Saturday, May 27, 2023
spot_img

Hà Tĩnh: Người dân Tây Yên, Dũ Yên quyết sống chết, bảo vệ sự sống sông Quyền

Cali Today News – “Chúng tôi cực liệt phản đối việc quyết định hay có xu hướng để cho Formosa sả thải ra sông Quyền, chúng tôi sẽ sống chết với con sông Quyền. Thật sự như vậy, chúng tôi sẽ bảo vệ nơi sinh hoạt và nơi cung cấp nhu cầu cuộc sống của chúng tôi.”

Thay vì đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người dân là phải đóng cửa và khởi tố Formosa Hà Tĩnh nhưng nhà cầm quyền Hà Tĩnh làm điều ngược lại, đó là kết hợp với Bộ Tài nguyên môi trường bàn thảo phương án tạo điều kiện cho Formosa Hà Tĩnh tiếp tục xả thải. Lo ngại con sông Quyền, “nút sống” của hàng chục hộ dân ở thị xã Kỳ Anh bị bức tử bởi chất độc từ Formosa Hà Tĩnh thả ra nên hôm 18/9/2016, khoảng hai ngàn người dân Tây Yên, Dũ Yên đồng loạt xuống đường quyết bảo vệ sự sống của con sông Quyền đến hơi thở cuối cùng…

Một ngư dân với biểu ngữ sống chết với sông Quyền (ảnh; Facebook Nguyễn Hồng Ân)
Một ngư dân với biểu ngữ sống chết với sông Quyền (ảnh; Facebook Nguyễn Hồng Ân)

Biểu tình vì sông Quyền, vì sự sống chung
“Bảo vệ sông Quyền là bảo vệ sự sống!” “Đấu tranh cho sông Quyền đến hơi thở cuối cùng” hay “Bảo vệ sông Quyền là bảo vệ cuộc sống của chúng ta!” đó là những thông điệp hết sức rõ ràng, dứt khoát và cũng là nội dung của những biểu ngữ mà khoảng 2000 người dân Tây yên, Dũ Yên hôm 18/9 đã xuống đường biểu tình nhằm gửi đến nhà cầm quyền Hà Tĩnh và Bộ Tài nguyên môi trường. Cuộc biểu tình chỉ kéo khoảng mấy tiếng đồng hồ, do bất ngờ nên dư luận khắp nơi ít biết đến nhưng cũng đủ đánh động nhà cầm quyền Hà Tĩnh, đủ cho họ thấy người dân Tây Yên, Dũ Yên nói riêng và người dân thị xã Kỳ Anh nói chung quyết tâm bảo vệ, sống chết cùng con sông Quyền, yêu cầu nhà cầm quyền phải chấm dứt phương án không hợp lòng dân.
Cụ thể, trước ngày 18/9/2016, Ủy ban tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Tài nguyên môi trường đã có cuộc họp đề ra phương hướng là Formosa Hà Tĩnh không sả thải ra biển Đông, đặt phương án để Formosa Hà Tĩnh sả thải ra con sông Quyền để dễ dàng kiểm soát. Con sông Quyền dài khoảng 30km, chảy qua 7 xã trong thị xã Kỳ Anh trong đó có Tây Yên, Dũ Yên. Có khoảng mấy ngàn hộ dân Tây Yên, Dũ Yên sống tập trung ven con sông Quyền, cách sông Quyền khoảng 50m.

Người dân Tây Yên, Dũ Yên rợp biểu ngữ bảo vệ sông Quyền và phản đối Formosa Hà Tĩnh vào ngày 18-9-2016 (ảnh; Facebook Người Tây Yên)
Người dân Tây Yên, Dũ Yên rợp biểu ngữ bảo vệ sông Quyền và phản đối Formosa Hà Tĩnh vào ngày 18-9-2016 (ảnh; Facebook Người Tây Yên)

Cũng trước đó, vụ việc Formosa Hà Tĩnh nhập hàng trăm tấn chất thải độc hại từ Đài Loan vào Việt Nam mặc dù bị các lực lượng chức năng Việt Nam bắt giữ nhưng qua đó cho thấy, sau thảm họa môi trường vào đầu tháng 4/2016, Formosa Hà Tĩnh vẫn tiếp tục mắc những sai phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân. “Bức tử” cả một vùng biển miền Trung rộng lớn nay Formosa Hà Tĩnh và nhà cầm quyền Hà Tĩnh toan tính tiếp tục “bức tử” một con sông quan trọng như con sông Quyền ở thị xã Kỳ Anh là điều người dân không thể chấp nhận.

Một người dân tên Nghị ở Tây Yên, Dũ Yên đã điện thoại đến Cali Today để chia sẻ nguyên nhân có cuộc biểu tình của người dân Tây Yên, Dũ Yên vào ngày 18/9 vừa qua.

“Việc Bộ tài nguyên môi trường và Ủy ban tỉnh Hà Tĩnh đã đề ra kế hoạch và phương hướng gần như là thống nhất phương án này nên chúng tôi nhất quyết bảo vệ sông Quyền bởi dòng sông Quyền là nơi cung cấp hầu như mọi sinh hoạt cho người dân chúng tôi từ nguồn nước sinh hoạt cho tới nguồn nói tưới tiêu trồng trọt…v…v…nếu dự án này mà họ đồng thuận, nhất trí một cái là coi như cả khu vực thị xã Kỳ Anh chịu trực tiếp thảm họa nặng nề cho nên bắt buộc người dân chúng tôi phải lên tiếng để bảo vệ dòng sông Quyền”

Nội dung biểu ngữ có cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt (ảnh; Facebook Người Tây Yên)
Nội dung biểu ngữ có cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt (ảnh; Facebook Người Tây Yên)

Ngoài những biểu ngữ có nội dung nhắc đến con sông Quyền, người dân Tây Yên, Dũ Yên còn đưa thêm những biểu ngữ có nói nội dung phản đối Formosa như; “Formosa cút khỏi Việt Nam!” “Thải chất độc ra biển là tội ác!”. Đáng chú ý, nội dung của những biểu ngữ không chỉ mỗi tiếng Việt mà còn được người dân dịch ra cả tiếng Anh rất phong phú; “We pledge to fight for SONG QUYEN until our last breath! ” “Protecting SONG QUYEN is protecting our lives” “Stop! releasing toxic wastes in our precious water” “Stop! Releasing toxic wastes in our precious SONG QUYEN!” hay “Formosa get out of Viet Nam”

Điều đáng nói, phương án cho Formosa Hà Tĩnh xả thải ra sông Quyền liên quan đến sự sống còn của mấy chục ngàn hộ dân nhưng nhà cầm quyền Hà Tĩnh lại chưa thông qua ý kiến người dân. Anh Nghị chia sẻ tiếp;

“Họ (nhà cầm quyền Hà Tĩnh) không thông qua dân nhưng họ có đưa cả phó giáo sư, tiến sĩ về đó để tham khảo nhưng chưa có cái gì liên quan tới dân. Họ đang tham khảo dự án cho nên qua thông tin từ báo đài dân chúng tôi biết và chúng tôi phản đối. Phải ngăn chặn kịp thời chứ không Formosa mà sả thải trực tiếp ra sông Quyền này thì dân chúng tôi chết mòn luôn.”

hình ảnh người dân Tây Yên, Dũ Yên biểu tình ngày 18-9-2016 (ảnh; Facebook Người Tây Yên)
hình ảnh người dân Tây Yên, Dũ Yên biểu tình ngày 18-9-2016 (ảnh; Facebook Người Tây Yên)

Cũng như hàng chục cuộc biểu tình của giáo dân giáo phận Vinh trong thời gian qua, cuộc biểu tình của người dân Tây Yên, Dũ Yên theo Cali Today được biết cũng có rất đông công an, an ninh trật tự lẫn an ninh thường phục chà trộn vào trong dân nhưng không có điều gì đáng tiếc xảy ra.

Giữ sông Quyền. Khởi kiện Formosa ra tòa công lý
Ngày 30/8/2016, rất nhiều cá nhân và tổ chức dân sự độc lập Việt Nam thảo thư kêu gọi ủng hộ việc khởi tố Formosa Hà Tĩnh. Bức thư sau đó được đăng tải lên các trang mạng Internet đã thu hút sự quan tâm của dư luận, đông đảo dư luận đồng tình ủng hộ. Bên cạnh đó, cũng có không ít người dân ở Việt Nam còn trăn trở liệu việc khởi kiện Formosa Hà Tĩnh ra tòa công lý có nặng lắm không bởi dù sao Formosa Hà Tĩnh cũng đã nhận lỗi và chịu đền bù thiệt hại?
Theo Linh mục Phan Văn Lợi, đại diện cho Tổ chức dân sự độc lập Hội cựu tù nhân lương tâm ký vào bức thư chia sẻ với Cali Today;
“Nhận lỗi là một chuyện. Còn đền bù thì làm sao gọi đền bù cho được? Đó là sự lăn nhục người ta. Có thể nói nó (Formosa) làm thiệt hại còn hơn công ty British Petroleum ở Hoa Kỳ mà đền bù có 500 triệu USD là một sự lăn nhục dân tộc chúng ta. Không phải xin lỗi là xong được, đền bù là phận sự trách nhiệm dân sự phải đền bù cho đầy đủ. Tiếp nữa là gây tội ác, trách nhiệm hình sự phải đưa ra tòa. Và cuối cùng chúng tôi nói là nó gián tiếp đến chính trị, gây tổn hại an ninh quốc gia, chủ quyền của Việt Nam trên biển. Đó là ba lý do phải đưa nó ra tòa, không phải xin lỗi là được. Không phải chuyện đơn giản đi vào công an gặp nhau rồi xin lỗi mà đây làm thiệt cả một quốc gia dân tộc ở hiện tại lẫn trong tương lai.”
Linh mục Lợi còn chia sẻ thêm, việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có dấu hiệu bao che, đồng lõa với Formosa Hà Tĩnh không phải chỉ ăn chia với nhau mà đồng lõa có Tàu cộng đứng ở phía sau, đồng lõa với Tàu cộng để tàn hại dân tộc Việt Nam, tàn hại về môi trường, tàn hại về sức khỏe và tàn hại về tương lai dân tộc là mất nước.
Nhìn lại thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra, hàng triệu người dân Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng về cuộc sống, ngư dân ở vùng biển bị ảnh hưởng phải mất việc làm, hàng ngàn trẻ em không đến trường vì hoàn cảnh gia đình khó khăn sau thảm họa. Hoàn cảnh gia đình anh Nghị cũng cùng chung số phận ấy.
Tính đến nay, Formosa Hà Tĩnh đã hoàn thành số tiền 500 triệu USD giao cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để khắc phục hậu quả thảm họa môi trường. Bài tóan đặt ra, nhà cầm quyền phải làm như thế nào để số tiền này đến tay người dân bị ảnh hưởng và khắc phục hậu quả như thế nào? Anh Nghị nói:

“Qua 6 tháng ở các nơi, tôi có tìm hiểu thì chính quyền có hỗ trợ một ít gạo và tiền bạc gì đó nhưng ở Tây Yên, Dũ Yên chúng tôi thì chính quyền hầu như chưa hỗ trợ gì cả qua thiệt hại môi trường do Formosa gây ra. Gần đây dân chúng tôi có phản ánh thì chính quyền có cho kê khai thiệt hại, hiện tại họ đang làm giấy tờ kê khai để tiến hành bồi thường, người dân Tây Yên chúng tôi cũng đang tiến hành làm hồ sơ để chờ đợi nhận tiền bồi thường nhưng không biết lúc nào nhận được.”

Ngoài biểu tình trên bộ, người dân Tây Yên, Dũ Yên còn biểu tình trên sông Quyền (ảnh; Facebook Tho Nguyen)
Ngoài biểu tình trên bộ, người dân Tây Yên, Dũ Yên còn biểu tình trên sông Quyền (ảnh; Facebook Tho Nguyen)

Quay trở lại phương án mà nhà cầm quyền Hà Tĩnh cho Formosa Hà Tĩnh xả thải ra công sông Quyền, anh Nghị lên tiếng cực lực phản đối:

“Chúng tôi cực liệt phản đối việc quyết định hay có xu hướng để cho Formosa sả thải ra sông Quyền, chúng tôi sẽ sống chết với con sông Quyền. Thật sự như vậy, chúng tôi sẽ bảo vệ nơi sinh hoạt và nơi cung cấp nhu cầu cuộc sống của chúng tôi.”

Kết thúc chia sẻ, anh Nghị đề nghị nhà cầm quyền Hà Tĩnh về việc để Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển Đông để rồi gây thảm họa môi trường giờ phải có biện pháp khắc phục bằng khoa học ví dụ như sử dụng công nghệ khoa học của Nhật Bản để trả lại biển sạch chứ không thể như qua báo đài thông tin là biển tự làm sạch.
“Yêu cầu chính quyền nhà nước cũng như phía Formosa Hà Tĩnh bằng các biện pháp sử dụng công nghệ khoa học giống như bên Nhật để làm sao trả lại biển sạch cho không riêng bốn tỉnh miền Trung mà cho cả Việt Nam”- Anh Nghị kết lời./.

THIÊN HÀ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT