Friday, September 22, 2023
spot_img

Hậu quả của phán quyết Toà Trọng Tài LHQ đối với Hoa Kỳ ra sao?

Cali Today News – Vào ngày 12 tháng Bảy vừa qua, dựa vào Luật Biển Quốc Tế (ITLOS) Tòa Trọng Tài đã phủ quyết hầu như toàn bộ tuyên bố lãnh hải của Trung Cộng về Biển Đông. Từ đó đến nay có nhiều bàn cãi, suy đoán của thế giới về cái hậu của phán quyết, về phản ứng của Bắc Kinh và ngay cả về công luận

Nhưng thử bàn về phán quyết này ảnh hưởng ra sao với đồng minh Hoa Kỳ đối với Philippines, một nước đầu tiên công khai kiện Bắc Kinh ra toà quốc tế. Hoa Kỳ đã ký Hiệp Ước Bảo Vệ Lẫn Nhau (Mutual Defense Treaty) với Philippines vào năm 1951, trong đó có cam kết với Manila sẽ giúp Philippines trong trường hợp các lực lượng vũ trang, tàu bè hay phi cơ chính phủ bị tấn công. Hiệp ước này không bao hàm các vùng đảo đá, bãi cạn tại Biển Đông đặc biệt chỉ ra rằng chỉ bảo vệ vùng nào là “lãnh thổ có đô thị” của Philippines và mạn “Vùng Thái Bình Dương”- Như vậy, chính phán quyết này đã đưa cho Hoa Kỳ tình trạng rất khó xử khi thi hành.

Đặc biệt, chú ý tới tình trạng khó xử đó theo mức độ quyết tâm khi quốc gia này đã cam kết với đồng minh nhưng mặt khác lại lo đối xử ra sao với phản ứng của đối phương. Một cam kết mạnh có thể đem đến đối đầu với đối phương của đồng minh mình, nhưng một cam kết lơi lỏng có thể gây ra ngộ nhận hay ý nghĩ tiêu cực “bạn bỏ mình’ hoặc sự chê bai là một “đồng minh yếu ớt”.Vào địa vị nào, một cam kết mạnh mẽ của Mỹ có thể làm cho Bắc Kinh tức giận, một cam kết quá yếu lại làm cho Manila nghi họ bị bỏ rơi, không được yểm trợ.
Vấn đề chúng ta có thể nghĩ rằng: tính liên minh cũng có cái giá của nó. Nếu Hoa Kỳ cho Philippines thấy tinh thần đồng minh hay cam kết của mình rất mạnh, vậy có nguy cơ đưa đến đụng độ ngoài ý muốn. Giả như Philippines cảm thấy rất tin vào cam kết của Mỹ đối với đồng minh, Manila có thể đi đến thái độ quyết liệt hay ‘ươn ngạnh’ với Bắc Kinh, sẽ có nhiều thái độ rủi ro hơn, như đụng độ quân sự.

Liên Minh Mỹ- Nhật về tranh chấp Trung -Nhật tại Đông Hải, trường hợp Quần Đảo Điếu Ngư (Senkaku Islands) là ví dụ cho sự khó xử trong liên minh; tuy tương tự, nhưng trong trường hợp này Hoa Kỳ lại ủng hộ Nhật mạnh hơn. Trái lại, nếu Manila nghi ngờ cam kết của Mỹ với đồng minh, thì Philippines sẽ đi đến ý nghĩ bị Hoa Kỳ bỏ rơi. Nhưng nhờ vậy có thể hạn chế thái độ rủi ro của Manila, còn khuyến khích thoả hiệp- giúp cho Washington bớt lo lắng khi kẹt cứng vào những trận chiến tại Biển Đông.

Cách nhìn của Mỹ về Hiệp Ứớc Mỹ Phi ra sao?

Tuy Hoa Kỳ không rầm rộ mà lại kín đáo giúp quân sự cho Manila trong những chứng cớ sau:

1- Vào năm 2010 Bộ Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton giải thích: ” Tuy Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong tranh châp lãnh thổ tại Biển Đông, nhưng chúng tôi tin rằng các bên nên theo đuổi tuyên bố chủ quyền đúng theo quyền hạn dựa theo công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển”

2- Năm 2011, bà Clinton đã duyệt lại về quyền hạn phía Mỹ khi bà nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ với Philippines ra sao, bà nói: “Chúng tôi hứa chắc chắn toàn thể khả năng tự vệ và hạ tầng cơ sở về truyền thông của chúng tôi phải có đầy đủ khả năng vật chất cùng hoạt động để chống lại mọi khiêu khích đến từ các nước hay nhóm nào.”

3-Vào năm 2012 khi căng thẳng lên cao tại Bãi Cạn, Bộ Quốc Phòng Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi rất lo ngại về mối căng thẳng lên cao tại Biển Đông và chúng tôi có quyền theo dõi sát sao tình hình tại đây… Hoa Kỳ yêu cầu các bên nên tiến hành các bước làm giảm căng thẳng theo đúng tinh thần của Tuyên Bố 1992 của Khối ASEAN về Biển Đông và tuyến bố chung ASEAN – Trung Hoa về Phép Ứng xử Các bên về Biển Đông (Conduct of Parties in the South China Sea).

Washington một lần nữa lại tỏ ra dấu hiệu lưỡng lự dính vào hiệp ước an ninh lẫn nhau và có nguy cơ bị dính vào đối đầu quân sự Trung Cộng và Phi về các hòn đảo bãi cạn tại Biển Đông. Đó là lý do tại sao vào năm 2012 một giới chức quân sự Mỹ nói ‘huỵch tẹc’ ra rằng: “Tôi không nghĩ nước chúng tôi sẽ cho phép Hoa kỳ bị dính vào cuộc chiến từ mấy bầy cá và những hòn đá tại đó. Muốn đồng minh bảo vệ hiệp ước phòng vệ, không phải chuyện bắt chúng tôi phải dính phần vào tranh chấp ‘những hòn đá’ đó, đó là những chuyện theo tôi, chúng ta nên biết cách dàn xếp làm sao cho ổn là tốt hơn.”

Cách nhìn của Philippines về Liên Minh Phi Mỹ cũng khác:

Rõ ràng Manila luôn hi vọng tranh chấp hiện nay tại Biển Đông sẽ nhờ vào Hiệp Ước Phòng Vệ Lẫn Nhau, thế nhưng Thỏa Thuận Gia Tăng Hợp Tác Tự Vệ 2014 lại có những khoản mơ hồ. Thoả thuận vào năm 2014 nói nâng cao hợp tác tự vệ giữa Phi và Hoa Kỳ và giúp Phi phát triển khả năng tự vệ và kiện toàn lãnh vực thám sát về hàng hải. Thoả thuận cũng cho phép lực lượng vũ trang Hoa Kỳ luân phiên tới Philippines để tái cân bằng lực lượng tại Á Châu Thái B Dương. Thế nhưng không đả động gì đến Biển Đông (mơ hồ?)

Tuy thế, Tổng Thống Benigno Aquino III của Phi khẳng định vào tháng Năm 2016 rằng Hoa Kỳ ” phải duy trì…niềm tin tới các đồng minh của mình” và “phải thi hành bổ phận qua các hoạt động quân sự tại Biển Đông nếu như Trung Cộng tiếp tục lấn tới tuyên bố làm chủ các vùng bãi đá đang tranh chấp nóng bỏng ngoài khơi Philippines” hiện tại.

Dẫu Hoa Kỳ không chính thức cho rằng Mỹ sẽ công khai tới giúp Phi tự vệ nếu nước này lâm vào cuộc đụng độ quân sự tại các đảo hiện tại, nhưng theo một số nhà phân tích họ cho rằng Washington nên tăng cường sức mạnh cho Philippines để công khai và rõ ràng với công luận Hiệp Ước Tự Vệ Lẫn Nhau nó có LIÊN QUAN BIỂN ĐÔNG

Phản ứng Hoa Kỳ về phán quyết LHQ trong tháng Bảy nói trên không rõ ràng và nên phán đoán dè dặt hơn, chưa nên lấy đó là vinh quang mặc dù người ta chào đón sự ra đời của nói. Phán quyết làm Hoa Kỳ vừa lòng, nhất là vấn đề TỰ DO HẢI HÀNH trên tuyến biển chiến lược này được đề cập. Nhưng có vài thứ không ai bằng lòng do nó tỏ ra quá ‘nhu nhược’ và lại kêu gọi Mỹ phải có chính sách mạnh bạo hơn?

Do vậy, chúng ta hiểu tại sao Washington tại sao trở nên lưỡng lự về chiến lược. Phán quyết đã cho Manila thêm nhiều sức bật chính trị và pháp chế để ép Hoa Kỳ phải yểm trợ mạnh quân sự nếu Philippines muốn áp lực Bắc Kinh tuân thủ quyết định Toà Trọng Tài về đảo Bãi Cạn hay các nơi khác do Trung Cộng đang chiếm của nước này. Và điều này Hoa Kỳ lại chẳng muốn: bị ép đứng vào ‘một phe’ và rồi bị kéo vào trận chiến ‘giành các hòn đá’ như Hoa Kỳ vừa nói trên.

Eric Hyer (Washington Post)
bản dịch Đinh Hoa Lư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img