Friday, December 1, 2023
spot_img

Lãnh đạo thế giới bất an trước chính sách đối ngoại của ông Trump

Cali Today News – Sau bàng hoàng, bối rối, các nhà lãnh đạo thế giới bắt đầu đối diện với thực tế chiến thắng của ông Donald Trump.

Không hề có kinh nghiệm chính trường hay quân sự, ông Trump gởi tín hiệu đến các đồng minh Hoa Kỳ, sẽ cùng hướng tới điểm chung, không tranh chấp. Trong suốt mùa tranh cử, ông Trump bày tỏ sự ngưỡng mộ Tổng thống Nga Vladimir Putin, nghi ngờ gánh nặng NATO, đề nghị Nhật và Nam Hàn tự phát triển vũ khí hạt nhân.

Một số nhà lãnh đạo độc tài cánh hữu đã ca ngợi vị tỉ phú, ngôi sao giải trí truyền hình đã đắc cử thành tổng thống một quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới. Putin là lãnh đạo đầu tiên gởi lời chúc mừng ông Trump. Mối quan hệ giữa Washington và Moscow trở nên căng thẳng vì mối bất hoà ở Ukraine và Syria, Nga bị cáo buộc đã tấn công mạng vào bầu cử Mỹ.

Trong số những vấn đề gây quan ngại cho các đồng minh Hoa Kỳ là tuyên bố sẽ đẩy lùi thoả thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu, thoả thuận thương mại, tái đàm phán hiệp ước hạt nhân với Tehran của ông Trump.

Bộ trưởng Ngoại giao Javad Zarif thúc giục ông Trump giữ cam kết về thoả thuận Iran, trong khi Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố, kết quả bầu cử Mỹ sẽ không có ảnh hưởng gì đến chính sách của Tehran và hiệp ước hạt nhân với 6 cường quốc trên thế giới không thể bị bãi bỏ chỉ bởi một quốc gia.

Tại Israel, Thủ tướng Benjamin Netanyahu – người có mối quan hệ không mấy mặn mà với Tổng thống Obama – lại hy vọng đạt được tầm cao mới trong quan hệ song phương với Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của ông Trump.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cũng chúc mừng ông Trump nhưng các nhà phân tích lại cho rằng nguyện vọng của người dân nước này chắc chắn bị ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc. Bên cạnh đó, bỏ qua những tuyên bố phân biệt chủng tộc về người Hồi giáo của ông Trump, Tổng thống Ai cập Abdel Fattah al-Sisi hy vọng sự đắc cử của ông trùm bất động sản sẽ thổi một làn gió mới vào mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Lãnh đạo Âu châu tỏ ra nghi ngờ, lo lắng. Đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ, ông Gerard Araud lại dự báo một trật tự thế giới mới. “Sau Brexit và cuộc bầu cử Hoa Kỳ thì mọi thứ đều có thể diễn ra,” ông Araud đăng trên mạng Tweet, “Một thế giới đang sụp đổ trước mắt chúng ta. Choáng váng.” Sau đó, ông Araud tiếp tục đăng, “Một kỷ nguyên chấm dứt, chủ nghĩa tân tự do. Điều gì đem lại thành công này, chúng ta vẫn chưa biết đến.” Cả hai mẩu tweet này sau đó đã được gỡ bỏ.

Tổng thống Francois Hollande cho hay, Pháp muốn đối thoại với ông Trump ngay lập tức để làm rõ những quan điểm của ông ta về vấn đề quốc tế. “Cuộc bầu cử Mỹ lần này mở ra một giai đoạn bất ổn,” ông Hollande thẳng thắn.

Chiến thắng của ông Trump là tiếng vọng từ cuộc trưng cầu dân ý đòi ky khai khỏi khối EU diễn ra ở Anh Quốc hồi tháng 6. Thủ tướnt Anh Theresa May khẳng định, mối quan hệ lâu dài và đặc biệt của hai quốc gia vẫn toàn vẹn.

Tại châu Á, Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình gởi ra một thông điệp ôn hoà, Bắc Kinh và Washington cùng chia sẻ trách nhiệm phát triển toàn cầu và thịnh vượng. “Tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ-Trung, và mong được bắt tay duy trì nguyên tắc không xung đột, không đối đầu, tôn trọng và hợp tác đôi bên cùng có lợi,” ông Tập nhắn gởi ông Trump, ngừi tuyên bố sẽ tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc để ngăn chặn phá giá ngoại tệ.

Nam Hàn bày tỏ hy vọng ông Trump sẽ duy trì chính sách gây áp lực lên Bắc Hàn về vấn đề hạt nhân và thử nghiệm vũ khí hạt nhân như hiện nay. Seoul lo ngại, ông Trump có thể sẽ đưa một đề nghị chưa từng có tiền lệ cho quốc gia cộng sản.

Chính phủ Nhật bày tỏ muốn ông Trump khẳngđịnh mối quan hệ với đồng minh và vai trò của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật.

Hương Giang (Theo Reuters)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img