Friday, March 29, 2024

Hơn 70 người yêu cầu Nguyễn Phú Trọng kê khai tài sản

Vietnam – Cali Today news -Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN đã bị hơn 70 người, trong đó có những đảng viên cao cấp yêu cầu phải kê khai tài sản để các đảng viên khác noi gương. Điều này là một yêu cầu hết sức chính đáng, nhưng là cái tát vào mặt Nguyễn Phú Trọng ngay trước thềm Hội nghị Trung ương 7.

Trong đơn yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng kê khai tài sản được tung lên trên Internet có tên ông Nguyễn Trọng Vĩnh, thiếu tướng quân đội, người từng là Ủy viên dự khuyết Trung ương đảng CSVN. Ông Vĩnh đã từng có thời kỳ làm Đại sức Đặc mệnh Toàn quyền CSVN tại Trung Cộng trong khoảng thời gian từ năm 1974 đến 1987.

Ngoài ra còn có nhà văn Nguyên Ngọc, người mới đây đã bị Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu phải loại bỏ các tác phẩm của ông ra khỏi sách giáo khoa đang được giảng dạy tại các trường học. Một số nhân sỹ, trí thức khác đã từng làm cố vấn kinh tế cho các đời thủ tướng trước đây, như: Trần Đức Nguyên, Tiến sỹ Nguyễn Quang A…và một số thành viên của Câu lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, một tổ chức mới được thành lập cách đây vài năm để phản đối chế độ độc tài CSVN.

Không chỉ có giới trí thức khoa bảng, những công thần một thời được hưởng lộc từ chế độ, mà ngay cả nông dân bị cướp đất tại làng Đồng Tâm (Hà Nội) cũng tham gia ký tên yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng phải kê khai tài sản để làm gương. Đáng chú ý trong đó có ông Lê Đình Kình, một người tuy đã trên 80 tuổi nhưng vẫn mẫn tiệp, dẫn đầu nhân dân Đồng Tâm chống lại lực lượng cảnh sát muốn cướp đất Đồng Tâm để bán cho Tập đoàn Viễn thông Quân Đội (Viettel).

Lá đơn cho hay, vào thàng 10/2017, Ban bí thư đảng CSVN mà người đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng đã ban hành Quyết định số 99/QĐ-TƯ về việc yêu cầu các cán bộ, đảng viên cao cấp phải kê khai tài sản. Theo Quyết định trên, tài sản của cán bộ, đảng viên cấp cao sẽ phải được công khai, rồi từ đó được các tờ báo điện tử, các phương tiện đại chúng đăng tải lại. Tuy nhiên, trong suốt hơn 7 tháng qua điều này vẫn chưa được thực hiện. Điều này đã được minh chứng qua việc chẳng có tài sản nào của đảng viên cấp cao được các báo điện tử chính thống đăng tải. Ngoại trừ tài sản của lãnh đạo bị rò rỉ trong những cuộc đấu đá nội bộ.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bị yêu cầu phải kê khai tài sản để làm gương. Ảnh: Internet

Những người ký tên yêu cầu lãnh đạo phải kê khai tài sản cho rằng, việc chậm trễn thực thi quyết định 99/QĐ-TƯ đã phần nào cho thấy quyết tâm chống tham nhũng của lãnh đạo đảng CSVN là không có thật. Do đó, để thể hiện quyết tâm họ yêu cầu đích thân ông Nguyễn Phú Trọng phải là người gương mẫu đi đầu trong việc kê khai tài sản trên báo chí, cổng thông tin điện tử và trên Internet để làm gương. Vì chỉ có như vậy mới có thể “truyền cảm hứng” cho các đảng viên khác trong toàn bộ hệ thống chính trị.

Từ xưa nay, tài sản cán bộ, lãnh đạo luôn là điều bí mật. Chính quyền CSVN luôn nói cán bộ là đầy tớ nhân dân, và người dân chính là những người chủ. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời nói mị dân để lừa bịp. Tài sản của cán bộ không khó để nhận biết, vì nó thể hiện qua các căn biệt thự, xe hơi, các cơ sở kinh doanh mà các vị lãnh đạo này sở hữu. Việc ông Nguyễn Phú Trọng giương ngọn cờ “chống tham nhũng” thật ra chỉ là thanh trừng nội bộ, thâu tóm quyền lực về tay mình.

Ông Nguyễn Phú Trọng không phải là người trong sạch, nhưng bằng với quyền lực của mình những sai phạm ấy không được các đồng chí của ông đem ra để đấu tố. Mà ngược lại, ông được nhiều người thiếu thông tin xem như là kẻ trong sạch nhất trong bộ máy hiện nay. Họ cho rằng, chỉ những kẻ trong sạch như ông Trọng mới có thể dẫn đầu cuộc chiến chống tham nhũng tàn khốc như hiện nay.

Song, sự thật không hề như vậy.

Vào thời kỳ khi ông Nguyễn Phú Trọng còn làm Bí thư Thành ủy Hà Nội (2000-2006) đã xảy ra vụ trốn thuế của Ciputra với số tiền lên đến hơn 4000 tỷ đồng. Từ những tin tức mà chúng tôi có được, nhằm giúp cho doanh nghiệp trốn thuế, ông Hoàng Văn Nghiên (chủ tịch Hà Nội lúc đó) đã được Thành ủy, mà người đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng bật đèn xanh ban hành các quyết định ưu ái cho Ciputra nộp thuế theo tiêu chuẩn đặc cách.
Vào năm 2013, trong cuộc đấu đá nội bộ vào thời đó, với vai trò của Trưởng Ban phòng chống tham nhũng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho người thanh tra lại dự án khu đô thi Nam Thăng Long-Ciputra. Kết luận cho thấy rằng, bằng với việc ưu ái cho tập đoàn bất động sản này, ông Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm trong việc gây thất thoát hơn 4000 tỷ đồng cho ngân sách. Tuy nhiên, tất cả những điều đó không được đăng tải trên cách phương tiện truyền thông của nhà nước CSVN.

Với quyết tâm chống lại Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm đó, Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Bộ Tài chính yêu cầu Ciputra phải nộp 1400 tỷ tiền thuế. Đồng thời, ông còn nêu đích danh Ciputra là vụ trốn thuế lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, yêu cầu cơ quan có trách nhiệm sớm điều tra, truy cứu trách nhiệm cá nhân, kể cả những cán bộ liên quan để xử lý. Những hành động này không nằm ngoài mục đích công kích thẳng vào ông Nguyễn Phú Trọng.

Theo nguồn tin mà chúng tôi thu thập, đổi lại việc ưu ái cho Ciputra hưởng các mức thuế đặc cách, ông Nguyễn Phú Trọng đã được tập đoàn này “lại quả” hai căn biệt thự siêu đẹp tại đây. Và, để tránh “đêm dài lắm mộng” ông đã sang tay ngay 2 căn biệt thự này.

Nguoi Quan Sat

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img