Monday, March 18, 2024

Dự Án 17 tỷ USD và số phận nghiệt ngã của Sông Cửu Long

Cali Today News – Cửu Long là một con sông vĩ đại với chiều dài 4,000 km, từ bao đời phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng, uốn khúc xuôi nam chảy qua mấy nước Đông Nam Á,  trước khi đổ ra Biển Đông.

Nhưng nay tình trạng ngư dân sống nhờ vào nguồn Mekong nay đang kêu van, đau khổ do đàn cá sông này càng ngày càng cạn kiệt do sự xây dựng ào ạt nhiều đập thuỷ điện ở đầu nguồn dòng Mekong?

Mekong, một biểu tượng cho những dòng sông dài nhất thế giới, giờ đang đổi thay, một sự đổi thay nghiệt ngã  không ngờ? Những đập thuỷ điện khổng lồ, những hệ thống thuỷ lợi cho nông trại hiện đại nhất đua nhau mọc lên suốt chiều dài dòng sông, đã đánh mạnh vào đời sống của người dân sống nhờ vào nó.

Chính quyền Thái Lan nay chính thức công bố kế hoạch táo bạo hàng ngày hút hàng chục vạn mét khối nước từ dòng Mekong vào các đồn điền, các khu kỹ nghệ cho vùng đông bắc. Trong các công trình, đáng kể nhất là công trình Kong Loie Chi Mun một dự án xứng đáng với cái tên “ống hút khổng lồ”, đúng với dự án thuỷ lợi lớn nhất từ trước đến nay gây bao lo âu cho các vùng lân cận, môi trường, các chương trình phát triển khác.

Tương tự, hoàn cảnh ngư dân sống theo sông Loei, một phụ lưu đổ vào Mekong tại vùng Chiang Khan- Thái Lan, anh ngư dân Wachira Nantaprom từ thời niên thiếu sống nhờ vào nghề cá. Kế hoạch thuỷ lợi to lớn kia đã gián tiếp tước đi nguồn sống của anh do cá tôm cạn sạch; thế là họ đang đối diện với hoàn cảnh đi tìm đất sống nơi khác.

Tôi quá lo do dự án xây đập trên dòng Mekong này sẽ không còn cho chúng tôi sống ở đây được nữa do chúng tôi sống nhờ vào cá tôm mà thôi” Anh đã tâm sự với chi nhánh đài VOA tại Cambodia như vậy.

“Không còn ai còn sống nỗi kể cả con cháu đời sau của chúng tôi. Chính cái đập đó bắt chúng tôi phải bỏ nghề. Chắc chúng ta phải lên thành phố sống lang thang tìm ba cái nghề vơ vẩn gì đó sống qua ngày mà thôi

Lời tâm sự của anh, cũng như nỗi đau chung cho hàng triệu ngư dân sống xuôi theo dòng Mekong, một dòng sông có một số phận nghiệt ngã  từ những ‘dự án khổng lồ”. To lớn hơn nữa là toàn bộ cuộc đời của anh xem như tiêu tan từ đây.

Một đại diện cho kỹ nghệ hải sản đóng tại tỉnh Loei,Thái Lan có tên là Chhanarong Wongla cho biết Bộ Thuỷ Lợi Hoàng Gia  (RID) Thái Lan đã phê duyệt dự án vào tháng Bảy. Sự phê duyệt này đang làm công ty của ông lo ngại:

“Tôi quan tâm vô cùng cho môi trường sinh thái, lo cho nhiều loài cá  và cuộc sống người dân ở đây sẽ bị thay đổi. Khi công trình xây dựng ở đây tất nhiên là dòng chảy sẽ không còn. Khi dòng nước đứng yên thì bao nhiêu đời sống nhờ vào dòng chảy của con sông sẽ bị tác động và đảo lộn tất cả.”

Từ thập niên 1960s đến nay, Kong Loei Chi Mun là một trong nhiều kế hoạch thuỷ lợi nhưng chưa bao giờ thực hiện. Tuy nhiên với kế hoạch khả thi trong 4 năm cuối cùng Bộ Thuỷ Lợi Hoàng Gia- RID mới thành công dự án đúc kết vào năm 2012. Dự án sẽ nối dòng Mekong với 6 con sông nhỏ hơn trong đó có sông Chi và sông Mun sẽ đưa ngược nước dòng Mekong cung cấp cho 32 triệu hecta đất đai canh tác. Dự án phỏng chừng ngân sách là 75 tỷ USD chia làm 9 giai đoạn, hoàn thành trong vòng 16 năm.

Phía đề xướng dự án cho rằng kế hoạch to lớn này sẽ gia tăng lợi tức nông dân đang dưới 68,000 baht (1947 USD)/năm cho 1gia đình lên đến 199,000 baht (5,700 USD), có nghĩa nâng cao mức sống cho 1.72 triệu gia đình. Đây là báo cáo Mai Lan phóng viên môi trường có trụ sở tại Hà Nội VN. Báo cáo của cô được đăng trong Mekong Commons, một trang blog do các học giả và nghiên cứu gia ấn hành. Báo cáo này còn cho biết các nghiên cứu tiếp tục cho đến 2016 và sẽ bật đèn xanh cho các dự án kế tiếp hoàn thành nốt.

Nhưng theo nghiên cứu về môi trường và tác động xã hội, hậu quả của các dự án trên nếu thành công tất cả sẽ đuổi hàng vạn gia đình phải di cư đi tìm đất sống.

Tek Vannara, giám đốc một tổ chức Vô Chính Phủ (NGO) tại Phnom Penh, Cambodia, cảnh báo dự án của Thái Lan sẽ làm cho Cambodia thiếu nước trầm trọng. Ông cho hay nạn thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cho nông nghiệp những vùng sống nhờ vào dòng chảy của sông Mekong. Cụ thể có tới 60 dân các nước sống nhờ vào nguồn dòng sông quốc tế này nhất là cá và nông phẩm do dòng Mekong mang lại. Cũng theo ông, khí hậu cũng bị tác động lên vùng này.

Tương tự mối lo âu của anh ngư dân Thái tên là Wachira ở trên, ông Tek lo ngại sự thay đổi mức nước trầm trọng sẽ co hẹp vùng cá đẻ trứng để sinh sôi nảy nở; hậu quả tác động mạnh lên hàng vạn người và cuối hết là thay đổi sắc thái văn hoá riêng biệt của toàn vùng.

Mekong nên học quá khứ của những dòng sông khác:

Hơn 30 đập thuỷ điện hiện nay hiện nay đang đè nặng suốt chiều dài dòng sông quốc tế. Dr. John Ward, một khoa học gia nghiên cứu về nguồn tự nhiên có trụ sở đóng tại Lào thuộc Viện Phát Triển Lưu Vực Mekong phải lên tiếng báo động do các nước đang thi đua nhau để có lợi ích kinh tế ngắn hạn tại lưu vực Mekong nhưng không lường được các hậu quả tai hại về sau.

Ông cho hay có nhiều quốc gia khác đã có nhiều kinh nghiệm trong việc thay đổi dòng sông và họ đã có nhiều bài học do không sửa đổi được hệ thống khi tận dụng dòng sông trong quá khứ. Ông cho biết các quốc gia sau này nên học các kinh nghiệm đó ngay từ bước đầu.

Có rất nhiều quốc gia từ Mỹ cho tới Âu hay Úc có nhiều kinh nghiệm từ cách tận dụng dòng chảy của một con sông ra sao để làm bài học cho các nước theo dòng Mekong như hiện nay. Và nhất là, theo ông, tránh được các lỗi lầm học từ các nước đã đi trước.

Dr. Ward còn yêu cầu các quốc gia trong vùng nên cộng tác và thương thảo với nhau ngay, trước khi quá trễ.

Trong thời gian này, Thống đốc tỉnh Loei, tuy cho rằng dự án thuỷ lợi tỉnh ông có tác động về môi trường sinh thái và văn hoá, có thì có thật đó, nhưng dự án mang lợi về cho kinh tế tỉnh ông. Ngoài ra, ông còn đưa ra môt lợi ích cho riêng vùng ông khi cho rằng “cái ống hút khổng lồ” này còn giúp cho những vùng thiếu nước tại đông bắc Thái Lan nước ông.

Dù sao, lời nói của ông thống đốc này không chút nào thuyết phục anh ngư dân có cái tên Wachira.

Theo Neou Vannarin  (VOA)

bản dịch Đinh Hoa Lư

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img