Friday, March 29, 2024

Đồng Nai: Cưỡng chế và Bắt người ở chợ Vĩnh Tân

“Do là đất hoán đổi, và đất được xã cấp giấy sử dụng lâu dài cho tiểu thương nhưng do xã không có thẩm quyền này nên Thanh tra Chính phủ đưa ra quyết định kiểu điểm. Họ nói đây là đất công, mà đã là đất công thì các tiểu thương chỉ được đền bù tài sản trên đất chứ không được bồi thường tài sản đất, đây rõ một chiêu trò.”

Sáng ngày 22/11/2016, nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai đã huy động một lực lượng đông đảo bao gồm nhiều thành phần để trấn áp bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu. Đồng Nai), cưỡng chế chợ để xây dựng dự án theo cái gọi là “xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng”, ép bà con tiểu thương về chợ mới nơi vắng dân cư, ô nhiễm môi trường trầm trọng và đền bù không thỏa đáng…

Lực lượng cầm quyền huy động đến cưỡng chế chợ Vĩnh Tân (Ảnh; Facbook Sơn Văn Lê)
Lực lượng cầm quyền huy động đến cưỡng chế chợ Vĩnh Tân (Ảnh; Facbook Sơn Văn Lê)

Cưỡng chế và Bắt người …

Từ nhiều năm nay, chợ Vĩnh Tân trở thành một “điểm nóng”của tỉnh Đồng Nai, nhà cầm quyền từ xã Vĩnh Tân, đến huyện Vĩnh Cửu và tỉnh Đồng Nai liên tiếp ép bà con tiểu thương về chợ Vĩnh Tân mới trong khi người dân không đồng ý di dời, quyết ở lại sống chết cùng chợ, giữ miếng cơm manh áo cuộc sống. Giữa bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân và lực lượng cầm quyền từ trước giờ đã nhiều phen đụng độ căng thẳng.
Khoảng 7 giờ ngày 22/11/2016, đỉnh điểm của đụng độ căng thẳng đã diễn ra, nhà cầm quyền Đồng Nai nói chung đã huy động một lực lượng đông đảo đến cưỡng chế chợ Vĩnh Tân, khoảng mấy trăm tiểu thương quyết giữ chợ đã phản đối, chống trả trong bất lực. Anh Trực, một người có biết đến vụ việc chợ Vĩnh Tân đã chia sẻ với Cali Today về vụ cưỡng chế:

“Sáng hôm nay (ngày 22/1/2016) nhà cầm quyền huy động tất cả các ban ngành như; công an, cảnh sát 113, cảnh sát cơ động thanh niên xung phong…ước chừng lên đến khoảng 500 người để đàn áp bà con tiểu thương. Họ còn mang xe múc đến, rào hàng rào xung quanh chợ Vĩnh Tân không cho bà con tiểu thương buôn bán.”
Như vậy là sau nhiều năm đem đơn khiếu nại, cố gắng giữ chợ, giữ miếng cơm manh áo cuộc sống, nhiều cuộc gặp mặt giữa bà con tiểu thương và các cấp lão đạo cầm quyền nhưng cuối cùng đã không thành. Chợ Vĩnh Tân chính thức đóng cửa.

Chợ Vĩnh Tân được bà con tiểu thương khai hoang từ những năm 1979 khi đó là một khu đất trũng, chợ buôn bán nhỏ lẻ và có đóng thuế hẳn hoi. Khoảng năm 1987, Ủy ban xã Vĩnh Tân quy hoạch chợ và xây dựng chợ nên đã dùng chính sách hoán đổi đất cho đến trước năm 1990 nhiều gia đình bị bức phải hoán đổi đất đang ở, để họ lấy đất, xây dựng Ủy ban xã, trạm xá, trường học…Chợ Vĩnh Tân giờ chỉ còn khoảng hơn 1000m2.
Theo tờ trình của Ủy ban xã vào ngày 26/5/2005 cho biết những lý do đưa ra để di dời chợ: Thứ nhất, chợ Vĩnh Tân đã xuống cấp trầm trọng, rất nguy hiểm đến tài sản, tính mạng của nhân dân, khu vực phía sau rất lầy lội không đảm bảo cho việc bán hàng tươi sống. Thứ hai, diện tích chợ chỉ còn 1.038,8 m2 không đảm bảo diện tích chợ loại 2 theo quy định Nghị định 02/NĐ-CP. Thứ ba, thực hiện dự án làm đường liên huyện Vĩnh Cửu-Trảng Bom theo kế hoạch của Ủy ban tỉnh.

 bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân lập bàn thờ, hương khói vái lạy lực lượng cưỡng chế (ảnh; Facebook Sơn Văn Lê)
bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân lập bàn thờ, hương khói vái lạy lực lượng cưỡng chế (ảnh; Facebook Sơn Văn Lê)

Tuy vậy theo Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP vào ngày 14/1/2003 về phát triển và quản lý chợ cho biết phân chợ thành 3 loại “Tiêu chuẩn phân loại chợ” thì chợ Vĩnh Tân với khoảng 200 điểm kinh doanh, chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của người dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận nên chỉ thuộc quy chuẩn chợ loại 3, không nằm trong điều kiện điều chỉnh chợ loại 2 theo tờ trình của Ủy ban xã ngày 26/5/2005. Ngoài ra, câu chuyện cưỡng chế ở chợ Vĩnh Tân còn có nguyên do khác mà theo anh Trực chia sẻ với Cali Today rằng:

“Chợ nằm ở một góc đường rất đẹp. Trước kia chợ đã bị hoán đổi làm trụ sở Ủy ban, chính quyền địa phương lúc bấy giờ muốn làm trụ sở ở đó nên họ bắt các tiểu thương chấp nhận việc hoán đổi diện tích đất. Một số tiểu thương hoán đổi, có một công ty họ đứng ra thầu nhưng không đủ khả năng làm một cái chợ nên sau đó đã bán cho một số tiểu thương mua và cấp giấy cho các tiểu thương này được sử dụng lâu dài…nếu nói chợ này không đủ quy chuẩn loại 2, trong khi quy chuẩn lên chợ loại 2 mới ra năm 2012 nhưng xã có ý đồ cướp từ năm 2007, 2008 bởi họ đã biết trước quy chuẩn 7 năm.”

thien-3
Tiểu thương chợ Vĩnh Tân váy lạy lực lượng cưỡng chế chợ Vĩnh Tân (ảnh; Facebook Sơn Văn Lê )

Nhà cầm quyền xã Vĩnh Tân đã tiến hành cho xây dựng chợ Vĩnh Tân mới cách chợ cũ khoảng mấy trăm mét, ở trục đường 767 và chợ Vĩnh Tân hiện tại theo các tiểu thương nói là dùng để xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng. Đã có nhiều chổ buôn bán, kiot của bà con tiểu thương bị lực lượng cầm quyền đập phá để lấy mặt bằng làm đường.

“Họ (nhà cầm quyền) xây dựng một Trung tâm học tập cộng đồng mà hiện nay các xã đều có nhà Trung tâm học tập cộng đồng hết rồi, trong xã có nhiều nhà văn hóa mà không sử dụng hết. Bởi vì họ thấy một mảnh đất (chợ Vĩnh Tân) ngay góc đường đắc giá nên họ lấy.”- Lời của anh Trực.

Nhà cầm quyền kết hợp công ty tư nhân để xây dựng một chợ Vĩnh Tân mới nhưng hiện bỏ trống bởi bà con tiểu thương không chịu xuống do chợ Vĩnh Tân mới nằm trước nghĩa địa và một công ty khai thác xi măng ô nhiễm trầm trọng. Nhà cầm quyền nói chợ Vĩnh Tân hiện tại không đủ quy chuẩn, thiếu bãi giữ xe thì theo lời của anh Trực phản ánh từ tiếng nói của bà con tiểu thương:

“Họ nói chợ không đủ quy chuẩn, không có bãi giữ xe nhưng tiểu thương yêu cần nâng cấp chợ lên nhưng tại sao không nâng cấp lên vì xét thấy nhu cầu hiện nay đã có? Ngoan cố với ý đồ cướp đất chợ của dân bởi vì mảnh đất này hiện nay đã làm con đường lên huyện đẹp quá.”

Từ năm 2005 đến nay, giữa người dân và các cấp lãnh đạo cầm quyền huyện Vĩnh Cửu cũng như đã có công văn của Thanh tra Chính phủ xác định việc cấp giấy cho bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân là sai. Mặc khác, việc bồi thường cho bà con tiểu thương theo ý của bà con tiểu thương là chưa thỏa đáng. Anh Trực nói:

“Do là đất hoán đổi, và đất được xã cấp giấy sử dụng lâu dài cho tiểu thương nhưng do xã không có thẩm quyền này nên Thanh tra Chính phủ đưa ra quyết định kiểu điểm. Họ nói đây là đất công, mà đã là đất công thì các tiểu thương chỉ được đền bù tài sản trên đất chứ không được bồi thường tài sản đất, đây rõ một chiêu trò.”

Tham gia cưỡng chế chợ Vĩnh Tân sáng nay ngày 22/11 có mặt trực tiếp chỉ đạo là ông Lâm Văn Nghĩa, bí thư huyện Vĩnh Cửu. Theo anh Trực mô tả, lực lượng cầm quyền đã xông vào trói và bắt đi một số bà con tiểu thương,họ bắt tiểu thương quẳng lên xe.

“Hiện nay, các tiểu thương mong muốn được ở lại chợ buôn bán vì bà con tiểu thương đã quen khách hàng ở đây rồi. Thứ hai, chợ hiện tại đang ở gần các hộ dân trong xã để buôn bán dễ hơn nếu giờ đưa lên chợ mới buôn bán, một là xa dân cư, bà tiểu thương có về chợ Vĩnh Tân mới để buôn bán rồi nhưng bán buôn không được, xa dân cư và ô nhiễm nhưng hiện nay những người lãnh đạo huyện tôi đề nghị như vô cảm, không mấy quan tâm”- Anh Trực chuyển lời mong muốn của bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân./.

THIÊN HÀ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img