Friday, March 29, 2024

Kêu đàn em giết người, thượng úy cảnh sát giao thông bị truy tố tội “Cố ý gây thương tích”

Cali Today News – Do người vi phạm giao thông cự cãi, thượng úy Phạm Sỹ Hoài Như gọi đàn em đến đánh nạn nhân đến chết. Qua nhiều phiên xét xử, mới đây Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sài Gòn đã truy tố Như bằng tội “Cố ý gây thương tích” chứ không phải mưu trong vụ “Giết người”.

Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sài Gòn đã hoàn tất hồ sơ, chuyển sang cho Tòa án nhân dân để xét xử đối với: Phạm Sỹ Hoài Như (sinh năm 1980, thượng úy Cảnh sát giao thông quận Tân Bình); Nguyễn Minh Chung (sinh năm 1991, ngụ quận Tân Phú); Ngô Thành Vương (sinh năm 1996, ngụ quận Tân Bình); Trần Đức Vững (sinh năm 1996, quên Quảng Ngãi) và Phạm Thanh Kim Hạnh (sinh năm 1997, quê Đắk Nông). Tất cả những người này đều truy tố theo tội “Cố ý gây thương tích”. Tuy nhiên, do nạn nhân đã bị tử vong nên có tình tiết tăng nặng là “gây thương tích dẫn đến chết người”.

tu 1
Phạm Sỹ Hoài Như- kẻ chủ mưu chỉ bị truy tố “cố ý gây thương tích”. Ảnh: Người Lao Động

 

Đây là một vụ án gây bất bình cho xã hội, vì cảnh sát giao thông lại hành xử như một tên du côn cộm cán, kêu gọi đàn em đến đánh chết người vi phạm giao thông chỉ vì người này dám cự cãi với mình.

Sau khi nạn nhân chết, thượng úy Như đã tìm đến những người đánh chết nạn nhân để buộc họ phải khai sai sự thật. Bù lại, những người này sẽ được Như cho tiền. Tuy nhiên, thượng úy Như vẫn được chế độ CSVN ưu ái chỉ bị xử vì tội “Cố ý gây thương tích”.

Theo cáo trạng, vào tối ngày 25/6/2014, ông Nguyễn Văn Chín (ngụ quận Gò Vấp) sau khi đã có uống bia, ông chạy xe về nhà. Đến giao lộ Tân Kỳ-Tân Quý (quận Tân Bình) ông gặp phải tổ tuần tra giao ông (trong đó có thượng úy Phạm Sỹ Hoài Như) yêu cầu phải dừng xe lại để đo nồng độ cồn. Thay vì chấp hành, ông Chín đã cự cãi và không chịu ký vào biên bản vi phạm do công an lập.

Thấy ông Chín coi thường, lại có những lời lẽ xúc phạm mình, Như liền gọi điện thoại cho Nguyễn Minh Chung, người vừa mới ra tù tới để “xử” ông Chín. Sau khi nhận được lệnh từ Như, Chung liền gọi điện thoại cho đàn em của mình là: Hạnh, Vương, Vững đến để đánh ông Chín theo lệnh.

Khi đến nơi, qua mô tả, nhóm của Chung nhận diện được khuôn mặt của ông Chín. Sau đó, nhóm này dụ ông Chín vào chỗ vắng người, cùng nhau đánh đập liên hồi khiến ông này gục xuống. Sau đó, nhóm của Chung mới bỏ đi.

Về phần ông Chín, ông phải cố lết đến toán cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ và được họ đưa đi bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, những cú ra đòn quá hiểm đã khiến ông tử vong vào ngày hôm sau. Kết quả từ bệnh viện là bị đánh đến vỡ ruột non, thức ăn tràn vào đường thở gây ra cái chết cho ông.

Phạm Sỹ Hoài Như sau đó bị khai trừ ra khỏi đảng CSVN, bị tước danh hiệu công an và bị bắt giam. Tuy nhiên, sau 3 tháng giam giữ, Như được tại ngoại hầu tra. Lý do mà phía công an cho Như tại ngoại rất “nhân đạo xã hội chủ nghĩa” vì đã từng là “chiến sỹ công an nhân dân và phạm tội lần đầu”.

Trong rất nhiều phiên tòa, Như một mực bác bỏ toàn bộ những cáo buộc của Viện kiểm sát nhân dân. Như khẳng định mình không hề gọi điện thoại để kêu Chung cùng đàn em đến đánh chết ông Chín. Mà chỉ là kêu đến đưa ông Chín về vì ông quá say (?)

Trong khi đó, những người như: Chung, Hạnh, Vững, Vương khi ra trước tòa đều khai rằng, trước khi ra đầu thú với công an, Như đã tìm gặp họ và bắt họ phải khai báo sai sự thật để được Như cho tiền.

Bất chấp yêu cầu từ phía gia đình nạn nhân phải xử Như cùng đồng bọn với tội “Giết người”, phía Viện kiểm sát chỉ truy tố Như theo tội “gây thương tích”. Bằng cách bao che lộ liễu, dư luận hết sức bất bình và phẫn nộ. Công lý không có ở Việt Nam một khi vụ án liên quan đến công an hay cán bộ đảng viên chính quyền.

Người Quan Sát

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img