Tuesday, March 21, 2023
spot_img

Gia Tăng Hoạt Động Quân Sự vùng Biển Đông của TQ và Nhật Bản dẫn tới chiến tranh?

Cali Today News – Trong khi thế giới theo dõi những căng thẳng quân sự gia tăng ở Biển Đông, thì một tình huống nguy hiểm khác đang sôi sục ở đây, nó có thể là điểm kích hoạt cho một cuộc chiến tranh lớn giữa các cường quốc. Căng thẳng chính là tám hòn đảo không có người ở do Nhật kiểm soát gần các tuyến đường vận chuyển quan trọng, các vùng đánh bắt cá phong phú và đầy tiềm năng dầu khí dự trữ. Trung Quốc phản đối những tuyên bố của Nhật Bản và đang leo thang hoạt động quân sự của mình trong vùng trời của Nhật Bản. Đáp lại, Nhật Bản đã tăng gấp đôi phản lực cơ chiến đấu F-15.

Tình hình này làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn đụng độ đối đầu – và có thể kéo các nước khác, như Hoa Kỳ, vào một cuộc xung đột. Đây là chủ đề mà Tổng Thống Trump có thể sẽ trình bày với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm tại tư dinh trong khu nghỉ mát Mar-a-Lago cuối tuần này.

Từ phòng khách phi trường quốc tế Naha của đảo Okinawa, Nhật Bản, hành khách có thể dễ dàng nhìn thấy những gì đang diễn ra. Xen kẽ giữa các chuyến bay thương mại thường lệ, người ta thấy một hoặc hai chiến đấu cơ F-15 lên xuống trên phi đạo, đó là của Lực Lượng Phòng Vệ Không Quân Nhật “LLPVKQN” (JASDF) đang chia sẻ với luồng hàng không thông thường của phi trường Naha. Tốc độ hoạt động tăng nhanh để có thể nghênh chiến và kịp thời chặn chiến đấu cơ hay do thám cơ quân sự Trung Quốc bay vào hoặc tiến gần không phận Nhật Bản.

Các phi vụ phòng chặn của Nhật đang gia tăng trên Biển Đông, trung bình phải cho xuất phát khoảng hai phi vụ chặn máy bay Trung Quốc mỗi ngày kể từ tháng 4 năm ngoái, gần gấp đôi so với 12 tháng trước đó. Để đáp ứng với những hoạt động quân sự của Trung Quốc trong không phận, Nhật Bản coi trọng trách nhiệm của mình, LLPVKQN (JASDF) đã tăng gấp đôi số chiến đấu cơ tại căn cứ không quân Naha, bổ sung thêm một phi đoàn thứ hai của chiến đấu cơ F-15J, kiểu phiên bản Nhật Bản của chiếc F-15 do Mỹ chế tạo, – từ tháng Giêng năm ngoái 2016.

Sự gia tăng vi phạm không phận Nhật của TQ thúc giục Không Lực Nhật JASDF phải tăng theo, sự kiện này cho thấy sẽ rất khó tránh tai nạn hoặc hiểu lầm giữa hai quân đội – một tình huống có thể nhanh chóng leo thang, với sự căng thẳng quân sự đã gia tăng trong khu vực. Tình hình như vậy, cố ý hay không cũng có khả năng kéo lực lượng của Mỹ trú đóng trong khu vực vào cuộc xung đột.

Căng thẳng gia tăng:

Ông Eisuke Tanabe, cố vấn chính sách cao cấp của Ban Tham Mưu Bộ Quốc Phòng Nhật Bản, cho biết: “Họ (TQ) đã hoạch định hàng loạt các cuộc xâm nhập vào không gian và lãnh hải của chúng tôi. Sự xâm nhập không phận của chiến đấu cơ Trung Quốc, “Chúng tôi gửi chiến đấu cơ của chúng tôi, và điều đó làm cho tình hình có thể rất nguy hiểm, khi các chiến đấu cơ hai bên xáp đến gần nhau.”

Từ tháng 4 đến tháng 12 năm ngoái, các chiến đấu cơ Nhật Bản đã cố gắng chặn máy bay Trung Quốc 644 lần. Trong khi Nhật Bản vẫn chưa công bố tài khóa cho năm 2016 nhất là việc gia tăng chi phí cho quốc phòng (lịch tài khóa của Nhật Bản bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 31 tháng 3 năm sau). Các quan chức của Bộ Quốc phòng cho biết về vấn đề phòng không vẫn duy trì tốc độ cao cho các phi vụ phòng chặn địch kể từ năm 2008.

Chưa bao giờ mà các lực lượng JASDF bận rộn như hiện nay kể từ khi Chiến tranh Lạnh chống Liên Sô gây rối trong khu vực.
Ngày nay, căng thẳng trong khu vực lại tăng cao bởi các biến động mới, chủ yếu là các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng chéo ở biển Đông và Nam Trung Quốc. Thêm vào đó, mối đe dọa dằng dai của bán đảo Triều Tiên, cộng với việc quân đội Trung Quốc luôn gia tăng khả năng bảo vệ và đối phó các đối thủ ngoại quốc trên cả hai mặt hải quân và không lực. Các quốc gia bạn của Hoa Kỳ, như Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản, đã phải lo lắng khi Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm và cải tiến tiềm lực quân sự của mình ở Tây Thái Bình Dương và trong các vùng biển có liên quan đến Trung Quốc về phía Đông và Nam.

Một điểm nóng chính trị:

Đảo Okinawa – nơi có căn cứ quân sự lớn của Hoa Kỳ nhằm giúp Nhật tự vệ – đây là một điểm đặc biệt quan trọng nhắc nhở Tokyo vì sao có sự căng thẳng quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc, chính là quần đảo Senkaku.
Quần đảo Senkaku (TQ gọi là đảo Điếu Ngư), nằm khoảng 225 dặm hải lý về phía Tây của hòn đảo chính Okinawa và chỉ 90 dặm về phía Bắc của hòn đảo Ishigaki của Nhật Bản, TQ và Nhật đều tuyên bố có chủ quyền hai đảo không người ở này. Quân đội hai quốc gia đều cố gắng kiểm soát vùng trời và biển xung quanh hai đảo. Lý do tranh chấp chính là vùng đánh cá rất phong phú và các báo cáo lượng dầu và khí đốt tiềm trữ quanh Senkakus. Trung Quốc, Nhật Bản và cả Đài Loan, cũng tuyên bố chủ quyền các hòn đảo này vì chúng là kho dự trữ năng lượng rất lớn trong tương lai.

Những năm gần đây, Senkakus đã trở thành một điểm nóng chính trị cho cả hai quốc gia, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc của đôi bên trong khi chính phủ Nhật Bản tiếp cận một cách thận trọng vì muốn tránh cuộc đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Theo một sự kiện gần Senkakus vào tháng 9 năm 2010, khi một tàu đánh cá của Trung Quốc cố ý đâm vào một tàu tuần tra của Nhật Bản, Nhật Bản cho biết đã đối phó một cách nhẹ nhàng và nhún nhường, và cảnh bảo ngư dân Nhật Bản nên lìa tránh xa các hòn đảo ngay khi phát hiện các tàu Trung Quốc quần quậy quanh Senkakus.

Photo Courtesy: NBC

Phô Trương Sức Mạnh Quân Sự:

Trung Quốc đã công khai tuyên bố việc bảo toàn đường tiếp vận với Tây Thái Bình Dương vượt trên cả cái được gọi là “chuỗi đảo đầu tiên” – một chuỗi đảo trải dài từ quần đảo Nhật Bản đến Đài Loan tới Philippines và băng qua phía Nam của Biển Nam Trung Hoa, đến cả vùng đảo của Mã Lai. Cuối cùng, Trung Quốc nhằm mục đích mở rộng tầm hoạt động quân sự của mình vào Biển Đông và Tây Thái Bình Dương, như vậy sẽ có quyền cho hay không cho ai ra vào trong khu vực.

Những gia tăng hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông có thể chứng minh là vấn đề phụ của các mục tiêu chính khác cụ thể hơn.

“Quan niệm của chúng tôi là Trung Quốc đang cố gắng phát triển khả năng của các phương tiện khác nhau ở Tây Thái Bình Dương”, Bà Yurie Mitsui, Phó Giám đốc Văn phòng Phân tích Tình báo Chiến lược của Bộ Quốc phòng Nhật nói; “Bởi vì sự gia tăng của cả hai mặt trên không trung và dưới biển quanh khắp Senkakus và các sứ mệnh đòi hỏi phải lập kế hoạch dài hạn và nhiều chuẩn bị”. Các nhà phân tích tình báo không có lựa chọn nào khác ngoài việc đọc các hoạt động đó để kết luận như vậy.
“Chuỗi đảo đầu tiên” là một câu do Hoa Kỳ tạo ra”, Bà Mitsui nói, Bà đồng ý với ý tưởng rằng Trung Quốc đang tìm cách mở rộng khả năng quân sự của mình sâu hơn vào Tây Thái Bình Dương qua mặt các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Phi Luật Tân, và còn một vấn đề khác cơ bản hơn cho Trung Quốc là, “khi chúng tôi phân tích các hoạt động của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương, chúng tôi luôn nghĩ đến Đài Loan”. Bà Yurie Mitsui, là phó giám đốc tình báo tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng nhận định thêm: “Trung Quốc đang cố gắng phát triển khả năng hoạt động của các loại phi cơ của họ ở Tây Thái Bình Dương.” –
Vấn đề uẩn khuất khác cho thấy rằng trong khi các tranh chấp lãnh thổ và hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, như tập trận khiêu khích ở Biển Đông, nhưng dường như những việc làm này vẫn không ảnh hưởng đến cái gai chính là Đài Loan. Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một tỉnh ly khai của Đài Lục và đã thề sẽ đưa nó trở lại dưới sự cai trị của Trung Quốc đại lục. Làm như vậy không phải vì vấn đề chiến lược địa lý, chính trị hay nhu cầu kinh tế mà chính là vấn đề niềm tự hào dân tộc đối với nhiều công dân Trung Quốc và đảng cộng sản cầm quyền.

Lá bài Đài Loan: Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Wu Qian, đã phát biểu trong một cuộc họp báo tuần trước rằng “việc sử dụng vũ khí để từ chối thống nhất là rất vô ích, và như vẻ không có lối thoát. ” (ý nói tới Đài Loan).
Tổng thống Trump sẽ tiếp đón ông Tập Cận Bình, CT Trung Quốc tại tư dinh Mar-a-Lago từ ngày 6 & 7 tháng 4 này, và các vấn đề an ninh liên quan đến Triều Tiên và Biển Đông chắc chắn sẽ choán đầy chương trình nghị sự. Cho dù có hay không có Đài Loan trong chương trình, hay các vấn đề liên quan Biển Đông, cũng sẽ giúp báo hiệu cho Nhật xem xét nghiên cứu kỷ phương án đối phó.

Theo tiến sĩ Akio Takahara, chuyên gia về chính trị Nhật Bản, và là giáo sư Luật và Chính Trị của trường đại học Tokyo, cho rằng chính quyền Trump vẫn đang cố gắng đứng vững sau hai tháng đầu nhậm chức, Trung Quốc đã nhận ra yếu điểm đó, vì vậy người ta thường nghe: “Người Trung Quốc luôn nhìn vào những gì người Mỹ làm,” ông nói. “Vì vậy, khi Mỹ làm gì không tốt, thì TQ nghĩ rằng TQ đang làm rất tốt.”/

Sơn Hà

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT