Thursday, March 28, 2024

Gạch ốp lát xuất xứ Việt Nam bị phía Đài Loan gia hạn điều tra bán phá giá

Liên quan đến vụ việc Đài Loan cáo buộc gạch ốp lát xuất xứ Việt Nam bán phá giá, mới đây Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) thuộc Cơ quan Quản lý Kinh tế Đài Loan (MOEA) thông báo gia hạn việc điều tra vụ bán phá giá này đến ngày 17/9/2021…

Cùng bị Cơ quan Quản lý Kinh tế Đài Loan (MOEA) caó buộc như Việt Nam là gạch ốp lát có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia và Malaysia. Truyền thông Đầu Tư Online là DIễn Đàn Đầu Tư- Kinh Doanh của CSVN hôm nay ngày 2/8/2021 dẫn nguồn thông tin từ Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết ITC thuộc Cơ quan MOEA đã thông báo gia hạn thời gian điều tra về thiệt hại vụ việc này tới ngày 17/9/2021.

ITC sẽ ban hành Báo cáo các thông tin quan trọng về thiệt hại vào ngày 9/8/2021. Đồng thời, ITC sẽ tổ chức Phiên tham vấn trực tuyến công khai  từ 14h ngày 16/8/2021 để các bên liên quan có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về thiêt hại thực tế của ngành sản xuất trong nước.

Trước đó, ITC sẽ tổ chức phiên họp trù bị vào 14h ngày 12/8 để sắp xếp và xác nhận trình tự phát biểu tại phiên tham vấn công khai. Chỉ các bên được xác nhận có ý kiến trong phiên họp trù bị mới được phát biểu ý kiến trong phiên họp chính thức.

Được biết, việc điều tra thiệt hại và tổ chức phiên tham vấn công khai là một cấu phần bắt buộc trong điều tra chống bán phá giá theo quy định của WTO.

Liên quan đến vụ việc bán phá giá này, truyền thông Đầu Tư Online cho biết vào tháng 10/2020, Bộ Tài chính Đài Loan ban hành thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm gạch men (Ceramic tiles) có xuất xứ từ Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia.

Nguyên đơn là Hiệp hội Công nghiệp Gốm Đài Loan và Công ty TNHH Vật liệu Xây dựng Champion, thời kỳ điều tra từ  01/10/2019-30/09/2020.

Tháng 4 năm nay, Đài Loan đã ban hành kết quả sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với gạch ốp lát có xuất xứ từ 4 quốc gia này, trong đó biên độ phá giá với doanh nghiệp Việt Nam cao nhất là 28,64% và thấp nhất là 2,35%.

Liên quan đến mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị đối tác quốc tế cáo buộc bán phá giá, mới đây vào tháng 6/2021 thay vì dỡ bỏ mức thuế chống bán phá giá cho mặt hàng túi nhựa xuất xứ từ Việt Nam thì Bô Thương mại Hoa Kỳ (DOC) cho rằng việc làm này sẽ dẫn đến khả năng sản phẩm tiếp tục hoặc tái diễn bán phá giá. Do đó, DOC đề nghị gia hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá túi nhựa Việt Nam với mức thuế áp dụng 76,11%.

Cùng bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá như mặt hàng túi nhựa Việt Nam còn có các mặt hàng xuất khẩu có xuất xứ từ các nước Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan từ 76,11% đến 122,88%.

Được biết, DOC khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam vào năm 2009 và áp dụng biện pháp chống bán phá giá từ năm 2010 với thời gian áp thuế là 5 năm. Biện pháp đã được gia hạn một lần vào năm 2016. 

Trong tháng 7/2021, mặt hàng thép mạ hợp kim nhôm kẽm có xuất xứ từ Việt Nam đón nhận tin vui khi nhận được thông báo là Chính phủ Indonesia đã quyết định dừng không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam. Điều này đồng nghĩa rằng, mặt hàng này có xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu vào Indonesia sẽ không phải chịu thuế chống bán phá giá mà theo cáo buộc có thể lên đến 49,2%.

Vào ngày 26/8/2019, Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) khởi xướng điều tra vụ việc trên và vào tháng 2/2021 hoàn thành việc điều tra ./.

 

THIÊN HÀ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img