Thursday, March 28, 2024

“Học sinh thách giáo dục Việt Nam dạy lịch sử bằng thông tin đa chiều”

“Lịch sử là không thể thay đổi, nên việc dạy sử phải biết tôn trọng sự thật, chỉ có cách tôn trọng sự thật thì việc giáo dục lịch sử mới trở nên khách quan và tốt hơn.”

Cộng đồng sinh hoạt Facebook Việt Nam không hiểu vì lý do gì mà trong mấy ngày qua lại lan truyền và chia sẻ khá nhiều hình ảnh tạm cho là những em học sinh cầm trên tay những khẩu hiệu có nội dung “Học sinh thách giáo dục Việt Nam dạy lịch sử bằng thông tin đa chiều”. Tại sao? Môn học lịch sử Việt Nam mà các em học sinh đang học ở mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa hiện tại đang có vấn đề?…

Nhàm chán việc học môn lịch sử…

Cali Today đính chính là những hình ảnh các em học sinh cầm biểu ngữ có nội dung như nêu trên đã xuất hiện trên cộng đồng Facebook Việt Nam từ rất lâu nhưng cảm nhận như nó được chú ý và chia sẻ nhiều nhất trong mấy ngày qua. Đặc biệt khi nói về môn học lịch sử Việt Nam thì từ trước giờ vẫn luôn là đề tài gây nhiều tranh luận và cũng là một nỗi mệt mỏi dành cho những người làm trong ngành giáo dục cũng như người học ở Việt Nam.

Sự thật Cali Today có ngầm hỏi một số em học sinh ở các trường Trường trung học phổ thông về cảm nhận của các em khi học môn lịch sử Việt Nam là như thế nào? Chiếm đa số các em đều có chung một câu trả lời là cảm thấy nhàm chán. Và đây cũng là câu trả lời của các bạn Tuấn Nghĩa, Thanh Tuấn, Hoàng Phúc mà Cali Today đã đặt câu hỏi để trao đổi quanh đề tài về môn học lịch sử Việt Nam.

Theo bạn Tuấn Nghĩa, hồi còn đi học có cảm thấy nhàm chán môn học lịch sử Việt Nam nhưng với thời điểm hiện tại khi mà thời đại Internet đang len lỏi đến tận nhà, đến tận những vùng miền xa xôi của trái đất đã giúp cho việc tìm hiểu về lịch sử của nhân loại, lịch sử của các nước trong đó có lịch sử Việt Nam dễ dàng hơn. Nhiều cánh cửa với chân trời mới được khám phá và đã thu hút Tuấn Nghĩa.

“Thời điểm này thì em rất ham mê nghiên cứu lịch sử, cả Việt Nam cũng như sử thế giới thông qua các kênh khác nhau, đặc biệt là giai đoạn lịch sử từ năm 1954 tới 30/04/1975”.

Tuấn Nghĩa có giải thích lý do tại sao mình lại nhàm chám môn hoc lịch sử Việt Nam trong khi mình là người Việt Nam là vì thời học phổ thông Tuấn Nghĩa hứng thú với những môn tự nhiên như môn; Toán học- Sinh học nên ít dồn sức cho những môn phải học thuộc lòng, cách nhàm chán như môn sử học. Nhưng…

“Do sau này được tiếp xúc với những thông tin đa chiều và thấy nó khác với những gì mình được học nên em mới ham mê nghiên cứu sử Việt và thấy nó không hề nhàm chán như được học ở trường”- Lời của Tuấn Nghĩa.
Cũng cảm thấy nhàm chán với môn học lịch sử Việt Nam như bạn Tuấn Nghĩa nhưng Hoàng Phúc có nguyên do khác. Hoàng Phúc nói:

“Việc nhàm chán học môn Lịch sử chủ yếu là do nội dung và phương pháp dạy học, đóng vai trò then chốt là nội dung, phải phù hợp với tâm lý người học nên khó đưa ra bình luận.”

Hoàng Phúc nói thực tế và hiện nay với ý thích lẫn nhu cầu của giới trẻ thì chương trình sách giáo khoa đặc biệt là sách giáo khoa nói về môn lịch sử nên thay đổi để phù hợp.

Điều Hoàng Phúc lẫn Tuấn Nghĩa chia sẻ có ảnh hưởng khá nhiều đến việc học môn lịch sử Việt Nam đối với các em học sinh. Bởi vì, Hoàng Phúc và Tuấn Nghĩa đều là những người từng trải qua việc học tập môn lịch sử

Việt Nam từ thời phổ thông với những cảm nhận khác nhau.

Với Tuấn Nghĩa, trước tiên khẳng định một lần nữa với Cali Today rằng, do Tuấn Nghĩa thích những môn tự nhiên, còn những môn xã hội trong đó có môn lịch sử thường ít có hứng thú. Tuấn Nghĩa nói;

“Lịch sử thì em thường học cho qua nhưng không vì thế mà em coi thường. Vì thông qua lịch sử mà những công dân mới có sự hiểu biết về quá khứ của quốc gia và dân tộc mình. Thông qua đó là lòng tự tôn dân tộc và biết yêu thương cũng như bảo vệ Tổ Quốc mình”

Trong khi đó, quan điểm của Hoàng Phúc cho rằng sách giáo khoa viết về lịch sử Việt Nam mang nặng những nội dung.

“Nhìn chung thì sách giáo khoa mang nặng nội dung về chiến tranh, không truyền tải được tinh thần yêu thương, chủ nghĩa vị tha và tinh thần đoàn kết dân tộc, như Lê Lợi tha cho Liễu Thăng hay hội nghị Diên Hồng. Do đó, hệ thống sách giáo khoa cần phải chú trọng chuyển tải tinh thần này vào để phù hợp trong tinh thần dân tộc hiện nay”

Và như vậy, việc giảng dạy môn lịch sử Việt Nam trong hệ thống giáo dục Việt Nam, người học ở đây là các em học sinh trong đó có Hoàng Phúc, Tuấn Nghĩa và Thanh Tuấn một thời đã học qua mái trường phổ thông, là những người tiếp thu kiến thức từ việc giảng dạy đã thu nhặt được kết quả gì?

Bạn Thanh Tuấn hiện đang sinh sống ở Sài Gòn chia sẻ với Cali Today rằng;

“Lịch sử không được dạy bằng thông tin đa chiều, em chẳng tiếp thu được gì ngoài việc lịch sử được viết bởi bên thắng cuộc”

“Bên thắng cuộc” mà Thanh Tuấn nhắc đến được Cali Today hiểu chính là những người cộng sản Việt Nam. Sau ngày 30/4/1975, cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, đánh bại thể chế Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam. Từ đây lịch sử Việt Nam được chính những người cộng sản Việt Nam viết và đưa vào hệ thống giáo dục Việt Nam, người giảng dạy cũng như người học dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hầu như chỉ biết đến những chiến công “thần thánh” của người cộng sản và những xấu xa thuộc về “bên thua cuộc” Việt Nam Cộng Hòa. Những sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra ngay chính đối với người cộng sản như “Thảm sát tết Mậu Thân 1968” hay công cuộc “cải cách ruộng đất” giết người vô tội vạ mà người cộng sản Việt Nam đã từng thực hiện ở miền Bắc Việt Nam thì hầu như người cộng sản Việt Nam ít đề cập hoặc không để cập đến trong sách giáo khoa lịch sử Việt Nam.

Hình. Tuấn Nghĩa "Lịch sử là không thể thay đổi, nên việc dạy sử phải biết tôn trọng sự thật..." (ảnh; Facebook Nguyễn Tuấn Nghĩa)
Hình. Tuấn Nghĩa “Lịch sử là không thể thay đổi, nên việc dạy sử phải biết tôn trọng sự thật…” (ảnh; Facebook Nguyễn Tuấn Nghĩa)

Một yếu tố khác mà theo như bạn Hoàng Phúc thu nhặt được sau những năm tháng ngồi ở mái trường học môn lịch sử Việt Nam là thiếu song hành với thực tế. Hoàng Phúc nói:

“Khi đi học, đặc biệt là môn lịch sử, thường học sinh được dạy một cách thuộc lòng về các sự kiện. Đặc biệt là các cuộc chiến, mô tả cụ thể về chiến công. Tuy nhiên, những ghi chép đó là sự phiến diện và thiếu công tâm, học sinh học để được lên lớp hoàn toàn không tiếp thu được tinh thần nhân văn qua những bài học đó. Vì thế, mà sau 12 năm đa phần học sinh đều quên hết kiến thức do không được lồng ghép vào những bài học thực tế.”

“Học sinh thách giáo dục Việt Nam dạy lịch sử bằng thông tin đa chiều”

Trở lại sự kiện mấy ngày qua, cộng đồng sinh hoạt Facebook Việt Nam lan truyền những hình ảnh “Học sinh thách giáo dục Việt Nam dạy lịch sử bằng thông tin đa chiều”, tại sao một số bạn học sinh lại đưa ra những khẩu hiệu như thế này? Theo ý kiến cá nhân của Thanh Tuấn, Hoàng Phúc và Tuấn Nghĩa thì nó có những nguyên do riêng.

Với Thanh Tuấn: “Vì học sinh đã bắt đầu chán ngán việc sách lịch sử ca tụng, thần thánh quá mức một vài nhân vật lịch sử, em nghĩ vậy”

Còn với Tuấn Nghĩa: “Vì chính mạng xã hội là một không gian thông tin đa chiều,và những thông tin trên mạng xã hội không phải lúc nào cũng giống những thông tin được dạy trong sách giáo khoa do bộ giáo dục cung cấp. Những em học sinh có quyền yêu cầu như vậy để đảm bảo tính khách quan của thông tin mà các em được học”

Và cuối cùng là ý kiến cá nhân của Hoàng Phúc: “Về phần này gắn liền với động cơ của mỗi người cho hành động của họ, nên tôi sẽ không bình luận về động cơ của bạn trẻ đó. Nhưng cần nhìn nhận thực tế là “thiếu gì thì cần đó”, tôi cũng cần đa chiều.”

Năm 2015, Bộ giáo dục Việt Nam có đưa ra ý tưởng là phải tích hợp môn lịch sử thành môn Công dân với Tổ quốc. Đại khái môn lịch sử, môn đạo đức-công dân và môn Quốc phòng- An ninh nhập chung thành một môn học đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ dư luận Việt Nam cho đây là một ý tưởng khai tử môn lịch sử.

Trong hoàn cảnh việc giảng dạy và học môn lịch sử đang bị định hướng ở Việt Nam như ở hiện tại, Tuấn Nghĩa cho rằng cần phải tôn trọng sự thật là cách để việc học và giảng dạy môn lịch sử Việt Nam được tốt hơn. Tuấn Nghĩa đưa ý kiến cá nhân:

“Lịch sử là không thể thay đổi, nên việc dạy sử phải biết tôn trọng sự thật, chỉ có cách tôn trọng sự thật thì việc giáo dục lịch sử mới trở nên khách quan và tốt hơn.”

Đã là lịch sử, dù có nói như thế nào thì nó cũng đã diễn ra, người viết là người ở “Bên thắng cuộc” hay người ở “bên thua cuộc” cũng cần nên viết khách quan để người giảng dạy cũng như người học có được một nguồn thông tin đa chiều, đúng sự thật. Nhất là trong thời đại Internet ngày một phát triển như ngày nay thì việc tìm ra sự thật lịch sử là điều không khó nên người viết không thách đố giáo dục Việt Nam nhưng cần phải dạy lịch sử bằng thông tin đa chiều, tôn trọng sự thật.

THIÊN HÀ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img