Lằn Ranh Quốc Cộng-Khi Nào Thì Xóa Bỏ?

0
1587

Đỗ Hùng

Cali Today News – Bài viết này hoàn toàn là nhận định chủ quan của người viết, nó không hẳn là quan điểm của đảng phái, tổ chức mà người viết đang liên hệ cho mục tiêu tồi hậu là Việt Nam phải là một quốc gia thực sự có tự do, dân chủ và độc lập tại Đông Nam Á.

Việt Nam là một quốc gia có lịch sử chính trị phức tạp, được đánh dấu bởi một cuộc đấu tranh dài để giành độc lập từ các thế lực thuộc địa và một cuộc nội chiến tiếp theo. Lằn ranh biên giới giữa Việt Nam Cộng Hòa (Quốc) và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Cộng) là một yếu tố quan trọng của lịch sử tạo thành một khía cạnh đặc trưng của chính trị Việt Nam. Bài viết sẽ nhìn lại mâu thuẫn này bắt đầu từ đâu, những nguyên nhân dẫn đến sự tiếp diễn của nó và liệu nó sẽ được giải quyết hay “xóa bỏ” trong tương lai.

Nguồn gốc của sự chia rẽ giữa Quốc Cộng có từ cuộc đấu tranh giành độc lập khỏi chế độ thuộc địa của Pháp. Vào đầu thế kỷ 20, các nhà trí thức tranh đấu Việt Nam bắt đầu tổ chức và tuyên truyền cho sự tự trị nhiều hơn đối với Pháp. Phan Bội Châu dẫn đầu phong trào dân tộc và đề xuất một giải pháp ôn hòa để giành độc lập. Nhưng khi áp bức của Pháp gia tăng, phong trào dân tộc trở nên mạnh mẽ hơn và cực đoan hơn. Điều này dẫn đến một phe cánh xuất hiện tin rằng độc lập chỉ có thể đạt được bằng cuộc chiến vũ trang. Phe này, do Hồ Chí Minh dẫn đầu, đã dựa vào tư tưởng chủ nghĩa Marx-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1930.

Các yếu tố góp phần vào sự chia rẽ giữa phe Quốc Cộng đã tồn tại trong suốt cuộc đấu tranh dành độc lập chống lại thực dân Pháp và tiếp tục kéo dài vào thời kỳ hậu thuộc địa. Một yếu tố đã góp phần vào sự tiếp tục này là Chiến tranh Lạnh, làm cho chính trị toàn cầu phân cực và củng cố khoảng cách tư tưởng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Chiến tranh Việt Nam gây ra xung đột giữa miền Bắc cộng sản hậu thuẫn bởi Nga và Tàu Cộng, và miền Nam Quốc gia, được hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ. Cuộc chiến kết thúc vào năm 1975 với chiến thắng của miền Bắc và sự thống nhất Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Tuy nhiên, ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc, sự chia rẽ giữa phe Quốc Cộng vẫn tiếp tục. Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát chặt chẽ truyền thông và xã hội dân sự trong khi đàn áp sự phản đối chính trị, ngăn cản các tư tưởng chính trị đối lập. Nhất là đã lừa dối những quân nhân công chức của “bên thua cuộc” vào những trại tù cải tạo đày ải lao động tẩy não trên dưới gần 20 chục năm. Việc xóa bỏ lằn ranh này có thể sớm được xóa bỏ hay không là một câu hỏi khó trả lời. Nhà cầm quyền Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu giảm bớt sự kiểm soát quyền lực thông qua các bước tiến hành tăng cường phong trào dân chủ. Năm 2016, bên thắng cuộc đã đưa ra một bước tiến đáng kể trong việc tăng cường tự do dân sự bằng việc ban hành một luật cho phép thành lập các tổ chức độc lập của công nhân trên giấy tờ. Thực tế có nghiêm chỉnh thi hành không là chuyện khác. Hơn nữa, chính phủ đang tăng cường mối quan hệ với Hoa Kỳ, mở ra nhiều triển vọng hợp tác kinh tế, quân sự và chính trị trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn những chướng ngại vật đáng kể đối với việc nới lỏng chính trị ở Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ quyền lực và không chấp nhận đa đảng hay đối lập chính trị. Ngoài ra, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc đảng với tự do chính trị bị đàn áp, điều này khiến cho các tư tưởng chính trị đối lập khó được phổ biến.

Sự chia rẽ giữa những người Quốc Cộng đã đóng một vai trò quan trọng trong chính trị Việt Nam, tồn tại từ thời kỳ sau thuộc địa cho đến hiện nay. Dù Việt Nam đã có một ít tiến bộ trong việc thúc đẩy tự do chính trị trên giấy tờ như tu chính lại bản Hiến Pháp, nhưng không chắc sự chia rẽ sâu đậm giữa hai phe Quốc Cộng có thể được giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không cho thấy bất kỳ xu hướng hòa giải nào với các quân dân miền Nam sau khi đánh chiếm miền Nam Việt Nam năm 1975. Thay vào đó, họ lựa chọn phương thức “học tập cải tạo” nhằm vào các quan chức, nhân viên quân sự, và các nhà trí thức cũng như những người được cho là có thể đe dọa đến chế độ mới.

Những quân nhân cán chính của bên thua cuộc đã bị đưa vào các “trại cải tạo”, bị cưỡng ép lao động, áp chế tẩy não tư tưởng, và bị hành hạ thể xác. Điều kiện sinh sống tại những trại này thường rất khắc nghiệt, và nhiều người bị giam giữ phải chịu đựng suy dinh dưỡng, bệnh tật, và tra tấn.

Cách đối xử của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các quan chức và nhân viên quân sự miền Nam đã tạo ra căng thẳng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ đã hỗ trợ và là đồng minh với chính phủ miền Nam trong chiến tranh Việt Nam. Trong những năm sau cuộc chiến, Hoa Kỳ đã áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Việt Nam Cộng Sản và duy trì mối quan hệ thù địch.

Cho đến những năm đầu thập niên 1990, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa ra thế giới và tiến hành các bước hòa giải với Hoa Kỳ. Năm 1995, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và Hoa Kỳ đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Việt Nam.

Đánh dấu 48 năm gần nửa thế kỷ sau ngày “bên thắng cuộc” “thống nhất” đất nước Việt Nam thì lằn ranh Quốc Cộng lại càng kẻ đậm hơn, lằn ranh “kỳ thị” này tô đậm đến độ tạo ra sự xung đột ngay trong hàng ngũ của cả hai phe từ quốc nội đến hải ngoại. Vì lằn ranh quá đậm gần nửa thế kỷ sau ngày Saigon thất thủ nên cả hai phe Quốc Cộng hay Cờ Vàng Cờ Đỏ đếu không chấp nhận bất cứ một cuộc “đối thoại” hay trao đổi thương mại nào với nhau dưới bất cứ hình thức nào. Vì vậy, sư xung đột nội bộ của mỗi phe đã đi đến từ bạn, chiến hữu, đồng chí trở thành “tay sai”, “thân Cộng”, “phản Đảng”, “phản động theo Ngụy”. Trong khi Cờ Hoa (Mỹ) và Cờ Đỏ (Việt Cộng)  đã xóa bỏ lằn ranh Cộng Sản-Tư Bản sau khi đã hy sinh 58 ngàn quân nhân Mỹ và gần 2 triệu bộ đội Bắc Việt. Mỉa mai hơn nữa là Cờ Hoa hôm nay đang bán vũ khí, máy bay, tàu thủy và huấn luyện quân sự cho Cờ Đỏ ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, di sản của Chiến tranh Việt Nam và sự chia rẽ giữa hai bên Quốc Cộng vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến chính trị Việt Nam ngày nay. “Bên Thắng Cuộc” đã không có thái độ lẫn hành động hòa giải với “Bên Thua Cuộc”, tất cả những gì liên hệ đến miền Nam Việt Nam trước 1975, từ lá cờ vàng, vụ thảm sát chôn sống người dân vô tội ở Huế trong khi cả nước đang đón Xuân Mậu Thân 1968, việc người dân phải vượt biên vượt biển khiến bao nhiêu oan khiêng chết chóc ngoài biển khơi, hải tạc Thái hãm hiếp phụ nữ Việt. Nhà cầm quyền Việt Nam không muốn đề cập đến và kỳ thị thẳng thừng bất kỳ những ai liên hệ đến chế độ Saigon hoặc là nạn nhân của những thảm nạn do phe Cộng gây ra. Điền hình là một tài tử gốc Việt được giải điện ảnh Oscar lớn nhất của Mỹ, một cô ca sĩ trẻ gốc Việt trong một ban nhạc nổi tiếng thế giới đã bị vùi dập không được nhắc đến trong các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam chỉ vì những nghệ sĩ tài hoa này đã dính líu đến chế độ miền Nam hay là trực tiếp nạn nhân của những thảm cảnh do phe Cộng tạo ra. Phe Cờ Đỏ còn “sợ” ngay cả những bài hát do phe Cờ Vàng sáng tác có bất cứ từ ngữ nào đụng chạm đến “cách mạng mùa Thu” hay vô tình nhắc đến từ ngữ về quân đội miền Nam. Phe Cộng đang có lãnh thổ, quân đội trong tay mà không “dám” hòa giải với Phe Cờ Vàng là “bên thua cuộc” thì làn ranh khó được xóa bỏ dù đã gần nửa thế kỷ sau ngày Saigon sụp đổ. Nhưng cũng phải nói lại là Phe Cộng chỉ “hòa giải” với vài nhân sự bên Phe Cờ Vàng chỉ cho mục tiêu tuyên truyền và lợi nhuận kinh tế cho chế độ và Đảng mà thôi.

Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang có sự chia rẽ có thể ảnh hưởng đến chính sách trong tương lai. Mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa Việt Nam và Trung Cộng có một lịch sử phức tạp với một ngàn năm đô hộ Việt Nam. Phe Cộng đã cố gắng duy trì sự cân bằng trong quan hệ với Trung Cộng và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Cộng đang gia tăng bành trướng khiến cho phe Cộng lo ngại về sự ảnh hưởng của Trung Cộng trong khu vực, nhất là Biển Đông đã bị xâm chiếm.

Phe Cộng phải xây dựng những liên minh mạnh mẽ với các nước phương Tây, chẳng hạn như Hoa Kỳ, để tạo ra một chính sách đối ngoại bền vững không quá phụ thuộc vào Trung Cộng. Tuy nhiên, để thực hiện điều này, Việt Nam cần thay đổi lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như cam kết với các nguyên tắc dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Việc này có thể giúp giảm căng thẳng trong khu vực và thúc đẩy sự ổn định và an ninh nhiều hơn. Phe Cộng thân Tây Phương thân Mỹ và nhất là đã trưc tiếp được huấn luyện quân sự ngay tại Hoa Kỳ cần phải có hành động cụ thể đề Tổ Quốc Việt Nam không bị học lại bài học lịch sử của một ngàn năm đô hộ giặc Tàu. Quy luật đào thải tự nhiên bởi công luận, dư luận, tẩy chay, bất hợp tác từ người dân, tín đồ, đạo hữu áp dụng triệt để trong chính trị và tôn giáo. Do đó, không cần phải có những cảnh tượng các phe nhóm cùng một màu cờ phải lên tiếng đấu đá lẫn nhau, một sư ông hay linh mục không cần phải chỉ trích tôn giáo bạn. Thực tế, thời gian và kết quả công việc tự động sàn lọc những phần tử hay đoàn thể phản dân hại nước, lưu manh chính trị cho bản thân phe nhóm.

Gần nửa thế kỷ lưu vong khắp thế giới tự do, khối người Việt tỵ nạn cộng sản đã trở thành một lực đáng kể không những về kinh tế, mà còn cả về chính trị ngay tại các quốc gia đang cư ngụ. Các tài năng chất xám của khối người Việt hải ngoại đã đóng góp và ảnh hưởng trược tiếp đến văn hóa, kỹ thuật, xã hội của các quốc gia tự do. Riêng tại Hoa Kỳ, thành phần hậu duệ của phe cờ vàng đã, đang và sẽ tràn ngập trong các cơ quan quyền lực chính trị từ thành phố đến các cơ quan hành pháp, tư pháp, lập pháp. Các ông Tổng Thống Mỹ như Obama, Trump biết gì về Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng để nhắn gởi cho phe cờ đỏ là quốc gia Việt Nam phải noi gương tổ tiên đừng để Tàu Cộng đô hộ, nếu không có cố vấn từ các nhân viên cao cấp của hậu duệ cờ vàng làm việc trong tòa Bạch Ốc. Các quân nhân Không Quân, Hải Quân của Quân Đội Nhân Dân làm sao có thể được huấn luyện thông thạo về máy bay drone và tàu chiến nếu không có sự giúp đỡ của hậu duệ cờ vàng cùng với quân đội Hoa Kỳ. Các chức vụ dân cử quan trọng của Hoa Kỳ có hậu duệ cờ vàng nắm giữ và sức mạnh kinh tế lẫn chính trị của người Việt hải ngoại mà phe cờ đỏ gọi là “Việt Kiều” có khả năng làm cho các chính trị gia bản xứ được đắc cử vào những chức vụ quan trọng.

Vì vậy, sức mạnh kinh tế, chính trị của khối người Việt lưu vong là một vũ khí rất mạnh cho các vận động quốc tế, các thay đổi quyền lực chính trị, và một lực trí tuệ chất xám có thể làm quốc gia Việt Nam trở thành con rồng thực sự tại Đông Nam Á. Trước tháng 4 năm 1975, quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã là một con rồng kiêu hãnh, chỉ e dè Nhật Bản thôi. Sau khi phe cờ đỏ thôn tính thì Việt Nam bây giờ đang lùi sau cả những tiều nhược quốc láng giềng. Chưa nói đến nạn buôn bán lao động, cô dâu, phải chịu tủi nhục cho phụ nữ Việt và bị chết oan uổng trong các hầm xe tải bít bùng. Chắc chắn là nếu miền Nam là bên thắng cuộc thì không bao giờ có cảnh nhục nhã cho dân tộc Việt như trên và làm gì có cảnh vượt biên vượt biển. Trong chiến tranh Việt Nam, phe cờ vàng đã thực sự hòa giải với phe cờ đỏ qua chiến dịch Chiêu Hồi, những người phương Bắc đã được bỏ qua hết khác biệt chính kiến và một số còn được chánh phủ miền Nam cất nhắc vào những vai trò quan trọng trong cơ cấu chánh quyền.

Để có thể thật sự “xóa bỏ” lằn ranh Quốc Cộng, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ còn lại hai sự lựa chọn sau đây:

  1. Tổ chức một cuộc bầu cử tự do có quan sát viên quốc tế tham dự để bảo đảm các luật lệ bầu cử, tranh cử được tôn trọng và minh bạch để quốc dân Việt Nam thực sự bầu chọn một chánh phủ mà họ tin tưởng. Đây là con đường nhanh nhất, không đổ máu xương của các phe nhóm và tạo được một chuyển tiếp chánh quyền hữu hiệu để quản trị dất nước.

Nếu không chấp nhận lựa chọn số 1 này thì diễn biến chính trị sẽ qua lựa chọn số 2 là:

  • Lực của người Việt hải ngoại trên thế giới với sức mạnh đáng kể về kinh tế, chính trị, văn hóa, kỹ thuật, bang giao quốc tế hợp tác với lực quốc nội không chấp nhận làm tay sai Trung Cộng tại Việt Nam từ trong lẫn ngoài Bắc Bộ Phủ sẽ hành động đúng lúc coup d’état để gìn giữ an ninh cho một cuộc bầu cử hầu chuyển giao cho một chính phủ được quốc dân bầu chọn.

Hy vọng phe Cộng bên thắng cuộc cân nhắc kỹ để không phải học lại bài học lịch sử cận đại của biến cố 1 tháng 11 năm 1963 tại miền Nam Việt Nam, sự sụp đổ của chế độ Marcos Phi Luật Tân, sự giải tán của Liên Bang Số Viết. Tình hình và những biến động kinh tế, xã hội, chính trị của thế kỷ 21 này không còn và không phải là thế kỷ 20 nữa. Phe cờ đỏ cần khôn ngoan để đặt quyền lợi của Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam trên cá nhân, đảng phái thì dất nước Việt Nam mới trở thành Phượng Hoàng và Con Rồng Đồng Nam Á. Đầu rắn Trung Cộng không còn hiệu quả như xưa và Con Ó Hoa Kỳ đang có những vũ khí mà phe cờ đỏ thừa biết là có thể đập tan đầu rắn từ trứng nước. Đuôi rắn Việt Nam sẽ không còn chỗ cựa quậy.

Chọn lựa số 1 sẽ nhanh chóng đưa quốc gia Việt Nam trở lại vị trí hàng đầu của Đông Nam Á, thật sự một hòn ngọc Viễn Đông với tất cả sức mạnh trên mọi phương diện của người Việt trong và ngoài nước. Đất nước sẽ có được sự tiếp sức của các chất xám trí tuệ, khả năng kinh nghiệm của một đội ngũ hùng mạnh chuyên môn cao cấp của thế hệ trẻ ở hải ngoại trực tiếp góp sức cho một Việt Nam cường thịnh.

Chọn lựa số 2 sẽ phải tiếp nhận bài học lịch sử không mấy tốt đẹp và bị trì hoãn sự phát triển của đất nước không cần thiết, tốn thêm xương máu vô ích cho công cuộc phục hưng dất nước. Chọn lựa này sẽ tạo một giăng lưới rộng lớn cho lực quốc nội đá trái banh “coup” dễ dàng hơn. Đá trái banh này sẽ chưa cần đến các chuyên gia Tiến Sĩ, Luật Sư, Bác Sĩ, Kỹ Sư.

Thể kỷ 21 này chắc chắn Việt Nam phải thành Rồng từ Phượng Hoàng và một trong hai sự lựa chọn của nhà cầm quyền Việt Nam phải xảy ra cho lằn ranh Quốc-Cộng thực sự được xóa bỏ để quốc dân Việt Nam quyết định một quốc hiệu, quốc kỳ, quốc ca, thủ đô cho một quốc gia Việt Nam thực sự có độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc vì có một chính phủ chính quyền do chính quốc dân chọn lựa. Thời gian không còn lâu cho phe cờ đỏ. Mong lắm thay.

Đỗ Hùng