Thursday, March 28, 2024

Dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam: Bộ KHĐT ‘chơi’ Bộ GTVT?

(VNTB) – Trong khi nhóm cá mập Bộ Giao thông Vận Tải vẫn chưa thể trả lời được rất nhiều câu hỏi lớn về cách tính toán thế nào khiến tổng kinh phí dự kiến của dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam lên đến hơn 58 tỷ USD, và đặc biệt là câu hỏi ‘tiền đâu?’,  Bộ Kế hoạch- Đầu tư vừa tung ra một phương án dự toán khác: ‘chỉ có’ 26 tỷ USD, tức ‘tiết kiệm’ đến 32 tỷ USD so với phương án của Bộ GTVT.  

Vì sao 26 tỷ USD?

Trong một báo cáo gửi thủ tướng chính phủ, Bộ Kế hoạch- Đầu tư nêu phương án thực hiện dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam dựa trên phân tích của các chuyên gia Đức và Hà Lan theo 3 kịch bản:

Kịch bản 1 là nâng cấp tuyến đường sắt hiện đại có tốc độ khai thác tàu khách 80-90 km/h và tàu hàng 50-60 km/h.

Kịch bản 2 là nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại khổ 1m lên khổ 1.435m, điện khí hóa khai thác chung tàu khách và tàu hàng có tốc độ 200 km/h, và nâng cấp tuyến đường sắt hiện đại tốc độ 70 km/h cho tàu khách địa phương và tàu hàng.

Kịch bản 3 là đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao đường đôi, khổ 1.435m, điện khí hóa khai thác tàu có tốc độ 320 km/h.

Theo các chuyên gia Đức và Hà Lan, tốc độ tàu chạy Bắc Nam khoảng 200 km/h sẽ mang lại hiệu quả vì tổng mức đầu tư giảm, thời gian di chuyển từ Hà Nội – TP.HCM khoảng 8 giờ đồng hồ.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói phương án tối ưu là nâng cấp tuyến đường sắt cũ để chở hàng hóa và đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao để chuyên chở khách như tại Hà Lan.

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra phương án đầu tư tuyến đường sắt đường đôi khổ lớn dành cho tàu chỉ chở khách với vận tốc 320 km/h. Thời gian xây dựng trong 30 năm, dự kiến 2020 – 2050.

Nhưng phương án đầu tư đường sắt cao tốc với tính toán 58 tỷ USD như Bộ Giao thông- Vận tải đề ra bị các chuyên gia trong nước phản đối vì cho rằng hiệu quả kinh tế giảm khi tàu không chở hàng hóa, giá vé đi tàu cao sẽ không cạnh tranh được với máy bay và gây phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

Hơn nữa, mức tổng đầu tư quá cao sẽ gây bất công trong việc phân bổ vốn đầu tư vào các loại hình vận tải khác; cũng như nguy cơ gây nợ cho chính phủ khi hiện nay Việt Nam vẫn phải huy động tiền từ nước ngoài, vay mượn để làm hạ tầng.

‘Chơi’ nhau?

Cho dù Bộ Giao thông- Vận tải lên tiếng thanh minh cho rằng con số mà bộ này đưa ra đã có thông qua ý kiến các chuyên gia, bộ/ngành và các kỳ hội thảo, sự chênh lệch quá lớn về dự toán đầu tư giữa hai bộ đã cho thấy một sự thật khủng khiếp: nhóm cá mập Bộ GTVT muốn ‘hốt cú chót’.

Việc Bộ KHĐT nêu ra một phươn án kinh tế – kỹ thuật khác hẳn với Bộ GTVT như trên là hầu như chưa có tiền lệ, trong lúc đã có quá nhiều tiền lệ trước đây về việc hai bộ này, và cả Bộ Tài chính, đã toa rập với nhau để cùng ‘ăn đủ’ các dự án.

Hiện tượng ‘đá’ nhau giữa hai bộ KHĐT và Bộ GTVT về dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam phải chăng là một động tác hai bộ này cùng chơi trò biển lận khi buộc Quốc hội và người dân phải lựa chọn: nếu không phải là dự án hơn 58 tỷ USD thì cũng phải là dự án ‘nhân đạo’ hơn – 26 tỷ USD – mà chẳng còn lựa chọn nào khác?

Hoặc phải chăng việc công bố sự khác biệt quá lớn về tổng mức đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam là nhằm mục đích ‘làm nhân sự’ cho đại hội 13 của đảng cầm quyền – được hiểu như một cúi đánh vỗ mặt vào thói tham lam của Bộ GTVT, khi mà hiện nay đang kiện toàn giai đoạn cuối danh sách các ủy viên trung ương để sau đó sẽ giới thiệu danh sách ủy viên bộ chính trị vào cuối năm 2019, đầu năm 2020?

Mặc dù phương án đầu tư 26 tỷ USD cho dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam của Bộ KHĐT có vẻ ‘dễ chịu’ hơn đối với giới quan chức và với đa số người dân, nhưng một số chuyên gia độc lập vẫn cho rằng con số thực để làm dự án này chỉ vào khoảng 10 – 12 tỷ USD. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img