Thursday, March 28, 2024

Hoa Kỳ khuyến khích ngoại giao trầm tĩnh để giảm căng thẳng Biển Đông

Cali Today News – Sau phán quyết của Toà Trọng Tài LHQ, Hoa Kỳ hiện đang áp dụng chính sách ngoại giao trầm tĩnh để khuyến khích các nước liên quan đến vấn đề Biển Đông không nên lợi dụng LHQ phủ quyết tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng để đi đến những hành động gây chiến với nhau.

Theo ý kiến của một giới chức Mỹ muốn giấu tên, thì những hành động tiếp theo tại vùng này “nên áp dụng lý hơn là dựa vào cảm tính” của từng nước.

Washington đã thông tri nhiệm vụ ngoại giao này cho các toà đại sứ và nhất là trực tiếp gửi đến Bộ Trưởng QP Ash Carter, Bộ Trưởng NG John Kerry cùng nhiều yếu nhân khác vấn đề này.

Ý chính của giới ngoại giao Mỹ, hiện nay Mỹ và đồng minh cũng các nước tranh chấp với Bắc Kinh về Biển Đông không nên lợi dụng lợi thế để cùng nhau “chế nhạo’ hay ‘chọc giận’ thêm Bắc Kinh. Nếu làm thế, chẳng khác gì Mỹ đã dẫn đầu các nước để khống chế Trung Cộng.

Nổ lực làm yên tĩnh vùng biển này hiện đang bị thử thách. Sau phán quyết, tổng thống Đài Loan liền cho một chiến hạm vào vùng này. TT Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) cho các thuỷ thủ hay nhiệm vụ của họ là bảo vệ chủ quyền biển cho Đài Loan.

Toà LHQ hôm 12 tháng Bảy đã phán quyết phủ nhận ‘chủ quyền lịch sử” do Trung Cộng tự ý vạch lên đường chín đoạn. Đài Loan cũng không có chủ quyền với đảo Itu Aba còn gọi là Ba Bình (Taiping), một đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Đài Loan đã hành chánh hoá đảo Ba Bình nhưng toà Trọng Tài phán nó thuộc dạng “đá nổi”, theo định chế pháp lý của LHQ.

Sự phủ quyết của LHQ rõ ràng còn đụng chạm đến các nước chia phần vào số phận Trường Sa chứ không riêng gì Trung Cộng. Bằng chứng là Đài Loan ‘xí phần’ Ba Bình và phái chiến hạm “ra bảo vệ’ gây khó khăn thêm cho Mỹ?

Như tin Cali Today đã loan, phán quyết của Toà Trọng Tài không có ‘cơ chế áp lệnh’ nào để bắt các ‘đối tượng’ tuân thủ và thi hành.

Hôm qua, Bắc Kinh đã cho 2 phi cơ dân sự đáp xuống đảo nhân tạo ngay sau ngày phán quyết, từ đây nảy sinh câu hỏi cho công luận, nếu như Trung Cộng vẫn ‘thản nhiên’ tiến hành mọi công việc đã định thì tình hình Biển Đông sẽ ra sao?

Đinh Hoa Lư (Reuters)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img