Monday, December 4, 2023
spot_img

Không được phép tước đoạt Hoàng Sa ra khỏi máu thịt người Việt Nam

Vietnam – Cali Today News – Điểm hẹn lại lên, những năm gần đây cứ đến ngày tưởng niệm Hoàng Sa, Trường Sa là lực lượng Công an, An ninh và lực lượng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) nói chung ở một số địa phương lại tung lực lượng đến canh cửa hoặc bám gót theo dõi các nhà hoạt động xã hội. Nhân tưởng niệm 44 năm (19/01/1974- 19/01/2018) ngày quần đảo Hoàng Sa bị mất về tay Trung Cộng năm nay 2018 cũng vậy. Hành động này khiến cho các nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam thêm phần bất mãn, người dân ít nhiều bị tác động mất niềm tin với nhà cầm quyền…

Không được phép tước đoạt Hoàng Sa ra khỏi máu thịt người Việt Nam

Không chỉ có ý nghĩa là con số thời gian mà 44 năm còn là một nỗi đau lịch sử, ghi nhận ngày quần đảo Hoàng Sa thân yêu đất mẹ Việt Nam bị tiếng súng tội ác của Trung Cộng chiếm đoạt (19/01/1974- 19/01/2018), là nỗi đau của dân tộc Việt Năm khi chừng ấy năm vẫn chưa đòi lại phần lãnh thổ thiêng liêng đã bị mất để mẹ Việt Nam được vẹn toàn và 74 chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã anh dũng hy sinh trong trận chiến vì Tổ quốc Việt Nam nhưng cho đến hôm nay vẫn chưa được nhà cầm quyền CSVN vinh danh.

Cũng nhân ngày 19/01/2018, Cali Today đón đọc một status được đăng trên trang Facebook Cỏ Lau Bạch Mã (không rõ tên thật của tác giả) với nội dung chứa đựng đầy nỗi xúc động: “44 năm trước, vào ngày 19/01/1974, Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa…Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào buổi sáng chào cờ sau đó ít ngày, toàn thể thầy cô và học sinh đã mặc niệm, tưởng nhớ, ghi ơn các chiến sỹ Hải quân VNCH đã anh dũng hy sinh trong trận quyết chiến với Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa…Giọng thầy Hiệu trưởng trầm hùng vang lên: “Trung Cộng đã đánh cướp Hoàng Sa của chúng ta. 74 Người con đất Việt đã anh dũng nằm xuống… Chúng ta thề trước xương máu và oai linh các anh, chúng ta phải giành lại Hoàng Sa…”.Giờ ra chơi hôm đó, bọn con trai chúng tôi ngồi quanh lại với nhau. Thằng thì nói lớn lên tao đi Hải Quân, Thằng đòi đi Không Quân… để sau này lấy lại Hoàng Sa…Sau biến cố lớn, chúng tôi mỗi đứa một đường. Ước nguyện bị chôn vùi theo năm tháng…44 năm trôi qua, Hoàng Sa vẫn mất vào tay giặc…Lời hứa thiêng liêng đó chỉ còn mang theo về suối vàng…Bao giờ ta lấy lại Hoàng Sa?”

Một số người dân Sài Gòn thắp nhang tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa 19011974 tại tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo (ảnh; Facebook Ngo Thu)

Phải. 44 năm Hoàng Sa vẫn còn mất vào tay giặc. Việt Nam bây giờ không còn phân chia Bắc- Nam, cũng không còn VNCH kể từ sau ngày 30/04/1975, nay đã đổi tên thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hoàng Sa không chỉ đau về nỗi đau đã mất mà còn đau hơn hết thẩy là người dân Việt Nam ngày nay đang dần quên lãng ngày 19/01 năm xưa.

Có người chia sẻ với Cali Today rằng, chỉ cần còn một người dân Việt Nam còn nhắc đến Hoàng Sa là Hoàng Sa vẫn còn với đất mẹ Việt Nam chứ không hề mất đi. Đành rằng Hoàng Sa vẫn còn đó nhưng chẳng lẽ chỉ là lời nói, là nỗi nhớ thầm lặng để đem về suối vàng thôi sao? Người dân Việt Nam còn làm được gì hơn thế nữa? Một buổi tưởng niệm thắp nhang công khai ở các tượng đài, thả hoa trắng xuống dòng nước thì không ít lần bị lực lượng công an, an ninh, dư luận viên bắt bớ, giật biểu ngữ, đánh phá và ngăn chặn người đi tưởng niệm, nhảy múa rồi mở nhạc inh ỏi nơi công cộng để phá rối không khí oai nghiêm của buổi tưởng niệm. Mục đích của sự phá rối, ngăn cản này là gì ?

“Mục đích sâu xa của sự việc là họ sợ người dân tụ tập đông người để thực hiện những quyền căn bản của con người. Một nguyên nhân sâu xa nữa là sợ hãi người dân sẽ qua đó làm một cuộc cách mạng. Thường thì càng mục thì càng lo sợ người dân lật đổ nên họ sẽ ngăn chúng ta giống như muốn ngăn hiểm họa của sự sụp đổ chế độ.”- Chia sẻ của Fcebook Lê Mỹ Hạnh với Cali Today: “Điều nữa, vì  những ngày này thường chỉ có những người có tư tưởng đấu tranh cho sự công bằng của xã hội mới có những tiếng nói và hành động để kêu gọi sự thức tỉnh của đại đa số người dân trên đất nước này. Họ là những ngọn lửa cần phải dập tắt. Tôi nghĩ như vậy”

Facebook Anton Tuấn chia sẻ ý kiến cá nhân với Cali Today:

“Kẻ đã cướp biển đảo của Tổ quốc mà còn gọi là bạn “4 tốt 16 chữa vàng” thì có cái gì mà họ không dám làm, họ sợ mất lòng Trung Cộng nên mới có thái độ như vậy, điều đó dễ hiểu”

Công bình mà nói, ngày tưởng niệm Hoàng Sa 2018 năm nay lực lượng Công an, An ninh chìm nổi và lực lượng cầm quyền CSVN nói chung có tung lực lượng để canh cửa, theo dõi một số nhà hoạt động xã hội ở các địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn…tuy nhiên, thái độ ôn hòa hơn mọi năm trước, ghi nhận chung là không có cảnh giật biểu ngữ, đánh đập hoặc bắt bớ người đi tưởng niệm.

Hai an ninh thường phục ở Đà Nẵng cỡi xe máy đi theo dõi nhà hoạt động Lê Trung Hiếu (ảnh; Facebook Hiếu Trung Lê)

“Họ làm như vậy chỉ làm cho người dân càng đánh mất niềm tin đối với họ mà thôi”- Ý kiến cá nhân của Facebook Anton Tuấn.

Facebook Lê Mỹ Hạnh, hành động ngăn cản người dân đi tưởng niệm là thể hiện việc tước đi quyền tự do tối thiểu nhất của con người.

“Đối với cá nhân tôi, là một người dân thì thấy chính quyền đang cố tình tạo áp lực, gây rối đối với cuộc sống nhất là đời sống tâm linh của người dân. Chúng ta đã bị tước đi quyền tự do tối thiểu nhất của con người”

Cũng nhân ngày tưởng niệm Hoàng Sa 2018 năm nay, trong số hàng trăm tờ báo Việt Nam có một vài tờ đưa tin về cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 ví dụ như tờ báo Tuổi trẻ viết về “Nhật Tảo, Chiến hạm bi hùng”.

Tưởng niệm những anh linh đã hy sinh vì Tổ quốc là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống tốt đẹp bao đời của dân tộc Việt Nam, mọi hành vi ngăn cản đáng phải lên án và nó còn gây mất niềm tin của người dân. Hoàng Sa dù đang là nỗi đau nhưng nó vẫn mãi là của đất mẹ Việt Nam, không ai được phép tước đoạt nó ra khỏi máu thịt của người dân Việt Nam./.

QUÊ HƯƠNG

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img