Cali Today News– Sau hai năm chiếm được quyền lực, nay hội đồng tư vấn quân nhân sẽ cho ra một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày Chủ Nhật cho một hiến pháp mới ‘đạo diễn’ cho một bước gọi là “phục hồi dân chủ” cho Thái Lan.
Nhưng chính hội đồng tư vấn quân nhân đã ‘khoá miệng” tất cả thành phần đối lập, bưng bít thông tin về ‘trưng cầu dân ý”. Theo sự công luận Thái Lan hiện giờ, hiến pháp này sẽ hạ giảm vai trò của giới chức dân cử và tăng cường quyền lực quân đội vào những năm tới.
Cuộc trưng cầu này sẽ thể hiện vị trí của giới quân nhân ra sao với công chúng, một cuộc trưng cầu để có một bản hiến pháp trong đó quyền hạn của quân đội trở thành vai trò chính yếu. Nhưng bất cứ giá nào, hội đồng tư vấn này vẫn duy trì quyền hạn, nhờ đó cơ quan này sẽ cố gắng thực hiện mục tiêu của họ là lấy lại quyền lực cho một chính phủ dân cử trong thời gian tới.
Thay đổi hiến pháp tại Thái Lan là một ‘vấn đề’ xảy ra thường xuyên hơn sự thay đổi nhiệm kỳ tổng thống tại nước Mỹ, trong lúc hiến pháp Thái không nhất thiết cho rằng phải cần làm như thế. Hội đồng tư vấn quân nhân Thái Lan khi cần kìm hãm ảnh hưởng của đối thủ hay đảng nào ví dụ các lãnh đạo dân sự đang được đông dân nghèo miền Bắc Thái Lan ủng hộ thế là họ nghĩ ngay phương pháp “trưng cầu dân ý’ để thay đổi hiến pháp.
Theo Thitinan Pongsudhirak, giáo sư chính trị tại Đại Học Chulalonkorn, Bangkok ông cho rằng chính quyền phân hoá do sự chia rẽ từ các đảng phái chính trị làm cho hội đồng tư vấn quân nhân hiện nay có ý niệm cần có một tổ chức chính trị đoàn kết để duy trì tình trạng ổn định chính trị cho Thái lan bao lâu nay đã bị phân hoá trầm trọng. Hội đồng tư vấn quân nhân có một lý lẽ mạnh nhất hiện tại là sẽ có khả năng ngăn chận tham nhũng và mang lại công bằng trong giới cầm quyền.
Norachit Sinhaseni, một thành viên soạn thảo hiến chương, hi vọng hiến pháp mới sẽ tạo được một chính phủ tốt đẹp hơn trong vai trò làm trò trách nhiệm với người dân không phải là củng cố hay đi tìm quyền lực để làm giàu cho họ và băng nhóm. Theo ông, người dân Thái Lan hiện rất mong muốn có một chính phủ trong sạch.
Nhưng nếu nói về dân chủ thì thật là khó nói cho Thái Lan hiện tại.
Theo Uỷ Ban Nhân Quyền tại đây hiện có ít nhất là 120 người chống đối dự thảo hiến pháp đã bị bắt giữ với nhiều lý do.
Lịch sử Á Châu cũng như Miến Điện (Myanmar) và ngay cả Nhật kể cả thế giới từng chứng minh rằng khi giới quân nhân lên cầm quyền thì khó lòng có nền dân chủ thực sự. Thời gian sẽ trả lời cho chính quyền hay hiến pháp của hội đồng tư vấn quân nhân Thái đề ra.
Đinh Hoa Lư (New York Times)