…

Cuối cùng vào năm thứ tư, passport hết hạn, anh cũng liều không chạy hàng tháng như vậy nữa, anh ở lại luôn ở Thái không về lại VN.Vợ anh ở nhà cũng đánh bạo tìm qua Thái Lan với anh ba tháng nay. Vợ anh phải qua để cùng chồng kiếm tiền. Sau thời gian hết hạn passport, vợ anh cũng không về lại Việt Nam.

Câu chuyện của Thịnh lại càng ly kỳ hơn. 15 năm trước anh là một công nhân nhập cư trước khi trở thành một một ông chủ đại lý hàng sĩ về áo quần và cũng là cha của 3 đứa con Thái Lan gốc Việt.

Năm 2001 anh mới 36 tuổi, anh rời VN để thoát cải cảnh nghèo túng đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn. Anh làm nhân công ở Nonthaburi một năm thì bị bắt và trục xuất lại VN do thiếu giấy tờ hợp lệ.

Nhưng độ ít tháng sau, anh lại lò mò trở lại Thái, khởi sự một công việc mới hơn khi làm cho một xưởng áo quần nhỏ tại Chaiyaphum chủ là gia đình người vợ hiện nay của anh. Hai năm sau anh đám cưới và ít tháng sau thì cái xưởng may bé nhỏ này đóng cửa do phạm luật. Lý do: 30 người thợ nhập cư bất hợp pháp tại đây bị bắt và bị trục xuất về lại VN.

Hai vợ chồng Thịnh tìm đường tới Bangkok và khởi nghiệp áo quần ngay trong nhà. Trước tiên họ chỉ thuê 8 người VN, trong nhóm 30 người bị trục xuất trước đây. Thịnh giải thích lý do anh thuê lại 8 người này do anh thương họ và muốn giúp đỡ đồng hương của anh.

Anh nói anh cũng lo ‘đút lót” cho 8 nhân viên của chính quyền để mấy đồng hương nói trên tiếp tục làm ở nhà anh dù không có phép.

Nhưng Thịnh thì làm ăn phát đạt và trở thành một chủ tiệm thời trang, một xưởng làm. Anh thuê hai bà con VN trông nom xưởng may cùng kho vải. Xưởng này sản xuất và bán mỗi ngày tới 1,000 bộ áo quần phụ nữ thời trang.

Công ăn việc làm của Thịnh “phất’ lên rất tình cờ nhờ vào vận may nên hiện nay anh sung sướng với sự giàu có đạt được. Thịnh hiện là chủ một căn nhà sang trọng cùng mấy chiếc xe Âu Châu. Anh đã bước vào giai cấp giàu có tại đây, trú ngụ tại trung tâm Bangkok. Thịnh thố lộ, hàng tháng anh gữi về cho cha mẹ tại VN tới 10 ngàn baht. Anh thầm cám ơn nhờ cưới được vợ Thái, anh đang cầm trong tay loại “visa đặc biệt” cám ơn cô vợ Thái mười năm trước đây đã yêu và chịu cưới anh giờ anh là người cư trú hợp lệ tại Thái. Cái quá khứ nghèo khổ trong quá khứ thực sự xa xôi.

Đối với chính quyền Thái, những câu chuyện trên đang trở thành vấn đề. Arak Prommanee, bộ trưởng của Bộ Lao Động và Nhân Dụng cho hay, chính phủ Thái đã cố gắng ngăn chận số lao động bất hợp pháp vào đây. Có hai cách: cho số thợ bất hợp pháp hiện nay ra trình diện, cách thứ 2 là ký với Việt Nam Bản Ghi Nhớ (MoU) như bản ghi nhớ ký ngày 23 tháng Bảy năm ngoái. Nhưng sau này, theo ông Arak chẳng thấy có người công nhân VN nào đi dưới dạng Bản Ghi Nhớ mà hai nước đã ký cả?

Trung Tướng Nattorn Prohsunthorn, Chánh Sở Nhập Cư nhắc lại sở của ông áp dụng mọi biện pháp nghiêm nhặt để hạn chế tình trạng nhân cư nhập lậu vào Thái. Ông tìm nhiều biện pháp để chống lại cách ra và vào lại từng tháng như sau:” nếu một ngưòi di trú liên tục ra vô sáu lần trong 6 tháng chính quyền sẽ nêu danh và cấm chỉ người này vào Thái.”

Tuy nhiên, chính quyền Thái xem chừng khó có biện pháp đầy đủ chống lại chuyện này. Theo một chuyên viên về việc làm và nhập cư như Adisorn Kerdmonkol nói:

“Người Việt đa số làm tìm việc ở khu vực phục vụ, mà lãnh vực này lại đang cần ngưòi VN” Nhưng chính phủ hiện nay lại cấm người nước ngoài làm ở lãnh vực này như bồi bàn, phục vụ khách sạn, hớt tóc …

Nếu có cầu và cung, thì cuối cùng gì số lao động nhập cư và giới chủ Thái cũng tiếp tục công việc bất hợp pháp thôi. Như vậy cách tốt nhất điều chỉnh luật lệ sao cho phù hợp với nhu cầu cho cả giới lao động nhập cư và giới chủ nhân, ngõ hầu chúng ta có thể ghi danh tất cả số nhân công nước ngoài. Nếu chúng ta ghi danh được tất cả số này thì rất dễ cho chính quyền hoạch định cùng theo dõi giới nhập cư này.

Juthathip Lucksanawong / the Nation
dịch thuật: Đinh Hoa Lư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img