Monday, March 20, 2023
spot_img

Khám phá mới nhất về bản đồ Trung Hoa trong vùng tranh chấp Biển Đông

Cali Today News – Tuyên bố đòi hỏi chủ quyền mơ hồ của Bắc Kinh bao trùm 80% Biển Đông làm chồng chéo chủ quyền của Phi, Đài Loan, Mã Lai và Việt Nam đã bị một phanh phui mới nhất từ một sử gia VN là TS Trần Đức Anh Sơn giám đốc Viện Kinh tế Xã hội tại Đà Nẵng trong lúc ông Sơn vừa có chuyến thăm Đại Học Yale, Hoa Kỳ.

Trước đây TS Sơn đã có nhiều chuyến thăm thư viện Yale và thư viện QH Hoa Kỳ nhằm thu thập chứng cớ về chủ quyền VN đối với Trường Sa và Hoàng Sa, hai quần đảo thuộc Biển Đông.

Theo tò Tuổi Trẻ tại Sài Gòn, TS Sơn đã thu thập được hai bộ sưu tập chứng liệu mới nhất trong đó có vẽ lãnh thổ Trung Hoa từ triều đại Nhà Thanh vào thế kỷ 17 và 18. Bộ thứ nhất gồm 200 bản có tên “Bản Đồ Càn Long 13 Hàng ” có ghi năm 1760.

Những bản đồ cổ này vẽ ra chi tiết về lãnh thổ của Trung Hoa dưới thời Vua Càn Long (1735-1796). Địa phận kéo dài từ đất liền Trung Hoa ra tới hải đảo có bao quanh là nước, nhưng trong này không có bản đồ nào cho chi tiết về Nansha và Xisha hay Trường Sa và Hoàng Sa vào thời này.

Một chi tiết trong tập bản đồ cổ này có chi tiết cực nam của lãnh thổ Trung Hoa thời này là đảo Hải Nam mà thôi.

TS Sơn còn thu thập được trong bộ sưu tập cổ đồ 2 tại thư viện QH Hoa Kỳ có tên là “Atlas von China” hay “Tập bản đồ của Trung Hoa”. Bộ này có 2 phần, ấn tống vào năm 1885 tại nhà in tên là Dietrich Reimer có trụ sở tại Bá Linh, Đức quốc.

Có điều khác thường tại sao một nhà in Đức lại in bản đồ Trung Hoa vào thế kỷ 19 nhưng chúng ta có thể hiểu do liên hệ Trung -Đức được chính thức thành lập lại vào năm 1861. Thêm vào đó, Đức có tham gia vào lực lượng Tây phuơng như Anh và Pháp chia nhau khu vực ảnh hưởng lên Trung Hoa thời đó. Các toán quân của Đức cũng tham gia chinh phạt phong trào Nghĩa Hoà Đoàn trong khoảng 1899-1901 những năm nằm trong thời gian 100 năm sỉ nhục của Trung Hoa.

Trong bộ sưu tập 2 còn có 16 trang miêu tả bằng tiếng Đức và 55 bản in màu, bản đồ đầy đủ Bắc Kinh từ địa lý tới phân chia hành chính gồm 26 quận dưới thời Hoàng Đế Quang Tự.

Điều lý thú khám phá ra, trong bản đồ thứ nhất của Bộ Bản Đồ Trung Hoa “Atlas von China” trọn vẹn nhất trong thời gian này vẫn cho thấy điểm cực nam vẫn là đảo Hải Nam.

TS Sơn kết luận rằng từ bản đồ Trung Hoa thời phong kiến nhà Thanh cho đến thời Cộng Hoà tất cả đều cho biết một điều rất giống nhau, đảo Hải Nam là điểm cực nam của Trung Hoa mà thôi.

Ông Sơn còn kiếm thêm nhiều chứng cớ riêng lẽ khác, bản đồ do chính phủ Trung Hoa in từ thế kỷ 19 cho 1930 không có tấm nào có ghi Hoàng Sa và Trường Sa cả.

Tim Daiss /nhà phân tích địa lý và phóng viên báo Forbes Hoa Kỳ

bản dịch của Đinh hoa Lư

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT