Vietnam – Cali Today News – Ngày 10/102/2017, rất nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ để trả tiền khi qua trạm thi phí BOT Biên Hòa bị công an kêu lên thẩm vấn, đe dọa.
Liên quan đến việc hàng trăm tài xế đồng loạt dùng tiền lẻ để trả tiền vé qua trạm thu phí trong suốt hơn một tháng qua, cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai đã gửi giấy mời khoảng hơn 20 người lên làm việc. Mục đích của việc này không nằm ngoài chuyện dọa nạt để các tài xế chấp nhận việc trạm thu phí BOT đặt sai chỗ và chấp nhận mức phí mà chủ đầu tư đưa ra.
Trả lời báo chí, thượng tá Võ Đình Thường, phó phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai xác nhận tin tức trên, song, ông này cho biết:
” Việc mời tài xế lên để làm rõ và xác định hành vi đúng sai, các vấn đề trong việc gây cản trở giao thông, giải thích tuyên truyền giáo dục cho tài xế”.
Việc làm này của ông Thường đã dấy lên làn sóng phản đối trong dư luận, khi có những tin tức từ trong dân chúng cho biết rằng, ông này chính là con rễ của chủ công ty mẹ của công ty đầu tư trạm thu phí BOT tại Biên Hòa.
Khi báo chí thẳng thừng đặt câu hỏi với ông Thường về nghi vấn trên, thượng tá Thường đã trả lời một cách vu vơ, không trực tiếp trả lời vào trọng tâm câu hỏi. Tuy nhiên, ông này không xác tín cũng không phủ nhận những đồn thổi đang râm ran khi nói:
“Điều đó không quan trọng, không liên quan vấn đề đó”.
Ông Võ Đình Thường là người không hề xa lạ đối với cánh lái xe đường dài. Cách đây 14 năm, ông Thường đã dính đến vụ tai tiếng khi chỉ thị cho thuộc phải “nhanh tay lẹ mắt, phải gọn gàng” khi nhận tiền mãi lộ. Lúc đó, ông Thường với cấp bậc đại úy, trạm trưởng Cảnh sát giao thông Dầu Giây.
Sau khi sự việc vỡ lỡ, ông Thường đã bị kỷ luật, bị cách chức trạm trưởng và loại ra khỏi lực lượng cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, không rõ bằng cách nào, ông này sau đó lại quay trở lại làm cảnh sát giao thông với cấp bậc thượng tá và còn là phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai.
Một tài xế bị mời lên thẩm vấn khi trả lời báo chí cho biết ông hết sức phản đối nội dung được ghi trong “thư mời”. Vì ông kinh doanh vận tải nên thường xuyên qua lại trạm thu phí, ông không hề gây cản trở giao thông như cảnh sát giao thông cáo buộc. Còn việc sử dụng tiền lẻ khi mua vé không hề vi phạm luật pháp Việt Nam.
“Tôi không đồng ý với nội dung giấy mời và sẽ nói rõ việc này. Tôi lưu thông qua trạm là đi làm việc chứ không có thời gian đi chơi. Tôi trả tiền lẻ là quyền của tôi. Khi trạm mời qua thì tôi qua, không dừng cản trở. Tuy nhiên, khi tôi đang trả tiền nửa, họ mời tôi qua thì phải lấy lại xong số tiền của mình chứ không muốn cản trở ai cả. Là người đường hoàng, chúng tôi không xin, nhưng họ cứ cho qua chẳng theo nguyên tắc nào cả”- một tài xế cho báo Người Lao Động biết.

Tram thu phí BOT đường tránh thành phố Biên Hòa được đặt trên Quốc lộ 1A, đoạn đi ngang qua xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai). Mặc dù chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đồng Thuận chỉ bỏ tiền ra làm 12km đường tránh, thêm vào đó là tu bổ thêm 10km đường trên Quốc lộ 1A. Tuy nhiên, thay vì đặt trạm thu phí tại đường tránh thì chủ đầu tư lại đặt trên đường Quốc lộ 1A để nhanh chóng thu hồi vốn. Việc này chẳng những bóc lột túi tiền giới tài xế, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, mà còn làm xáo trộn đời sống của rất nhiều hộ dân sinh sống gần trạm thu phí.
Vậy nhưng, thay vì phải dời trạm thu phí vào trạm đường tránh, chủ đầu tư đã sử dụng lực lượng công an để dọa nạt cánh tài xế và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Mặt khác, Bộ Giao thông vận tải cũng đã chọn hình thức im lặng trong suốt thời gian dài, bất chấp làn sóng phản đối đang ngày càng lan tỏa.
Nguoi Quan Sat