Cali Today News – Trong cơn biến động của thị trường thế giới do vụ Brexit của Anh quốc chọn rời EU, các nhà đầu tư chú ý gấp đôi vào nền kinh tế của Trung Cộng đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Các nhà đầu tư hiện tại rất chú ý với mức cầu của nền kinh tế Trung Cộng và xem nó là mối quan tâm hàng đầu. Tất cả đều chú ý vào tình hình chính trị.
Quỹ Tiền Tệ Thế Giới, sau Brexit từng lo ngại nhất những biến động ngân hàng như Deutsche Bank của Đức là hàng đầu cho rủi ro thế giới, tiếp đến là HSBC tại Anh và Credit Suisse. Các nhà đầu tư cũng e ngại hệ ngân hàng của Trung Cộng cũng theo đà này vì lý do đầu tiên theo giới truyền thông ngân hàng quốc tế thường hay suy diền những lây lan tai hoạ tài chánh đều phát xuất từ Trung Cộng.
Những nỗi lo ngại này phần nhiều là vô căn cứ. Điều nên biết nền kinh tế khổng lồ trong hầu hết các công ty và hệ ngân hàng của Trung Cộng là cánh tay đắc lực cho nhà nước. Dù rằng nhà nước này chẳng bao giờ khoan dung cho các hành động đầu cơ của các cơ sở kinh tế ngoại vi như phát triển địa ốc, các công ty tài chánh ngoài ngân hàng, các cơ sở tài chánh thương mại đều bị nhà nước Trung Cộng kiểm soát chặt chẽ, tất cả đều dưới tay đảng Cộng Sản Trung Hoa.
Tây Phương thường bắt chia rạch ròi giữa chính trị và doanh thương nhưng tại Trung Cộng lại khác, không bao giờ có sự phân biệt này.Trung Cộng chỉ có một nhà nước, thế mà các nhà quan sát Tây Phương thường báo rằng hệ thống ngân hàng Trung Cộng là “trái bom nổ chậm”. Họ khởi đầu bằng một tiên đề sai khi nói rằng có những dạng ngân hàng ‘theo kiểu Tây phương’ hoạt động khắp nơi tại Trung Cộng. Mà “kiểu Tây phương” thì làm gì có thất bại do đó là “tư hữu” mà.
Giới tin tức báo cáo về nhưng vụ tham nhũng cở bự, những thất thoát ‘không đáy’ về các công ty và nhà băng Trung Cộng là chuyện có thực. Thật ra nói thế chưa đủ. Tờ Tài Chánh Thời Báo đầu năm từng báo cáo dồn dập vô số cấu chuyện ngân hàng Trung Cộng đã ‘bùa phép’ và che đậy nhiều mối nợ rủi ro biến chúng thành dạng “đầu tư”, vẽ vời lại những con số nợ không hoàn lại được.
Ngân hàng Trung Cộng có thói quen tạo ra các nợ xấu, đa số do gia đình và tay chân trong đảng cầm đầu các công ty này. Nợ này có bao giờ trả lại được đâu. Và dòng tiền này đi đâu? Nó tuôn vào trong thị trường địa ốc của Hoa Kỳ. David Curtis Writgh, trong cuốn Lịch Sử Trung Hoa, 2007 có đoạn, “những cái vòi tham nhũng nó hút sâu vào nền kinh tế của Trung Cộng, đậm nhất là lãnh vực tài chánh”.Tờ South China Morning Post cho biết số tiền tiêu pha quá lớn cho tiệc tùng, công vụ ngoại quốc, chi phí phụ trội ngoài dự tính càng lúc càng làm cho tệ nạn tham ô tràn lan trong kỹ nghệ tài chánh Trung Cộng. Cơ quan chống tham nhũng Trung Cộng có số liệu lớn về các tay ‘tham nhũng gộc’ đều là giới chức đảng Cộng Sản.
Ngân hàng Trung Cộng cùng các công ty liên hệ đang vào hội chứng nợ nần tham ô và quản lý rất tồi là chuyện quá rõ ràng. Các nhà quan sát Tây Phương không nên nghĩ các ngân hàng Trung Cộng có tiến bộ như các khoản ‘vay làm ăn’ bình thường mà đây chỉ là một dạng làm ăn của một nhà nưóc Cộng Sản. Bao nhiêu sự kiện làm ăn, nợ xấu, không trả được là chuyện không còn ngạc nhiêm. Con số lớn các đảng viên Đảng CS Trung Cộng vào tù vì tham nhũng cũng từ đây.
Mức độ tham ô tại Trung Cộng là những sự kiện mà đảng CS Trung Cộng đã từng nắm toàn bộ hệ ngân hàng nước này, thế thì các nhà đầu tư nghĩ gì về các rủi ro càng lúc càng lan rộng tai đây?
Đinh Hoa Lư (trich dịch từ National Interest)