Thursday, March 28, 2024

Hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản, chỉ 3 người không trung thực

Trong năm 2016, có 1,113,422 triệu đảng viên, cán bộ kê khai tài sản nhưng điều làm dư luận ngạc nhiên là chỉ có 3 trường hợp phát hiện không trung thực. Trong số 3 trường hợp không trung thực được phát hiện ở tỉnh miền núi Yên Bái và Đồng Nai.

Trong chiều ngày 5/9, phát biểu tại Ủy ban Tư pháp của Quốc hội CSVN, ông Đặng Công Huân-phó Tổng Thanh tra Chính phủ đã cho biết kết quả trên. Sở dĩ có con số trên vì trong số hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản, đạt tỷ lệ 99,8% số người kê khai. Trong số này chỉ 77 người bị xác minh tài sản. Trong số 77 người bị xác minh tài sản đều là những người dính líu đến những tai tiếng gần đây. Trong số đó có ông Phạm Sỹ Quý-Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường, em trai bà Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái; bà Phan Thị Mỹ Thanh-phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai. Cả hai người này đều dính líu đến những vụ tai tiếng liên quan đến việc tham nhũng đất đai trong thời gian gần đây.


Khu biệt thự của Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tuổi Trẻ

Dư luận không rõ những lãnh đạo cấp cao trong Bộ Chính trị đảng CSVN có nằm trong diện buộc phải kê khai tài sản và Thanh tra Chính phủ có đủ thẩm quyền để xác minh tài sản của những ông này hay không?

Cũng tại buổi họp, ông Đặng Công Huân còn cho hay, việc tham nhũng liên quan đến đất đai rất kinh hoàng. Với hơn 5,000 cuộc thanh tra hành chính và hơn 190,000 thanh tra chuyên ngành đã phát hiện tham nhũng hơn 34,000 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ Mỹ kim); hơn 5,000ha đất vi phạm.

Theo ông Huân, đến năm 2018, tình trạng tham nhũng sẽ giảm ở Việt Nam. Vì theo ông, với việc chính quyền CSVN mạnh tay với tham nhũng, bên cạnh đó là phân phát hàng triệu tài liệu để giáo dục cán bộ nhằm tuyên truyền việc phòng chống tham nhũng nên vấn nạn trên sẽ được giảm trong năm tới.

Thật khó có thể biết được liệu tình trạng tham nhũng có giảm vào năm tới như ông Đặng Công Huân nói hay không, nhưng với một thể chế độc tài đảng trị như hiện nay, chính quyền CSVN rất khó để hạn chế tham nhũng. Tham nhũng đã trở thành chất nhờn để bộ máy này được vận động trơn tru. Lương bổng quá thấp, trong khi rất nhiều người, nhất là những cư dân sống ở miền Bắc sẵn sàng bỏ hàng trăm triệu chỉ để vào được bộ máy nhà nước để nhận mức lương thiếu đói. Để gỡ gạc lại số tiền đã bỏ ra, những cán bộ này không còn cách nào khác là nhũng nhiễu, tham nhũng.

Tham nhũng đã trở thành nét văn hóa trong đời sống chính trị ở Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Sơn-cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Dương chỉ trong vòng 5 năm tại vị, ông đã phải chi hét 200 tỷ để tặng cho lãnh đạo. Hay như ông Nguyễn Xuân Anh-Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông này sử dụng chiếc xe hơi đắt tiền là quà của một doanh nghiệp tặng cho ông.

Chỉ trong vòng 5 năm, Nguyễn Xuân Sơn đã chi 200 tỷ chỉ để biếu xén các lãnh đạo. Ảnh: Báo Mới

Việc kê khai tài sản ở Việt Nam tất cả chỉ là hình thức nhưng nó lại rất hữu hiệu trong việc dùng để thanh trừng lẫn nhau. Việc kê khai chỉ làm tiêu tốn giấy mực, tốn tiền thuế của người dân. Việc kê khai tài sản là cách mà đảng cầm quyền muốn quản lý các đảng viên của mình. Đó cũng là biện pháp nhằm ngăn ngừa những ai có ý định chống hoặc đi ngược lại quyền lợi của đảng CSVN. Nó còn được dùng để thanh trừng lẫn nhau để giành quyền lợi về cho mình. Điển hình là trong vụ ông Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đấu đá với Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, thông tin về tài sản kếch xù của ông Thơ bị tung lên trên Internet. Ông Thơ đã phải cuống cuồng thanh minh về khối tài sản của mình.

Nguoi Quan Sat

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img