Địa cầu lâm nguy (Năng Lượng Mặt Trời – bài 1) Leon Solar

0
1010

CaliToday Tổng Hợp – Năng lượng mặt trời liên quan đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Do đó trong kỳ phỏng vấn vừa qua, chúng tôi không thể trình bày trọn vẹn  các lãnh vực khác nhau về môi trường trong đời sống con người. Chúng tôi đồng ý với độc giả góp ý rằng nên có những bài viết riêng cho mỗi đề tài để vấn đề được trình bày chi tiết hơn trong nhiều kỳ báo. Các đề tài đó liên quan đến nguyên nhân của việc địa cầu bị nóng hơn, hậu quả của nó là gì, bao nhiêu thành phố, khu vực sẽ bị chìm xuống mặt nước, và vào thời điểm nào, phương thức cứu vãn, vân vân ….

Kính gởi đến quý độc giả bài đầu tiên “Địa cầu lâm nguy”, trong loạt bài viết về “Năng Lượng Mặt Trời.”

Địa cầu lâm nguy không phải do sự tấn công của sinh vật ngoài không gian mà là do con người tạo ra sự nguy hại cho chính mình. Đó là trái đất bị nóng hơn.

A- Nguyên nhân làm trái đất nóng.

Ánh nắng và năng lượng mặt trời chiếu xuống mặt đất và dội ngược trở lại bay vào không gian vô tận. Bình thường khởi đầu là như vậy. Tuy nhiên thán khí carbon dioxide (CO2) và những thứ khí khác (methane, nitrous oxide, water vapor, and synthetic fluorinated gases) từ mặt đất bay lên không trung, tích tụ lại ở bầu khí quyển của trái đất trong nhiều năm. Chúng hấp thụ năng lượng mặt trời, giữ kín hơi nóng rồi dội ngược xuống, khiến địa cầu tăng nhiệt độ. Đấy là hiệu ứng nhà kính (greenhouse effect)

Thủ phạm chính của khí độc không mùi, không màu sắc carbonic là than đá, kế tiếp là xăng dầu, và sau cùng là khí đốt.

Mỗi năm loài người thổi lên bầu khí quyển 40 tỉ tấn metric (1 tấn metric = 1,000 kg) thán khí CO2 (carbondioxide)

B- Than đá là gì?

Than đá là nguyên nhân chính khiến quả đất chúng ta bị nóng. Do đó chúng ta nên biết qua về than đá.

Than đá có màu đen bóng. Khi đốt nó tỏa sáng và hơi nóng rất mạnh. Người tiền sử đã dùng than đá để sưỡi ấm và nấu ăn vì nó chứa nhiều năng lượng, độ nóng rất cao và bền so với gỗ cây. Vào thế kỷ 19, người ta đã dùng than đá để sưỡi ấm nhà cửa và làm nhiên liệu cho xe lửa, tàu thủy. Các nhà máy kỹ nghệ cũng dùng than đá để tạo ra sắt, thép. Và hiện nay chúng ta đốt than đá để sản xuất điện.

C- Vậy than đá do đâu mà có?

Ba trăm triệu năm trước đây (trước cả thời kỳ khủng long) phần lớn diện tích mặt đất là đầm lầy. Rất nhiều cây đại thụ chết rồi chìm sâu xuống các đầm lầy. Hai trăm triệu năm sau những lớp cây mục đó bị bụi đất, và nước chôn vùi thêm. Sau thời gian dài, hơi nóng và áp suất biến chúng thành than đá. Khi loài người sử dụng hết than đá thì chúng không còn nữa, bởi vì chúng chỉ được hình thành sau hàng trăm triệu năm. Con người không thể chế tạo được than đá. Vì thế các nhà khoa học gọi chúng là năng lượng không thể tái tạo (nonrenewable energy). Than đá có rất nhiều ở Hoa Kỳ. Chúng chiếm 25% tổng số than đá trên toàn cầu. Có 25 tiểu bang khai thác mõ than (Colorado, Indiana, Kansas, Texas, Wyoming …)

90% số lượng than đá tiêu thụ ở Mỹ là dùng cho việc tạo ra điện lực. Nguồn điện sản xuất từ than đá chiếm gần phân nửa số điện cung ứng.

D- Cách dùng than đá tạo ra điện năng như sau:

Than đá được xay thành bột, rồi cho vào lò đốt, nung cái nồi hơi khổng lồ để tạo thành hơi nước. Hơi nóng này chạy làm chuyển động một dàn cơ khí gọi là “turbine”. Và nó là nguồn động lực khiến nam châm (magnet) trong cuộn dây đồng của máy tạo điện (generator) chuyển động và phát ra điện. Một hệ thống “condenser” chuyển hơi nước trở lại thành nước rồi đưa trở lại cái nồi hơi khổng lồ. Chu kỳ hoạt động cứ thế mà tiếp tục.

E- Trái đất âm ỉ nóng bao nhiêu độ?

Theo báo cáo từ cơ quan Hải dương & Khí quyển (NOAA) của Hoa Kỳ thì từ năm 1880 đến 1980 địa cầu nóng thêm 0.14 độ F (0.08 độ C) mỗi thập niên (10 năm). Tuy nhiên trong suốt 4 thập niên vừa qua (1981-2021) trái đất nóng hơn rất nhiều: 0.32 độ F (0.18 độ C) mỗi 10 năm. Độ nóng tăng gấp 2.2 lần hơn. Đây là một tình trạng đáng báo động.

F- Khi trái đất bị nóng điều gì sẽ xảy ra?

Một trong những hậu quả của hiện tượng địa cầu bị nóng thêm là mực nước biển dâng cao.

Theo bảng tường trình của 3 cơ quan hỗn hợp là National Aeronautics and Space Administration (NASA), the National Oceanic and Atmospheric Administration (NOAA), and the U.S. Geological Survey công bố trong tháng 2 năm 2022 thì trong vòng 30 năm tới đây thì mực nước biển sẽ dâng cao từ:

– 10-14 inches trong vùng miền đông (East Coast)

– 14 to 18 inches trong vùng vịnh Gulf Coast of the United States (tiếp giáp với Gulf of Mexico.) Gulf Coast of the United States còn có tên gọi là the Gulf South. Các tiểu bang có có chu vi tiếp cận với the Gulf South gồm có:

Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama, Florida,

– 4 to 8 inches trong vùng ven biển miền tây (the West Coast.)

Vệ tinh Sentinel 6 Michael Freilich thăm dò độ cao của nước biển trong nhiều năm.

Ngoài việc mặt nước biển dâng cao, những nguy cơ khác gồm có:

1- Thời tiết nóng hơn khiến cháy rừng dễ xảy ra, và cháy mạnh hơn. Khí hậu nóng gây ra một số chứng bệnh cho con người; đồng thời khiến công việc làm ngoài trời vất vả hơn.

2- Nhiệt độ tăng làm nước bốc hơi gây ra nhiều trận mưa, khiến lụt lội. Các cơn giông bão mạnh mẽ thường xuyên xảy ra, gây chết chóc và thiệt hại vật chất lên đến hàng tỉ đô la.

3- Hạn hán là điều không tránh khỏi khiến nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng. Từ đó giá thực phẩm tăng vọt. Sự khô cằn còn tạo nên những trận bão cát xuyên lục địa. Sa mạc sẽ lớn hơn, diện tích trồng trọt bị thu hẹp lại.

4- Khi nước biển bị nóng, thể tích của nó tăng lên, tràn vào đất liền. Nước ngọt trong đồng bằng, và các giếng nước sẽ bị pha lẫn nước muối, gây tai hại to lớn cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra nước biển còn hấp thụ CO2 , làm tăng độ acid trong nước khiến cho những thủy sinh vật bị hủy diệt dần. Bông đá cũng không thoát khỏi hệ lụy. Bông đá vô cùng quan trọng trong hệ thống sinh thái trong trái đất của chúng ta.

5- Sinh vật bị diệt chủng. Hàng ngàn sinh vật trên đất liền, và trong biển cả sẽ biến mất.

6- Khan hiếm thực phẩm.

Ngư nghiệp, nông nghiệp, và ngành chăn nuôi gia súc bị ảnh hưởng nặng nề tạo nên nạn đói kém khắp nơi trên thế giới.

7- Chết người.

Ô nhiểm không khí tạo nên bệnh tật. Hàng năm có khoảng 13 triệu người chết vì môi trường dơ bẩn.

Tại thủ đô Luân Đôn của nước Anh, khói và sương mù (smoke and fog) tạo nên hiện tượng smog (kết hợp từ 2 chữ smoke và fog: sm+og) từ ngày 5 tháng 12 đến ngày 9 tháng 12 năm 1952. Trong suốt 5 ngày ô nhiểm dày đặc ấy đã kết liễu sinh mạng khoảng 15 ngàn người, và 150 ngàn người phải vào nhà thương.

Nguyên nhân chính là kỹ nghệ phát triển, đốt nhiều than đá gây ra sulfur dioxide, và sulfur dioxide biến dạng thành sulfuric acid. Sulfuric acid (H2S04)

là độc chất hủy diệt da, mắt, răng, phổi, và làm chết người.

8- Nghèo đói gia tăng.

Bởi nhu cầu sinh tồn hàng triệu người phải lìa bỏ nơi họ đã từng sinh sống mà đến nơi khác. Bao nhiêu khó khăn ập đến và trong đời sống hàng ngày. Kinh tế khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều người. Mỗi năm có khoảng 23 triệu người phải thay đổi chỗ ở vì lý do khí hậu biến chuyển. Nghèo nàn là điều khó tránh được.

G- Bao nhiêu thành phố sẽ bị ngập nước?

Nếu trọn lục địa băng giá ở nam cực tan chảy thì mặt nước biển sẽ dâng cao thêm 60m, cộng thêm 8m từ các tảng băng ở bắc cực (vùng Greenland). Tổng cộng 68m. Liệu con người sẽ sống sót ra sao? Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra ít nhất là 500 trăm nữa, tức là 25 thế hệ con cháu của chúng ta. Biết đâu trong suốt 25 thế hệ đó chúng ta lại đầu thai (nếu tin có chuyện đầu thai) làm người trở lại. Và khi ấy chúng ta sẽ phải đương đầu với hàng trăm vụ thiên tai bão lụt rùng rợn. Dĩ nhiên là chúng ta sẽ không nhớ rằng mình đã từng sống sung sướng trong mọi mặt trên địa cầu này hàng mấy trăm năm trước. Lúc đó, có lẽ chúng ta sẽ không tiếc lời nguyền rủa tổ tiên đã sống ích kỷ, vô trách nhiệm làm hư hại địa cầu chỉ vì chăm chú lo phát triển kỹ nghệ, lo kiếm ra tiền thật nhiều, lo cung phụng nhu cầu cá nhân quá đáng (chẳng hạn như xài plastic quá nhiều) mà không có bao nhiêu người chú ý, cố sức bảo vệ môi trường, bảo tồn trái đất.

Đến năm 2100 mực nước biển sẽ dâng lên, 1.1m cao hơn mực nước hiện nay. Các thành phố dưới đây sẽ bị ngập và hàng triệu người phải dọn đi nơi khác.

1. Bangkok, Thailand

2. Amsterdam, Netherlands

3. Sài Gòn, Vietnam

4. Cardiff, United Kingdom

5. New Orleans, US

6. Manila, Philippines

7. London, United Kingdom

8. Shenzhen, China

9. Hamburg, Germany

10. Dubai, United Arab Emirates

——————————

H- Viễn ảnh của Sài Gòn và vùng lân cận vào năm 2100

Mưa to, thủy triều dâng cao, tràn ngập sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, làm đất xụp lở. Những đầm lầy trước kia mang công dụng thoát nước tự nhiên đã bị lấp đất để xây biệt thự, chung cư, cơ sở thương mại. Khoảng 45% diện tích đất ở Sài Gòn cao hơn mực nước biển chưa đầy 1m. Do đó khoảng 7 triệu người sống ngay tại Sài Gòn và vùng ven biển lân cận sẽ phải dọn đi nơi khác.

         Loài người dùng than đá để tạo ra điện lực. Và mỗi năm chúng ta thải lên bầu khí quyển một số lượng khí độc carbon dioxide vô cùng to lớn – 40 tỉ tấn.

Do đó áp dụng sự khám phá tuyệt vời của nhà Vật Lý học người Pháp tên Edmond Becquerel, vào năm 1839, là dùng ánh nắng từ mặt trời biến thành điện năng (Solar) là điều nên làm. Chúng ta gọi đó là năng lượng có thể tái tạo (renewable energy) vì nguồn ánh sáng từ mặt trời là vô tận. Nói một cách chính xác thì không phải là vô tận, mà nó sẽ không còn nữa sau 5 tỉ năm. Vâng, mặt trời sẽ chết vào năm 2023 + 5 tỉ  (5,000,000,000 năm sắp tới)

                 Leon Solar (510-695-1195)