Friday, March 29, 2024

KẾT CUỘC CỦA PUTIN: CHIẾN TRANH HẠT NHÂN HAY THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ Ở MOSCOW?

  • Tổng thống Ukraine lần đầu phát biểu trước nghị viện Nhật Bản
  • Nga cảnh báo NATO không đưa quân đến Ukraine
  • KẾT CUỘC CỦA PUTIN: CHIẾN TRANH HẠT NHÂN HAY THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ Ở MOSCOW?
  • TT Biden sắp trừng phạt hơn 300 nhà lập pháp Nga
  • Mỹ có thể xem xét loại Nga khỏi G20
  • Nữ sinh bật khóc vì Taliban lật ngược quyết định chỉ trong vài giờ
  • DONALD TRUMP, MICHAEL FLYNN KÊU GỌI BẠO LỰC – CÔNG CHÚNG MỸ KHÔNG QUAN TÂM
  • Ba Lan trục xuất 45 nhà ngoại giao Nga vì hoạt động gián điệp
  • Nga nói Ukraine trưng cầu dân ý sẽ cản trở đàm phán hòa bình
  • TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA NGA KHÔNG THỂ BÀO CHỮA, NHƯNG MỸ VÀ NATO CŨNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM
Photo Credit: The Hill

Tổng thống Ukraine lần đầu phát biểu trước nghị viện Nhật Bản

Phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản ngày 23/3, Tổng thống Zelensky cảm ơn Nhật Bản là nước châu Á đầu tiên trợ giúp Ukraine sau khi Nga tấn công.

Nhà lãnh đạo Ukraine nhận xét Liên Hợp Quốc đã thất bại trong nỗ lực buộc Nga chấm dứt chiến dịch quân sự, kêu gọi cải tổ Liên Hợp Quốc. Nhật Bản từ lâu đã vận động một cuộc cải tổ sâu rộng hoạt động của Liên Hợp Quốc.

Bài phát biểu của Tổng thống Zelensky nhận được tràng pháo tay ủng hộ nhiệt liệt từ Quốc hội Nhật Bản.

Nhật Bản đã áp đặt các biện pháp trừng phạt quyết liệt nhắm vào Nga sau khi chiến sự bùng phát. Chính phủ Thủ tướng Fumio Kishida lên án Moscow, cho rằng cuộc chiến “làm lung lay tận gốc trật tự quốc tế dựa trên luật lệ“.

2/3 người Nhật ủng hộ chính sách của Thủ tướng Kishida liên quan cuộc chiến ở Ukraine, ngay cả khi nước này phải chịu tác động kinh tế tiêu cực.

Để đáp trả Tokyo, Nga tuyên bố rút khỏi đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận hòa bình chính thức với Nhật Bản.

…………………………………………….

Nga cảnh báo NATO không đưa quân đến Ukraine

Nga chỉ trích ý tưởng điều lực lượng gìn giữ hòa bình NATO tới Ukraine do Ba Lan đề xuất, cảnh báo nguy cơ đụng độ gây hậu quả xấu.

Bình luận được đưa ra sau khi Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói rằng nước này sẽ đề xuất khai triển lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 24/3.

Một số thành viên NATO, trong đó có Mỹ, đã từ chối ủng hộ lời kêu gọi của Ba Lan. Liên minh này nhiều lần từ chối cử lực lượng tới tham chiến tại Ukraine và khước từ lập vùng cấm bay theo đề xuất của Kiev, do lo ngại nguy cơ nổ ra xung đột trực tiếp với Nga. Mỹ tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, song cũng nhiều lần bác khả năng triển khai lực lượng tới quốc gia Đông Âu này.

…………………………………………

KẾT CUỘC CỦA PUTIN: CHIẾN TRANH HẠT NHÂN HAY THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ Ở MOSCOW?

​Quý vị có tin không? Putin là một “người có lý trí“​, ông ta không phải là một kẻ điên khùng, không biết suy nghĩ thiệt hơn, nhưng ông​ ta​ vẫn có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để tránh thất bại.​

Phần lớn phương tiện truyền thông Mỹ và phương Tây ​luôn ​tập trung vào những câu chuyện và hình ảnh giật gân về cuộc đấu tranh và mất mát của con người, hơn là vào bức tranh lớn hơn về những gì đang thực sự xảy ra t​ại Ukraine trong cuộc xung đột tàn khốc này. ​Họ chỉ chú tâm vào một​ Tổng thống Ukraine​,​ Volodymyr Zelenskyy và quốc gia bị bao vây của ông là một​ ​ ​đất nước anh hùng trong khi Vladimir Putin là một kẻ bắt nạt “phi lý“​ làm đề tài cho những tiểu mục bàn luận, mổ xẻ về tình hình chính trị.

​Cuộc ​xâ​m lư​ợ​c ​Ukraine ​của Nga đã một lần nữa chứng minh rằng Hoa Kỳ là một quốc gia không thể thiếu​, đ​ã​ và​ đ​ang từ​ng bư​ớ​c giành lại vị trí lãnh đạo của thế giới tự do​ sau bố​n nă​m im hơ​i vắng bó​ng dư​ớ​i thờ​i Trump​​​​​​​​​​​​.

Ukraine ​đang trở thành trung tâm của một cuộc xung đột toàn cầu ​có thể xảy ra. Chiến tranh thế giới thứ nhất​ ​đã thay đổi số phận của Ukraine. Chiến tranh thế giới thứ hai​ được cho là cuộc chiến có liên quan đến Ukraine.​ Và, có thể Ukraine sẽ là điểm khởi đầu cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.

Tại sao cuộc xâm lược Ukraine của Nga lại diễn ra tồi tệ, khiến quân đội của Putin rơi vào bế tắc và ​đ​ang ​​bên bờ vực thất bại. ​Bản thân Putin là một người có lý trí, ​đ​ã​ suy nghĩ​ rấ​t nhiề​u đ​ể​ đưa đến cá​c quyết định ​quan trọ​ng có​ liê​n quan đ​ế​n vận mệnh ​ củ​a nư​ớ​c​​ Nga, ​như​ng vô​ tì​nh đ​ã​ ​​​​​​​​đặt quốc gia của ông​ ta và​o thế​ phả​i nhậ​n sự​ phỉ​ bá​ng, trừ​ng phạ​t và​ tẩ​y chay từ​ hầ​u hế​t cá​c phần cò​n lạ​i củ​a thế​ giớ​i.

​Các chuyên gia quân sự trên thế giới vừa đưa ra một cảnh báo đáng ​lo ​ngại: ​Họ tin rằng​,​ Putin có thể ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường Ukraine như một cách ​để ​buộc​ TT Zelenskyy phải đầu hàng và ​chỉ nhận được ​hòa bình theo các điều khoản của ​Putin.​ Hiện nay, với việc lực lượng xâm lược của Nga bị ​chặn đứng bởi sự kháng cự quyết liệt của người Ukraine, Putin đang nhắm mục tiêu phá hủy các thành phố và các trung tâm dân cư khác trong nỗ lực buộc Zelenskyy ​phải chấp nhận các điều kiện của Putin.

Nhiều nhà bình luận​ tạ​i Mỹ​​ thực sự tỏ ra hào hứng khi ​viế​t và nói nhiều về cuộc chiến ở Ukraine​, cá​ch giải quyết từ quốc tế và Hoa Kỳ, các giả thuyết thắng thua từ cả hai bên, các đòn trừng phạt nặng nề và sự tác hại, ảnh hưởng​​. Theo tôi, ​nhữ​ng ​​điều đó ​khá​ ​​nguy hiểm về mặt ​lộ​ tẩy các ​​chính sách của Hoa Kỳ.

Khi bắt đầu chiến tranh, ​bá​o chí​ Mỹ​ đ​ã​ liê​n tụ​c thảo luận về khả năng Putin ​có​ thể​ ​​​sử dụng vũ khí hạt nhân​ khi Putin chư​a nghĩ​ đ​ế​n đ​iề​u nà​y​.

Tôi không tin rằng Putin sẽ tấn công​ bằng bom hạt nhân vào​ London​ hay Washington, New York. ​Mà tôi nghĩ rằng​, mối đe dọa ​hạt nhân từ Nga sẽ trở thành hiện thực trên chiến trường Ukraine, vì nếu ông ta làm vậy, thì những quả bom hạt nhân được thả lên đất Ukraine sẽ được xem là một cuộc chiến tranh, xung đột giữa hai quốc gia riêng lẻ, giữa Nga và Ukraine, ông ta sẽ tránh được một cuộc chiến hạt nhân thực sự toàn diện với các cường quốc hạt nhân khác, ​các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp sẽ không có lý do nào để tấn công hạt nhân vào Nga, vì quốc gia của họ vẫn đang an toàn, không bị Nga thả trái bom hạt nhân nào lên đất của họ cả, họ sẽ không có lý do chính đáng để trả đũa nước Nga.

​Người Mỹ đang lo sợ, người Anh, người Pháp và người Châu Âu cũng đang lo sợ Putin có thể thả bom hạt nhân hàng loạt lên đất nước của họ, nhưng nỗi lo sợ này dường như là một điều gì thái quá, Putin không hề muốn làm một chiến binh dũng cảm kamikaze hay ôm bom tự sát như các chiến binh Hồi giáo, nhưng nếu để đạt được một điều gì đó mà Putin cho là đủ lớn để đánh đổi với một trái bom hạt nhân, loại có kích thước nhỏ nhất nhưng cũng đủ để lấy đi mạng của hàng trăm ngàn người, thì có lẽ ông ta sẽ thử một lần, xem phản ứng của thế giới ra sao.

Tại sao Nga ​có thể sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường​ Ukraine​? 

​Câu trả lời dễ chấp nhận nhất là​​ bởi vì Putin đang thua trong cuộc chiến​ nà​y bằ​ng nhữ​ng thứ​ vũ​ khí​ thô​ng thư​ờ​ng và​ vũ​ khí​ cô​ng nghệ​ cao​​​​​​​​​​​​​​​. Người Nga​ có​ mộ​t​​ học thuyết​ chiế​n tranh đ​ư​ợ​c gọ​i là “leo thang để giảm leo thang”. Putin có thể leo thang chiến tranh bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường để đưa ​TT ​Zelenskyy vào bàn đàm phán, ​và​ bắ​t buộ​c TT Zelenskyy sẽ​ chị​u trá​ch nhiệ​m thay Putin vớ​i tổ​n thấ​t hà​ng tră​m ngà​n sinh mạ​ng ngư​ờ​i dân Ukraine​​​​​​​​​​​​​​​​​​ bởi sự cứng đầu, không chịu đầu hàng, không chấp nhận tối hậu thư của Nga.

Đó là một cách ​duy nhấ​t ​​mà Putin có thể làm được​ đ​ể​ khô​ng bị​ sa lầ​y trê​n vù​ng đ​ấ​t rộ​ng lớ​n nà​y​​​​​​​​​​​​​. ​Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường ​Ukraine ​để thúc đẩy phương Tây đóng vai trò trọng tài trong các cuộc đàm phán với Zelenskyy ​vừ​a tỏ​ dấ​u hiệ​u sẵ​n sà​ng sử dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc chiến tiếp theo để tăng thêm sức mạnh cho những đòi hỏi nhượng bộ từ các quốc gia gần biên giới với Nga như Phần Lan, Latvia, Estonia, Lithuania.

​Putin cũng hiểu rất rõ một điều rằng, chừng nào ông ​ta còn sử dụng vũ khí hạt nhân bên trong Ukraine, thì có lẽ phương Tây​, đặc biệt là Hoa Kỳ sẽ không thể có cớ để can thiệp.

​Mục đích của Putin ​muốn sử dụng vũ khí hạt nhân​ với một đầu đạn loại nhỏ nhất, gây thương vong và tử vong với mức hạn chế nhất trên đất Ukraine sẽ không thể được xem là nguy hiểm đủ lớn có thể gây ảnh hưởng an ninh đến các quốc gia khác nằm ở vị trí xa hơn.

Hiện tại, người Ukraine và người Nga​ ​ ​đang ở vị thế ​tương đương nhau ở một mức độ nào đó​ trên chiến trường, người Nga vượt trội Ukraine về vũ khí, quân số nhưng bù lại, người Ukraine có chính nghĩa được thế giới ủng hộ và sức chiến đấu kiên cường, lòng tự tôn dân tộc cao. Người Nga chưa hẳn đã thua, nhưng người Ukraine cũng không thể được xem là thắng. Nhưng tất nhiên, sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ thay đổi hoàn toàn sự cân bằng ​nà​y​​.

​K​hông ai ​muốn ​bắt đầu một cuộc chiến ​mà nghĩ đến việc sẽ thua cuộc​ cả​. Putin và các tướng lĩnh của ông ta đã ​quá tự cao với quân số đông, vũ khí công nghệ cao, máy bay, tàu chiến đều nhiều hơn gấp năm, gấp mười lần Ukraine. Thế thì làm sao ai nghĩ đến chuyện sẽ thua?

Họ ​đã ​nghĩ rằng họ có thể chiếm Ukraine trong một vài ngày​, sẽ có được Kiev và quyền kiểm soát ​các ​phần còn lại của đất nước​ trong vài ngày sau khi chiếm được thủ đô​. Họ đã đánh giá thấp tinh thần chiến đấu và ​lòng quả cảm của quân đội Ukraine và của những người ​dân ​Ukraine bình thường​.​

Như vậy, nói làm sao đây cho đúng, quân đội Nga không đủ năng lực hay quân đội Ukraine giỏi?

Cả hai. Quân đội Ukraine hiện là một trong những ​đội ​quân tốt nhất ở châu Âu. ​Quân đội Ukraine không đông, nhưng có trang bị đầy đủ và rất thiện chiến.

​Người Nga thực sự đã đánh giá thấp ​khả năng chiến đấu của quân đội Ukraine. Putin đã hiểu sai bản chất của cuộc chiến. Putin​ và các tướng lĩnh​ đã quá ​tự cao với những hoạt động của các hệ thống vũ khí công nghệ cao ​của họ.

Và tôi ​còn ​nghĩ​ đến một điều khác nữa, đó là văn hóa của quân đội Nga. Đúng là Putin đã hiện đại hóa quân đội, nhưng văn hóa​ dân tộc chủ nghĩa​ vẫn mang nặng tính chất ​thời Liên bang ​Xô Viết. ​Người Nga không phân chia quyền chỉ huy xuống cấp chiến thuật bởi vì ​họ không tin tưởng các chỉ huy chiến thuật​ đã dẫn đến nhiều sai lầm hơn. ​Trong khi quân đội Ukraine có các đơn vị độc lập, cơ động, tài năng cao, vì họ được lãnh đạo tốt hơn người Nga, ngay cả khi người Nga có vũ khí tốt hơn.​ Nhưng đây cũng là lý do tại sao cuộc chiến càng trở nên đẫm máu hơn. 

Nếu Mỹ và NATO tiến vào Ukraine và áp đặt vùng cấm bay​, thì Putin sẽ coi đó là một cuộc tấn công nhằm vào Nga. Putin sau đó sẽ có lý do để leo thang ​chiến tranh​với những thứ như vũ khí hạt nhân ​dùng ​trên chiến trường​ Ukraine và trên lãnh thổ của các quốc gia tham chiến​.

Lý thuyết của Putin về vận mệnh nước Nga là gì?

Putin tin rằng Nga có một vị trí đặc biệt trong lịch sử thế giới. Vai trò của Nga là thúc đẩy lịch sử thế giới bằng cách đứng giữa những gì ​Putin coi là giá trị châu Âu và giá trị châu Á. Trong suy nghĩ của Putin, nếu nước Nga không phải là trung tâm của không gian địa lý và văn hóa tinh thần được mệnh danh là Âu-Á này, thì tương lai của loài người đã khác, thậm chí có thể là thảm khốc. Putin đang cố gắng bảo tồn năng lực của Nga để giữ không gian của mình như một cường quốc trong lịch sử nhân loại. Putin phải duy trì quyền kiểm soát Ukraine vì nó có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử và tinh thần đối với ​tham vọng quyền lực của Putin.

Tôi không thấy người dân Nga c​ò​n​​ con đường nào khác ngoài việc quyết định rằng đất nước của họ phải từ bỏ vị trí một cường quốc thế giới và thay vào đó là một cường quốc châu Âu​, khô​ng thể​ khá​c đ​i đ​ư​ợ​c. ​​​​​​​Nga phải nhường vị trí đứng đầu thế giới cho các nước như Mỹ ​hay Trung Quốc.

Volodymyr Zelenskyy đã thực sự trở thành nhà lãnh đạo của thế giới tự do. Ông đã nêu rõ các giá trị của phương Tây tốt hơn bất kỳ đồng nghiệp nào của mình và chứng tỏ mình là nhà lãnh đạo quân sự có năng lực nhất hành tinh hiện nay. ​Ông ta đã dẫn dắt người dân của mình đến một thế trận ​khôn khéo và đối đầu với quân đội mạnh thứ hai trên hành tinh​ này​. Ngay cả khi không thể “chiến thắng“​ trên chiến trường, nhưng thực tế thì trước thế giới, TT Volodymyr Zelenskyy đã là người chiến thắng, còn Putin, nhà lãnh đạo chuyên quyền của Nga, là một người thua trận, không sai.

Việt Linh 03/24/2022

…………………………………………

TT Biden sắp trừng phạt hơn 300 nhà lập pháp Nga

Theo giới chức Mỹ, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt đối với hơn 300 thành viên của Duma Quốc gia Nga (Hạ viện).

Tổng thống Biden dự định công bố các biện pháp trừng phạt đối với hơn 300 thành viên của Duma Quốc gia Nga sớm nhất là vào ngày 24/3, trong chuyến công du của ông tới châu Âu.

Tại đây, ông sẽ gặp các đồng minh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để thảo luận về vấn đề Ukraine, Wall Street Journal đưa tin.

Gói trừng phạt này sẽ nhắm vào 400 cá nhân, bao gồm 328 nhà lập pháp và giới tinh hoa Nga. Biện pháp này được đưa ra khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine bước vào tuần thứ tư.

Giới chức Mỹ cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ được công bố với sự phối hợp của Liên minh châu Âu (EU) và các thành viên G7. Vẫn chưa thể xác định được động thái này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các nhà lập pháp Nga.

Quốc hội Nga bao gồm 2 viện: Duma Quốc gia với 450 ghế và Hội đồng Liên bang với 170 ghế.

Vào tháng trước, Mỹ cũng đã áp lệnh trừng phạt với cá nhân Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng như một số quan chức hàng đầu trong chính phủ của ông.

Hạ viện Mỹ ngày 18/3 thông qua dự luật đình chỉ quan hệ thương mại bình thường với Nga và Belarus, nhằm trừng phạt Moscow khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.

…………………………………………….

Mỹ có thể xem xét loại Nga khỏi G20

Mỹ và đồng minh đang đánh giá liệu Nga có nên tiếp tục là thành viên G20 sau chiến dịch quân sự ở Ukraine hay không

Tuy nhiên, nguồn tin cũng nhấn mạnh nỗ lực loại Nga khỏi G20 sẽ bị nhiều nền kinh tế trong nhóm phủ quyết, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Arab Saudi và những nước khác, làm dấy lên lo ngại một số thành viên sẽ không cử đại diện tham dự hội nghị G20 năm nay.

G20 cùng với G7, bao gồm Mỹ, Pháp, Đức, Italy, Canada, Nhật Bản và Anh, là nền tảng quốc tế quan trọng để điều phối các hoạt động từ ứng phó biến đổi khí hậu đến giải quyết các khoản nợ ở nước ngoài.

G7 được thành lập vào thập niên 1970 gồm 7 quốc gia có nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới. Sau khi kết nạp Nga, nhóm này trở thành G8. Tuy nhiên, Nga đã bị loại khỏi nhóm vào năm 2014 sau khi sáp nhập bán đảo Crimea.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay lên đường tới châu Âu trong chuyến công du quan trọng để dự hội nghị thượng đỉnh NATO, EU và G7, cũng như thảo luận với các đồng minh về cuộc khủng hoảng Ukraine.

…………………………………………

Nữ sinh bật khóc vì Taliban lật ngược quyết định chỉ trong vài giờ

Một quan chức xác nhận chính quyền Taliban đã yêu cầu các trường trung học nữ sinh ở Afghanistan đóng cửa chỉ vài giờ sau khi mở, làm dấy lên nghi vấn thay đổi chính sách.

Đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Afghanistan Deborah Lyons cho rằng động thái đóng cửa trường học của chính quyền Taliban là “đáng lo ngại“.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ giáo dục Aziz Ahmad Rayan từ chối bình luận về vấn đề này.

Các nữ sinh trung học lần đầu được trở lại trường vào ngày 23/3 sau 8 tháng kể từ khi lực lượng Taliban lên nắm quyền.

Trước đó, thủ lĩnh cấp cao của Taliban nói với phóng viên của AP rằng các trường nữ sinh trên khắp Afghanistan sẽ sớm được hoạt động trở lại vào cuối tháng 3.

Bộ giáo dục Afghanistan cũng cho biết các trường học sẽ mở cửa trở lại vào ngày 23/3 trên một số tỉnh, bao gồm cả thủ đô Kabul.

Tất cả trường học ở Afghanistan đã phải đóng cửa vì đại dịch Covid-19 khi Taliban lên nắm quyền vào tháng 8/2021.

Chính quyền Taliban đã áp đặt một loạt hạn chế đối với phụ nữ, bao gồm cấm tham gia nhiều công việc của chính phủ, kiểm soát trang phục và ngăn họ rời khỏi thành phố một mình.

…………………………………………….

DONALD TRUMP, MICHAEL FLYNN KÊU GỌI BẠO LỰC – CÔNG CHÚNG MỸ KHÔNG QUAN TÂM

Donald Trump, Steve Bannon, Tucker Carlson, Michael Flynn và các nhà lãnh đạo cánh hữu khác của phong trào phát xít Mỹ rất hào phóng trong những lời hô hào, kêu gọi bạo lực, theo tính cách của những tên thảo khấu lục lâm. Họ đưa ra những lời đe dọa ngày càng gia tăng về bạo lực của phe cánh hữu, kêu gọi sự nổi dậy và các hình thức hỗn loạn khác ở nơi công cộng. Nhưng rõ ràng, là với ngần ấy những lời kêu gọi bạo lực từ những người cánh hữu thì hầu như chính phủ, quốc hội, giới hành pháp và tư pháp không hề có phản ứng gì, như thể đó là những gì bình thường trong xã hội Mỹ. Hình như có điều gì đó lạ và hơi sai sai ở đây?

Tại sao họ lại táo bạo như vậy? Bởi vì họ thấy rằng, họ đã không phải gánh chịu hậu quả tiêu cực lâu dài nghiêm trọng cho những hành vi tương tự trước đây của họ. Và phần lớn, phe phát xít Cộng hòa và phe cực hữu da trắng đang có nhiều lợi thế, đang trên đà giành được chiến thắng trong cuộc chiến chống lại nền dân chủ Mỹ. Thời cơ, sức mạnh, sự ủng hộ đang nghiêng về phía những tên cướp, vậy họ có cần phải che giấu dã tâm của họ bây giờ nữa hay không?

Khi thảm họa trong tương lai gần xảy ra – có thể sẽ là một phiên bản mới của ngày 06.01.2021 là điều gần như hiển nhiên, chắc chắn sẽ xảy ra, không thể tránh khỏi các hành động khủng bố của phe cánh hữu cực đoan, đến lúc đó, các giới chức lãnh đạo có trách nhiệm của đất nước sẽ không thể viện dẫn lý do là họ không có đủ thông tin, đa số người dân Mỹ cũng không thể than trời trách đất, vì những người họ đã nhiều lần được cảnh báo nhưng tất cả đã chọn cách phớt lờ, xem thường, bỏ qua những cảnh báo đó.

Thứ Bảy tuần trước, tại một cuộc biểu tình ở Florence, South Carolina, Donald Trump tiếp tục lên tiếng đe dọa bạo lực và gợi ý rằng các thành viên sùng bái chính trị chủ nghĩa Trump của ông ta nên tham gia vào một hiệp ước vấy máu ăn thề cùng nhau và sẵn sàng chiến đấu một trận chiến quyết định sự sống còn để chống lại cái gọi là “lý thuyết chủng tộc quan trọng”, điều này sẽ được xem là bằng chứng cho lòng trung thành của họ.

Các phe cực hữu quyết tâm đưa lý thuyết chủng tộc quan trọng ra khỏi trường học của con em chúng ta không chỉ là vấn đề giá trị của lịch sử và giáo dục, mà còn là vấn đề sống còn của quốc gia. Số phận của bất kỳ quốc gia lớn nhỏ nào cũng đều phụ thuộc vào tình yêu đất nước và sự hy sinh chính mạng sống của họ để bảo vệ đất nước khi có chiến tranh. Nếu những người Mỹ chân chính, hiểu biết nhưng lại phó mặc mọi chuyện, để yên cho những người theo chủ nghĩa phát xít, chủ trương bạo lực dạy con cái chúng ta căm thù nước Mỹ, thì sẽ không còn ai để bảo vệ lá cờ của chúng ta, bảo vệ đất nước vĩ đại của chúng ta hay sự tự do và nền dân chủ của nó.

Các mệnh lệnh mang  đầy thù hằn, bạo lực của Trump tại các cuộc biểu tình gần đây ở Arizona và Texas, là những lời kêu gọi công khai và trực tiếp với bạo lực phát xít. Những lời đe dọa của Trump ngày càng trở nên rõ ràng, công khai hơn, không còn cần lấp lửng, kín đáo che đậy như trước đây nữa.

Các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ đã phản ứng như thế nào trước những lời đe dọa bạo lực và kêu gọi một cuộc “chiến tranh chủng tộc” của phe cực hữu da trắng gần đây nhất của Trump? 

Phần lớn giới truyền thông, báo chí, họ phớt lờ nó. Nếu có một bình luận nào đó để phê phán, chỉ trích về cuộc biểu tình mang đầy nét căm thù của Trump ở Texas, South Carolina, họ sẽ bị chế nhạo ngay, rằng cứ lo bò trắng răng, lo chuyện bao đồng, chuyện tào lao.

Nhưng đặc biệt với giới truyền thông Mỹ, họ đang làm những công việc nguy hiểm khi tiếp tục tẩy trắng những bài phát biểu của Trump, gạt bỏ những câu tuyên bố, những lời kêu gọi bạo lực, và chỉ chú tâm vào việc xây dựng các chính sách rải đường trước cho Trump một cách không công bằng cách tập trung vào “các vấn đề chính sách” hoặc các tín hiệu của Trump về khả năng tái tranh cử tổng thống vào năm 2024. Đây được xem là cách mà truyền thông báo chí Mỹ đang chính thức trao quyền phát biểu và công nhận chủ nghĩa Trump và chủ nghĩa tân phát xít, đưa chúng đến gần hơn với công chúng Mỹ theo chiều hướng tiêu cực, thực sự rất nguy hiểm.

Các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ và tầng lớp chính trị lớn hơn tiếp tục chứng tỏ rằng họ không sẵn sàng phản ứng với các mối đe dọa ngày càng leo thang do phong trào Trump và cánh hữu da trắng lớn hơn đang lan rộng hiện nay.

Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia và tướng quân đội Hoa Kỳ đã trở thành kẻ âm mưu đảo chính, đã phát biểu tại South Carolina, nơi quy tụ những kẻ gian lận bầu cử, những người theo QAnon và những người theo các thuyết âm mưu khác. Việc Flynn tiếp tay với Trump để kêu gọi bạo lực không phải là sự cường điệu ngẫu nhiên: Ông ta đã từng là một sĩ quan tình báo và là một chuyên gia được đào tạo bài bản về tuyên truyền và thao túng dư luận.

Ron Filipowski, một cựu công tố viên liên bang và một chuyên gia về chủ nghĩa cực đoan cánh hữu, là một trong những người đầu tiên gióng lên hồi chuông cảnh báo về những bình luận kêu gọi bạo lực gần đây của Trump và Flynn.

Thông điệp chung của Flynn được hiểu khá rõ là đảng Cộng Hòa cần có một đội quân sẵn sàng và giao cho giới tinh hoa chính trị kiểm soát, điều hành với chủ đích xói mòn chủ quyền quốc gia.

Đối với Trump, ông ta đang khá hài lòng và cáng ngày càng cảm thấy tự tin hơn vào khả năng ông ta sẽ miễn nhiễm trước tất cả các cáo buộc, các cuộc truy bắt của giới hành pháp và tư pháp, khi ông ta thấy chính quyền Biden, Bộ Tư Pháp, các phương tiện truyền thông chính thống hầu như im lặng trước những bình luận của ông ta và Flynn.

Hiện tại, các chiến thuật khủng bố ngẫu nhiên của phát xít Cộng hòa kết hợp với các mối đe dọa bạo lực chính trị ngày càng công khai và trực tiếp chống lại các đảng viên Dân chủ, người da đen và da nâu và các nhóm “kẻ thù” được nhắm mục tiêu khác đã chứng tỏ hiệu quả cao. Cuộc tấn công Capitol vào tháng 1 năm 2021 chính là kết quả trực tiếp của những chiến thuật này.

Các chuyên gia thực thi pháp luật khác đang cảnh báo rằng các phần tử cực đoan cánh hữu đã được tiếp sức bởi các sự kiện như ngày 6 tháng 1 và tiếp tục là mối đe dọa lớn, ngày càng tăng đối với vấn đề an ninh của đất nước. Bộ An ninh Nội địa đã cảnh báo về khả năng gia tăng khủng bố cánh hữu và bạo lực chính trị khác trong thời gian giữa nhiệm kỳ năm 2022 và cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Họ đang chuẩn bị cho một cuộc nội chiến. Và, những ngườI Mỹ còn lại cần hiểu rằng, không nói về nó, không quan tâm đến nó sẽ không giúp chúng ta an toàn hơn.

Những gì chúng đang hướng tới là một cuộc nổi dậy lớn và mạnh hơn cuộc đảo chính hụt năm rồi, có thể được xem là một hình thức mới của một cuộc nội chiến phiên bản thế kỷ 21.

Tầng lớp chính trị Mỹ, hầu hết các phương tiện truyền thông báo chí và giới tinh hoa khác vẫn luôn phủ nhận về những thực tế thảm khốc mà đất nước đang phải đối mặt. Nhiều người Mỹ da trắng nói riêng vẫn tin rằng, dù họ không phải là những người trực tiếp đòi hỏi đặc quyền của người da trắng hay ủng hộ chủ nghĩa phát xít, nhưng với nước da trắng của họ, họ sẽ thoát khỏi sự tấn công của chủ nghĩa phát xít. Đó là một suy luận sai lầm.

Chủ nghĩa phát xít Mỹ đang được tiếp sức bởi đặc quyền của người da trắng đang phát triển ở dạng nguy hiểm nhất của nó, và khi nó hoạt động, nó sẽ không tha cho bất cứ ai, thuộc bất kỳ chủng tộc hay màu da nào.

Việt Linh 03/24/2022

…………………………………………….

Ba Lan trục xuất 45 nhà ngoại giao Nga vì hoạt động gián điệp

Giới chức an ninh Ba Lan yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này trục xuất 45 nhà ngoại giao Nga. Các cá nhân này bị nghi ngờ hoạt động gián điệp dưới vỏ bọc ngoại giao.

Người phát ngôn Cơ quan An ninh Nội địa Ba Lan Stanislaw Zaryn ngày 23/3 nói đơn vị này “đã nhận dạng 45 cá nhân – là thành viên cơ quan mật vụ Nga và những người liên quan – có vỏ bọc ngoại giao tại Ba Lan”.

Ông cũng tuyên bố những người sẽ bị trục xuất không chỉ hoạt động gián điệp nhằm chống lại Ba Lan, mà còn nhằm vào cả các đồng minh của Ba Lan.

Về phần mình, Nga tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng nếu các nhà ngoại giao nước này bị trục xuất khỏi Ba Lan.

…………………………………………….

Nga nói Ukraine trưng cầu dân ý sẽ cản trở đàm phán hòa bình

Tuyên bố được phía Nga đưa ra đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất đưa các điều khoản dự thảo thỏa thuận hòa bình có tầm quan trọng “lịch sử” ra trưng cầu dân ý.

Phái đoàn Nga và Ukraine đã tổ chức nhiều vòng đàm phán trực tiếp tại Belarus để tìm giải pháp cho cuộc xung đột, trước khi chuyển sang đàm phán trực tuyến nhằm đẩy nhanh tiến trình. Hai bên mới thống nhất được về vấn đề lập hành lang sơ tán dân thường, chưa đạt được đột phá về lệnh ngừng bắn.

Tổng thống Zelensky nhắc lại lập trường Kiev muốn được Nga và phương Tây đảm bảo an ninh trong bất cứ thỏa thuận hòa bình nào. Trong khi đó, Moskva muốn Ukraine trở thành quốc gia trung lập và từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO.

Moskva cũng muốn “phi quân sự hóa” Ukraine, cũng như muốn Kiev công nhận Crimea là một phần của Nga, công nhận độc lập hai vùng ly khai Donetsk và Lugansk.

…………………………………………….

TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA NGA KHÔNG THỂ BÀO CHỮA, NHƯNG MỸ VÀ NATO CŨNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM

Nga hoàn toàn chịu trách nhiệm về thảm kịch ​chiến tranh ​kinh hoàng này​ tạI Ukraine​ – nhưng chính sách hàng thập ​niên của Mỹ đã giúp biến điều đó thành hiện thực

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine – giống như cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan và Iraq – nên được hiểu là ​một ​cuộc tàn sát hàng loạt man rợ.

Tại Hoa Kỳ, với việc các quan chức dân cử và các phương tiện thông tin đại chúng lên án mạnh mẽ ​những cuộc tấn công, thảm sát man rợ của Nga, thì thói đạo đức giả có thể ​đang được các chính trị gia, các nhà lập pháp Hoa Kỳ, các tướng lĩnh cố gắng che đậy chúng để thoát khỏi sự nhòm ngó từ lịch sự. Nhưng nếu chỉ dựa vào sự đạo đức giả của Hoa Kỳ ​thì ​không có cách nào bào chữa cho sự điên cuồng giết người của Nga trong cuộc chiến​ tại​ Ukraine.

Hoa Kỳ ​đã đưa quân ​vượt qua biên giới ​các quốc gia khác ​bằng tên lửa và máy bay ném bom cũng như các chiến dịch trên bộ – dưới danh nghĩa “cuộc chiến chống khủng bố“, và chi tiêu quân sự của ​Hoa Kỳ thì cao ​hơn ​gấp​ ​10 lần so với Nga.

Điều quan trọng là phải làm sáng tỏ những lời hứa ​giả dối rằng, ​NATO sẽ không mở rộng “một inch về phía đông” sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Việc mở rộng NATO đến ​sát ​biên giới của Nga là một sự phản bội có phương pháp đối với triển vọng hợp tác hòa bình ở châu Âu. Hơn nữa, NATO đã trở thành một bộ ​cối xay chiến tranh, từ Nam Tư năm 1999 đến Afghanistan​ năm 2001 và sau đó đến Libya năm 2011.

Vào thời điểm thập ​niên chiến tranh này, tổng chi tiêu quân sự hàng năm của các nước NATO đã đạt 1 ng​àn tỷ USD, gấp khoảng 20 lần so với Nga.

Sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, những lời tố cáo về cuộc tấn công đến từ nhóm phản chiến của Mỹ, ​họ là những người từ lâu đã phản đối sự mở rộng hoạt động chiến tranh của NATO. 

Các Cựu chiến binh vì Hòa bình đã ra một tuyên bố đồng tình lên án cuộc xâm lược ​nhưng vẫn giữ quan điểm cho rằng, ​gia tăng bạo lực chỉ thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan.​ Cách hành động lành mạnh duy nhất hiện nay là cam kết thực hiện ngoại giao ​trong sự hiểu biết và tôn trọng với các cuộc đàm phán nghiêm túc​, nếu không​, xung đột có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát đến mức đẩy thế giới tiến tới chiến tranh hạt nhân.

​Cuộc khủng hoảng hiện tại này ​đã xảy ra bởi các quyết định chính sách và hành động của chính phủ​ Hoa Kỳ​ chỉ góp phần vào việc xây dựng các mối quan hệ đối kháng và xâm lược giữa các quốc gia​ với nhau.

Chúng ta nên rõ ràng và dứt khoát rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine là một tội ác lớn, không thể bào chữa​,​ chống lại loài người mà chính phủ Nga hoàn toàn phải chịu trách nhiệm. Nhưng chúng ta ​cũng không thể quên về vai trò​ và trách nhiệm​ của Hoa Kỳ trong việc bình thường hóa các cuộc xâm lược quy mô lớn trong ​quá khứ. Và cách tiếp cận địa chính trị của chính phủ Hoa Kỳ ở châu Âu đã là tiền đề cho xung đột và những tai họa có thể thấy trước.

​Các đây 25 năm, ​50 nhân vật nổi tiếng trong cơ quan chính sách đối ngoại – bao gồm nửa tá cựu thượng nghị sĩ, ​cá​c ​​cựu Bộ trưởng Quốc phòng​, cá​c cự​u luậ​t gia, chuyê​n gia chí​nh trị nổi tiếng​ đã​ cù​ng viế​t mộ​t tâ​m thư​ gở​i cho Tổng thống Bill Clinton, ​khuyế​n cá​o về​ ​việ​c mở rộng của NATO ​về​ phí​a Đ​ô​ng. ​Họ​ đ​ã​ lê​n tiế​ng ​​​​​cảnh báo rằng “nỗ lực hiện tại do Hoa Kỳ dẫn đầu để mở rộng NATO” là “một ​chí​nh sá​ch ​​​sai lầm​, việ​c là​m nà​y sẽ​ làm giảm an ninh của đồng minh và làm mất ổn định châu Âu.​”​

​Lời cảnh báo​ cách đây 25 năm đã bị chính phủ Mỹ bỏ qua không phải là ​sự ​ngẫu nhiên. Phe ​diều hâu của ​lưỡng đảng ủng hộ chủ nghĩa quân phiệt ở Washington không quan tâm đến “sự ổn định của châu Âu” hay “cảm giác an toàn” cho tất cả các quốc gia ở châu Âu. ​Đơn giản là vì người Mỹ cảm thấy an toàn cho chính họ quan trọng hơn, nước Mỹ nằm xa tầm với của bom hạt nhân của con gấu Nga, chỉ có những nước Châu Âu, nằm gần kề nước Nga mới cảm thấy lo lắng về việc NATO muốn mở rộng về phía Đông là một hành động nguy hiểm.

Nói một cách đơn giản và công bằng, nếu Ukraine không vì lời hứa hẹn của khối NATO mà xin vào làm thành viên, gây lo ngại cho Nga thì chắc chắn đã không có chiến tranh xảy ra. ​Chủ nghĩa ​ diều hâu và thích thú với chiến tranh tại cả hai quốc gia Nga và Mỹ đều đáng bị phản đối.

Kẻ thù thực sự của chúng ta là chiến tranh​ và mất mát​.​ Ai mớ​i thự​c sự​ là​ ngư​ờ​i chịu trá​ch nhiệ​m cho cuộ​c chiế​n đ​ang diễ​n ra tạ​i Ukraine? Putin củ​a nư​ớ​c Nga, chí​nh xác, như​ng khô​ng thể​ loạ​i trừ trách nhiệm của Mỹ và khối NATO.​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​

Việt Linh 03/24/2022

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img