Thursday, March 28, 2024

Đừng coi thường cuộc tập trận Nga-Trung tại Biển Đông

Cali Today News – Hiện nay Trung Cộng và Nga đang xích lại gần nhau hơn ngoài đối tác về kinh tế và sau này là quân sự. “Đồng bệnh tương lân, đồng khí tương cầu’ câu này thể hiện rõ sự cản trở của hai nước này lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong vấn đề trừng phạt Bắc Hàn và giờ đây sự thắt chặt liên minh “hiện tại hay tương lai gần” đang thể hiện khi các chiến hạm hai nước đang tung hoành tập trận tại Biển Đông từ 13 tới 19/9/ 2016.

Hải quân hai nước tuy tránh vùng tranh chấp tại vùng biển này nhưng đây là lần đầu tiên phối hợp hải quân Nga – Trung hiện diện tại Biển Đông sau lần tập trận tại vùng biển Nhật Bản năm ngoái.

Lần này, các chiến hạm đã bắn đạn thật, hoạt động chống tàu ngầm, đổ bộ, yểm trợ chiến đấu v v.. Moscow và Bắc Kinh đang lo ngại sức mạnh của Mỹ tại Á Châu. Sự liên minh này gữi một tín hiệu hăm doạ Mỹ phải đối đầu với họ. Nói khác đi, giống một tín hiệu cho Washington rằng: Hải Quân Mỹ không còn là bá chủ trên vùng biển Á Châu nữa!

Sự hợp tác với Nga-Trung thành công do Moscow và Bắc Kinh rất muốn hất vị trí hàng đầu của Mỹ về hải quân tại Địa Trung Hải, Hắc Hải, tây Thái bình Dương và cả Ấn Độ Dương.

Ngoài hợp đồng tác chiến, chúng ta để ý tới sự tập huấn về chiếm đảo do quân Thuỷ Quân Lục Chiến Trung Cộng thực hiện.

Tuy Nga hậm hực bấy lâu do ảnh hưởng của Bắc Kinh càng lúc càng lấn sâu tại vùng viển đông thuộc Nga hay tại Trung Á nhưng Putin phải ‘ngậm bồ hòn làm ngọt’ mà chơi với Bắc Kinh do mất thị trường nhiều ở Âu Châu và thị trường của lục địa Trung Cộng là những gì khiến Moscow phải liên kết với Bắc Kinh.

Để đối đầu với chính sách ‘xoay trục’ của Mỹ (không phải riêng của TT Obama) về lại Á Châu, Trung Cộng rất cần kỹ thuật và vũ khí của Putin mà bằng chứng là mua được của Nga các tàu ngầm Kilo, chiến đấu cơ Su-27. khu trục hạm lớp Sovermeny cùng nhiều thứ đạn dược hoả tiễn tối tân khác.

Nga hiện đang cần bán nhiều vũ khí để bù lại lỗ hỏng do dầu rớt giá hơn một nữa từ năm 2014 tới nay. Thị trường to lớn của Bắc Kinh từ khí đốt cho tới vũ khí là điều Putin vô cùng quan tâm.

Sự hợp tác có lợi đôi bên, một bên có tiền một bên có thêm sức mạnh quốc phòng và một điều hai bên đi được với nhau là ý định ngăn chận bàn chân Mỹ trở về Á Châu hay làm chủ Á Châu với bất cứ giá nào. “Đồng khí tương cầu’ ở thể hiện rất rõ, Putin cần củng cố vị trí cá nhân mình tại nước Nga, duy trì lâu dài hình ảnh một Putin chuyên quyền và độc tài của một nước Nga cộng hoà thì phải có nhiều tiền. Bắc Kinh rất đắc ý điều này khi nắm được Putin dù là một người nổi tiếng nguy hiểm và thủ đoạn không vừa.

Hải quân Nga và Bắc Kinh nếu cộng lại sẽ có sức mạnh tổng hợp cũng như sự thuận lợi địa chính trị trong chiến lược biển hiện nay. Chúng ta không quên tại G20, Putin đã công khai ủng hộ Bắc Kinh loại bỏ phán quyết của toà Trọng Tài Thường Trực về Biển Đông. Nếu thế, gián tiếp Nga công nhận quyền sở hữu Biển Đông một vùng biển mà Bắc Kinh đã công bố theo cái gọi là đường Chín Khúc. Và khi đã công nhận như vậy thì hải lộ quốc tế qua vùng biển tranh chấp này là ‘của Trung Cộng” và Nga là đồng minh yểm trợ cho vấn đề này hay sao?

Vấn đề không nằm ngang đây.

Hoa Kỳ đã từng thề cùng đồng minh giữ cho được hải lộ quốc tế vì đây là quyền lợi quốc tế và của Mỹ.

Từ đó nó đi đến vấn đề như thế nào?

Hoa Kỳ chỉ lâm trận, và Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ tuyên bố chiến tranh khi quyền lợi của Mỹ bị mất.
Nếu thế 8 ngày tập trận ở Biển Đông giữa Nga và Trung Cộng, chấm dứt vào ngày mai 19/9/2016 nó không phải là hoạt động bình thường hay làm để ‘răn đe’ với các nước nhỏ mà là bước chuẩn bị cuộc chiến tại vùng biển Á Châu này:

Một bên là Nga và Trung Cộng và một bên là Mỹ cùng đồng minh.

Nhưng ý đồ Nga Trung là một việc, nhưng chúng ta chưa quên ngoài Hạm Đội 7, Hoa Kỳ còn 5 hạm đội khác sẵn sàng bổ sung, tái phối trí khi nhu cầu đại chiến đang cần. Chúng ta cũng không quên rằng sự hậm hực của phe bảo thủ Hoa Kỳ hiện nay muốn hất vị trí bá chủ về kinh tế của Bắc Kinh đang ‘phản Mỹ” và phủ bóng khắp hoàn cầu. Việc trước mắt, khi Bắc Kinh muốn nuốt hải lộ quốc tế tại Biển Đông xem như là gián tiếp ‘tuyên chiến’ với QH Mỹ một pháp nhân có quyền ra lệnh chiến tranh bất cứ lúc nào của Hiến Pháp Hoa Kỳ.

Đinh Hoa Lư 18/9/2016
theo
http://nationalinterest.org
http://www.dnaindia.com/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img