Thursday, March 28, 2024

Hội nghị thượng đỉnh APEC: Tập Cận Bình lợi dụng tình hình, đá Mỹ khỏi ngôi chúa tể!

Cali Today News – Bản tin của AFP đánh đi từ Lima, Peru cho biết rằng các nhà lãnh đạo của Hội nghị thượng đỉnh APEC đã gửi ra vào hôm nay chủ nhật một thông điệp mạnh mẽ bảo vệ tự do thương mại và chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch mà tổng thống tân cử của Hoa Kỳ, ông Donald Trump đã nêu ra mạnh mẽ qua các bài diễn văn trong lúc tranh cử.

Hôm nay cũng là ngày kết thúc của Hội nghị thượng đỉnh APEC.

chủ tịch Tập Cận Bình của TQ. Photo courtesy: Bloomberg
chủ tịch Tập Cận Bình của TQ. Photo courtesy: Bloomberg

Các nhà lãnh đạo của các quốc gia, gồm cả những nhà lãnh đạo của các quốc gia cường quốc trên thế giới ở hai bờ Thái Bình Dương như TT Nga V. Putin, chủ tịch Tập Cận Bình của TQ, thủ tướng Nhật S. Abe, TT Obama,… quan niệm rằng tự do mậu dịch là một sức mạnh để phục hồi nền kinh tế thế giới.

Sáng hôm nay, chủ nhật, bà Christine Lagarde, chủ tịch tổ chức Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đã đọc bài diễn văn về tình trạng kính tế thế giới, rồi sau đó các nhà lãnh đạo các quốc gia họp bàn về đề tài “Những thách thức đối với tự do mậu dịch và đầu tư.”

Cuộc họp thượng đỉnh sẽ đưa ra “thông cáo bế mạc” của hội nghị này vào ngày hôm nay, lúc kết thúc cuôc họp. Bản thông cáo bế mạc đã ca ngợi tự do mậu dịch, lên án chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và cảnh báo rằng hạn chế tự do mậu dịch sẽ làm thoái hoá sự phục hồi của nền kinh tế thế giới hiện nay.

Những thông điệp này là một cách để phản ứng lại chính sách mậu dịch mà ông Trump chủ trương trong thời kỳ tranh cử.

Ông Trump trong lúc tranh cử đã tấn công vào tự do mậu dịch, và hứa sẽ giảm thiểu vai trò của Mỹ trong chính sách “cảnh sát toàn cầu” đang gây ra những phản ứng tại các quốc gia vùng ven Thái Bình Dương, khu vực mà Mỹ và Trung Cộng hiện đang giành ảnh hưởng.

Ông Trump cũng hứa sẽ hủy bỏ hiệp ước thương mại TPP của 12 quốc gia trong vùng đã đồng thuận trước đây. Ông Trump cho rằng TPP là một hiệp ước thương mại “khủng khiếp” mà nó sẽ “hiếp dâm” Hoa Kỳ bằng cách đẩy những việc làm ra khỏi nước Mỹ, đến các quốc gia có giá lao động rẽ hơn.

Trong một khu vực đói khát thong mại, chính sách nói trên của ông Trump có thể đẩy các đồng minh Mỹ tìm đến Trung Cộng, một quốc gia mà trước đây họ không muốn là một thế lực lãnh đạo kinh tế và mậu dịch trong khu vực này.

Tập Cận Bình thể hiện quan điểm chống Trump ở Hội nghị thượng đỉnh này, bảo vệ tự do mậu dịch và ông ta cũng đưa ra sự lãnh đạo của Trung Cộng cho các hiệp ước thương mại khác, đối lập với TPP.

Hoàn cảnh này cũng tạo ra sự khó xử của TT Obama trong chuyến công du ngoại quốc cuối cùng này trong cương vị tổng thống Mỹ khi ông đứng trước những câu hỏi của các đồng minh về tương lai của chính sách của Hoa Kỳ.
Cho dù TT Obama tấn công ông Donald Trump là người không phù hợp để kế nhiệm tổng thống Mỹ, thế nhưng ông Obama cũng kêu gọi thế giới hãy cho tổng thống tân cử thời gian để ông bắt đầu công việc sau khi nhậm chức.

TPP sẽ trở thành ‘Trump Pacific Partnership’?

Hiện nay chưa rõ TPP sẽ có tương lai ra sao.

Một vài chuyên viên nghĩ rằng với lập trường chống TPP và với sự kiểm soát quốc hội của đảng Cộng Hoà, TTP xem như đã chết từ trong trứng nước.

Một số người khác cho rằng tân TT Trump sẽ tái đàm phán một vài điều khoản, và sẽ nhận công lao về hiệp ước này.

Và trong ý nghĩa này, thủ tướng Tân Tây Lan nói đùa vào hôm qua rằng hiệp ước TPP sẽ dán nhãn hiệu mới là ‘Trump Pacific Partnership’?

Thủ tướng Singapore là ông Lý Hiển Long hy vọng rằng TPP có thể sẽ sống sót. Ông nói: “Tôi chia xẻ niềm hy vọng của TT Obama là sau khi nhậm chức, cân nhắc về vấn đề này, lắng nghe cố vấn, chính phủ mới sẽ đưa ra quyết định phù hợp, có cân nhắc. Hiện nay, các quốc gia thành viên của TPP đang tiến hành tiến trình phê chuẩn.”

Hiện nay, Trung Cộng đang ủng hộ vùng tự do mậu dịch khắp vùng APEC – một khu vực gồm 21 quốc gia, chiếm 40% dân số thế giới, và chiếm gần 60% nền kinh tế thế giới.

Trung Cộng cũng đang thúc đẩy hiệp ước thương mại Comprehensive Economic Partnership (RCEP), gồm 16 quốc gia, và loại Mỹ ra khỏi trong danh sách này.

Lợi dụng cơ hội này, Tập Cận Bình đã nhanh chóng thay đổi chính sách, nhắm vào vị trí đưa Trung Cộng là quốc gia vô địch, lãnh đạo thế giới về tự do mậu dịch và thay đổi khí hậu toàn cầu. Trung Cộng lật ngược thế cờ với Mỹ mà điều này là không thể nào tưởng tượng được trong một tháng trước đây mà thôi.

Tập Cận Bình tuyên bố trước các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh APEX là ông ta nhắm đến việc gia tăng thương mại toàn cầu, và cung cấp một sân chơi công bằng và bình đẳng cho các công ty ngoại quốc.

Nhận định của Tập Cận Bình cho thấy Trung Cộng không phí chút thời gian nào nhằm kêu gọi các quốc gia đang phát triển chán ghét một nước Mỹ đang ngày càng bảo hộ mậu dịch dưới thời tân TT Trump, là người chống hiệp ước thương mại TPP do Mỹ lãnh đạo. Tập Cận Bình còn cảnh cáo tổng thống tân cử Trump khi ông Trump hứa sẽ xé bỏ hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Ông Tập Cận Bình đang tìm cách đẩy Mỹ của ông Trump ra khỏi sân chơi tự do mậu dịch và thay đổi khí hậu toàn cầu, mà cả hai vấn đề này là những chính sách ưu tiên của TT Barack Obama.

Các quốc gia vùng Á châu quan ngại về sức mạnh quân sự cuả Trung Cộng cũng như tham vọng về biển đông của nước này. Đồng thời họ cũng cho rằng đầu tư ở Trung Cộng thì thật khó khăn. Hơn nữa, nếu so sánh hiệp ước tự do mậu dịch với 16 quốc gia và TPP, thì RCEP là hạ cấp so với TPP, thế nhưng nếu Mỹ đóng cửa, chủ trương bảo hộ mậu dịch như Trump chủ trương khi tranh cử, thì các quốc gia vùng APEC không có sự chọn lựa nào khác là phải đành miễn cưỡng theo Trung Cộng, và đó chính là thời điểm kết thúc của một nước Mỹ lãnh đạo thế giới tự do như chúng ta hằng biết đến.

Nguyễn Xuân Nam

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img