Cali Today News – Cuộc đụng độ Mỹ – Nga vì Nga xâm lăng Ukraine coi bộ khó do vấn đề Ukraine không phải là thành viên NATO, thứ nữa TT Obama không bao giờ tự ý làm ra một cuộc chiến tranh nào nữa ngoại trừ các nước lân cận với Ukraine bao gồm thành viên NATO: Poland, Romania, Slovakia, Hungary kèm thêm các nước bên bờ Baltic như Lithuania, Latvia, và Estonia cùng thêm các nước phía bắc của Nga.
Nếu các nước trên cùng giúp Ukraine và tự dấy lên cuộc chiến chống lại Nga, dĩ nhiên NATO phải có trách nhiệm nhúng tay vào. Có thể chuyện này trở thành thật nếu Nga xâm lăng vào những nước kể trên. Chúng ta học kinh nghiệm từ Thế Chiến I, cuộc chiến vĩ đại “đẫm máu” nhưng khởi đầu là những lý do nhỏ nhặt cũng từ Đông Âu phát xuất ra cả.
Xin lập lại, Hoa kỳ và Nga thật ra chẳng muốn thổi bùng cho to chuyện từ Ukraine. Nhưng chuyện gì xảy ra khi họ bị buộc phải lâm vào cuộc chiến???
Nếu bạn hỏi câu này trong thời Chiến Tranh Lạnh thì nó sẽ giống trường hợp hai con Godzilla đánh với King Kong hay Người Dơi đánh với Siêu nhân vậy. Siêu cường nào sẽ chiếm ưu thế sau cuộc chiến? Nga không còn là một Liên Bang Sô Viết nữa, tuy thế quân đội Nga không ngừng cải tiến kỹ thuật kể từ năm 1991 cho đến nay.
Ngang đây chúng ta hãy nhìn con số tiêu phí quốc phòng giữa Mỹ và Nga từ khi chấm dứt Chiến Tranh Lạnh. Mỹ tốn phí nhiều hơn Nga về chi tiêu quân sự. Nói thế không nghĩa là Mỹ sẽ thắng Nga dễ dàng hay đoan chắc chiến thắng vinh quang mau lẹ. Hãy nhớ lại Napoleon và Hitler những bài học cay đắng với Nga; Nga sẽ hi sinh cho cuộc chiến thắng ít nhất ngay trên sân nhà họ. Nói thế, thì cuộc chiến giữa Mỹ Nga sẽ ra sao?
Sau đây là vài kịch bản từ kinh khủng nhất cho đến “chỉ đáng sợ” thôi:
KỊCH BẢN I: TRẬN THƯ HÙNG NGUYÊN TỬ CUỐI CÙNG (nuclear armageddon)
[armageddon: trong Tân Ước : là trận chiến cuối cùng giữa thiện và ác trước ngày Phán Xét. hay cuộc chiến đầy “kịch tính” hủy diệt thế giới và con người.]
Dù cho sau Chiến Tranh Lạnh đôi bên có sự tài giảm vũ khí nguyên tử. Nga và Mỹ dĩ nhiên còn hàng chục ngàn đầu đạn nguyên tử trong tình trạng “sẵn sàng”.
Theo báo cáo toàn bộ kho vũ khí đa đầu liên lục địa của Mỹ (ICBMs) hiện nay gồm 448 chiếc nhắm toàn bộ vào diện tích nước Nga. Hàng trăm loại tương đương của Nga cũng huớng đáp trả Mỹ như trên.
Toàn bộ thì Mỹ có khoảng 7,700 đầu đạn hạt nhân, gồm 1950 đầu đạn phóng từ hệ thống ICBM, tàu ngầm, phi cơ, cộng thêm hàng ngàn loại nhỏ hay đang chờ tháo dỡ, nguồn tin này do Hiệp Hội Khoa Học gia Mỹ công bố. Về đầu đạn hạt nhân Nga có nhiều hơn Mỹ một ít, tổng cộng 8,500 đầu, nhưng số hoạt động tức khắc thì ít hơn Mỹ một ít; gồm 1,800 đầu có thể hoạt động ngay. Trung Cộng có 250 đầu ít hơn Pháp (300) và nhiều hơn Anh một ít (225).
Rõ ràng cuộc chiến hạt nhân giữa Nga và Mỹ đôi bên chắc chắn sẽ là hủy diệt lẫn nhau. Hi vọng đôi bên còn đủ sức kềm chế.
KỊCH BẢN 2: CUỘC CHIẾN TOÀN DIỆN TẠI ĐÔNG ÂU
ĐÂY LÀ kịch bản II chưa bao giờ có trong Chiến Tranh Lạnh. Giờ đây, nếu kịch bản I xảy ra (trận thư hùng Hạt nhân) sẽ biến đổi bộ mặt hiện nay. Cứ cho giả thuyết này “xảy ra”, đó là trận thư hùng Mỹ- Nga bùng nổ từ Ukraine, các lực lượng NATO sẽ bổ sung cho Mỹ quân số, tàu chiến cùng phi cơ chiến đấu. Khác với tình hình tại Á Châu- Thái bình Dương một nơi sức mạnh Mỹ đang kềm được Trung Cộng, NATO chắc chắn sẽ bổ sung cho Mỹ các liên minh quân sự mạnh mẽ đặc biệt dùng cho cuộc chiến với Liên bang Nga.
Điều năng động nhất đối với Nga là lợi thế gần nhà đến nỗi hải quân Nga thuờng gọi Crimea là quê của họ, và đội quân Nga rõ ràng thì sát nách cửa ngõ của Ukraine rồi, chỉ bước qua ranh giói là đến thôi. Mỹ và Liên minh NATO làm sao vây Nga vào phút ban đầu. Với sự rõ ràng trên thế giới hiện tại, Mỹ có 598 cơ sở quân sự trên 40 nước, kèm theo 4461 căn cứ tại Mỹ và nhượng địa của Mỹ.
Cùng theo đó Mỹ có căn cứ lớn tại Đức, cơ sở lắp ráp quân sự lớn tại Qatar và đảo san hô Diego Garcia phía nam Nga, cùng tại Nhật và Nam Hàn tại huớng đông của Nga. Liên Minh NATO Pháp và Anh lại gần hơn nữa.
Điều quan trọng cho vấn đề này, NATO có nhiều căn cứ bao vây Nga tại phía tây và tại Thổ nhĩ Kỳ từ Hắc hải đối với Ukraine. Còn Nga thì sao? “họ có mặt tại CUBA” chỉ là một trạm chứ không phải là một căn cứ và Nga có một căn cứ tại Tartus, Syria, Nói cách khác ” họ không có căn cứ nào ngoài Liên Bang Sô Viết trước đây”, theo giáo sư Mark Galeotti đại học New York nói với báo Washington Post.
Nga có khoảng 845,000 quân nhân hiện dịch, thêm 2.5 triệu dự bị. Galeotti nhấn mạnh thêm “đạo quân này tương đối mạnh ” tuy không ngang tầm với Mỹ, Anh và Đức nhưng khá hơn thời kỳ 1990″. Quân đội Nga, quan trọng nhất lực luọng đặc biệt Spetsnaz “có sức mạnh có thể dẫm nát các nước láng giềng nhỏ, nhưng chưa đủ sức đương cự với NATO. Cũng không có khả năng đánh bại được Trung Cộng .” Galeotti còn mạnh mẽ coi khinh Hạm đội Hắc Hải đang đóng tại Crimea hiện nay:
“Là một lực lượng chiến đấu, nó không phải dùng để gây ấn tượng. Lực lượng hải quân này căn bản dùng để đánh các tàu khác, do vậy chỉ dùng cho hải chiến thôi. Phải bảo cho Moscow biết rằng, các chiến hạm có hỏa tiễn dẫn đường đang đến độ ‘già nua’ rồi. Số lớn tàu chống tàu ngầm cũng đã rất quá hạn; một tàu khu trục và hai hộ tống hạm còn linh hoạt; vài tàu đổ bộ; 1 tàu ngầm tấn công chạy bằng dầu cặn. Rõ ràng đây không đáng là một sức mạnh đáng kể. Ngay sức mạnh hải quân của Ý hiện tại cũng đủ sức diệt nó”.(Washington Post)
Hoa Kỳ hiện có 1.4 triệu quân hiện dịch và 850 ngàn quân dự bị nhưng không vì thế mà quăng tất cả vào 1 trận thư hùng sống mái với Nga. Mỹ phải có quân để trấn giữ 598 căn cứ hiện nay và bảo vệ nước Mỹ nữa chứ. Lực Lượng Đáp Trả của NATO *( NATO RESPONSE FORCES – NRF ), có thể nhận lấy trách nhiệm đối đầu với Nga đầu tiên. Họ hiện có 13 ngàn quân ứng chiến và hàng ngàn quân dự bị. Sau đây là kịch bản diễn tả cuộc đáp trả đầu tiên của NATO khi “game chơi” phát xuất lúc đầu:
Nếu Nga có thuận lợi ở mặt biển do Sevastopol là hải cảng gần nhà thì NATO và Mỹ phải có sức mạnh nào đuổi được hải quân Nga. Hoa kỳ phải có mặt mạnh trên không, bao gồm sức mạnh của radar và hỏa tiễn cùng các trang bị điện tử hết sức tối tân, trong lúc không quân Nga cũng không thua kém gì về sức mạnh của họ trong một cuộc không chiến theo kiểu cổ điển.
Nhưng bàn về không chiến cổ điển theo nhà phân tích quốc phòng Nga, Ruslan Pukhov thì “từ trước đến nay Nga vẫn theo sau Mỹ về không quân” từ những thua sút này, Sô Viết và Nga từng tập trung đầu tư về sức mạnh phòng không đó là sự ra đời của các hỏa tiễn S300 và S400 tối tân nhất trên thế giới hiện nay. Pukhov cho tiếp “đây là trận võ đài” “nếu bạn yếu tay phải bạn phải bù thêm cho tay trái. Các nhà chiến lược Nga đã từng đầu tư rất mạnh cho hệ thống phát triển lực lượng phòng không rồi.
Chúng ta không thể nói cuộc chiến Nga Mỹ không thể kết thúc bằng một trận hòa mà là cuộc chiến đẫm máu. Siêu cường quân sự của thế giới đánh giá lực lượng quân sự Mỹ là siêu cường hiện nay có mặt khắp nơi trên thế giới, nếu không kể NATO thì lực lượng Nga có thể đứng hàng HAI. Nếu chúng ta đọc vào danh bảng quân sự hiện tại thì Mỹ hơn Nga nhiều thứ tuy thế nga cũng vượt trội về chiến xa, pháo binh cùng mìn chiến tranh.
Vẫn còn “con bài’ để chơi tiếp; chúng ta thấy từ 2010, Mỹ và Nga đều tăng cường hợp tác kể cả thao dượt quân sự. Khác với thời Soviet và cả thập niên 1990, các chỉ huy quân sự Nga Mỹ hai bên đều biết “tẩy nhau” về chuẩn bị quân sự cùng cả chiến lược đôi bên. Liên hệ hai bên đã tiến triển tốt đẹp cho đến hôm 3/3/2014 mới bị đóng khung lại.
Phó Đô Đốc Mark C. Montgomery giám đốc EUCOM cho rằng “cố gắng hợp tác đôi bên vẫn còn tiến triển mạnh mẽ”, Thao dượt hải quân coi bộ khá sâu mức độ hợp tác về kỹ thuật, còn hợp tác thao dượt trên bộ còn sơ khai, càng về sau càng nhiều phức tạp hơn.
CHIẾN TRANH ỦY THÁC
Chiến tranh uỷ thác là gì? chiến tranh uỷ thác (expoxy war) là expoxy war cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc ,khi dùng các nước nhỏ đánh thay, nhưng họ không trực tiếp nhúng tay vào.
Thật ra Nga và Mỹ từ lâu đã có những cuộc chiến tranh uỷ thác (hay uỷ nhiệm) này rồi. Hai trận chiến tranh ủy nhiệm trong lịch sử làViệt Nam và A phú Hãn. Trong kịch bản chiến tranh ủy nhiệm tiếp theo này, Mỹ phải viện trợ cho Ukraine để chống lại chiến binh Nga, làm sao đẩy họ ra khỏi Ukraine. Hoặc Mỹ và NATO cùng đứng đằng sau quân Ukraine, trong lúc Nga cấp tiền cho lực lượng ly khai thân Nga.
Nga từng giúp Bắc VN đánh lại quân Mỹ tại Đông Nam Á trước đây, và Mỹ từng giúp Mujahideen đánh bại quân Sôviet tại A phú Hãn. Nếu kịch bản này tái tục, thì Ukraine sẽ là chiến trường mới, và là một tin xấu cho đội quân đang trú đóng tại đó.
Còn lợi điểm vẫn là Mỹ.
Peter Weber là nhà biên soạn thâm niên của tờ the Week.com. Tốt nghiêp đại học Northwestern, làm việc cho tờ NY Times Magazine. Ông nói được tiếng Tây Ban Nha & Ý; hiên ngụ tại Austin Texas
bản dịch của Đinh Hoa Lư