Thursday, March 28, 2024

Dân Chủ yêu cầu điều tra đạo đức giữa Trump với Trung Quốc

The Hill – Hơn 60 Dân biểu thuộc Đảng Dân Chủ yêu cầu mở một cuộc điều tra đạo đức về mối quan hệ giữa ông Trump và Trung Quốc, sau khi Tổng thống giúp khôi phục công ty viễn thông Trung Quốc ZTE.

Dân biểu David Cicilline (Dân Chủ – Rhodes Island) đã gửi thư cho ông David Apol, người đứng đầu văn phòng đạo đức của chính phủ liên bang, đăng trên Twitter hôm Chủ Nhật rằng yêu cầu này được đưa ra vì Tổng thống Trump “ủng hộ” ZTE chỉ vài ngày sau khi chính phủ Trung Quốc cho những dự án kinh doanh của ông Trump vay $500 triệu Mỹ kim.

Trong thư, các nhà lập pháp nói rằng việc kinh doanh giữa Trump Organization và Trung Quốc có thể đã phạm luật vì các quan chức không được nhận tiền hay quà từ ngoại quốc mà không được sự chuẩn thuận của Quốc Hội.

Bức thư viết: “Khoản vay của chính phủ Trung Quốc cung cấp một lợi ích rõ ràng cho Tổng thống Trump. Mặc dù ông ấy có nhiều cơ hội để rút lui hoàn toàn khỏi quyền lợi kinh doanh trước khi đảm nhiệm chức vụ Tổng thống. Nhưng ông ấy đã không làm như vậy, thay vào đó, ông đưa con của mình quản trị các hoạt động công ty thường nhật.”

Bởi vì ông Trump vẫn nhận lợi nhuận trong công ty thông qua một quỹ có thể hủy ngang – một thỏa thuận cho phép ông Trump rút tiền tùy ý – Tổng thống có thể giám sát dự án và “kiếm lợi nhuận nếu thành công.”

Dự án, là một công viên giải trí ở Indonesia, bao gồm khách sạn và sân gôn mang thương hiệu Trump, đã nhận được khoản vay $500 triệu Mỹ kim từ Trung Quốc hồi đầu thàng này.

Ba ngày sau khi truyền thông loan tin về khoản vay, ông Trump tuyên bố rằng ông đã chỉ đạo cho chính quyền mình cứu ZTE khỏi bị sụp đổ tài chính. Ông Trump tìm cách hồi sinh ZTE hồi đầu tháng này, làm dậy sóng ở cả lưỡng đảng, những người muốn hạn chế mối quan hệ của công ty này với Mỹ.

Mặc dù bị cả lưỡng Đảng không ủng hộ, ông Trump vào thứ Sáu đã xác nhận rằng chính quyền của ông đã đạt được một thỏa thuận để giúp ZTE kinh doanh trở lại.

Ông Cicilline và các đồng nghiệp đã cùng ký bức thư cảnh báo về khoảng thời gian ngắn của hai bản tin về khoản vay và việc cứu ZTE.

Các nhà lập pháp yêu cầu văn phòng đạo đức xem liệu chính quyền Trump có đứng ra bảo đảm khoản vay $500 triệu Mỹ kim đó hay không và liệu ông Trump hay một thành viên trong chính quyền ông có vi phạm các quy định liên quan đến xung đột lợi ích hoặc đạo đức trong quyết định giảm sự trừng phạt lên ZTE hay không.

Các nhà lập pháp trước đây lo ngại ZTE có khả năng đe dọa an ninh quốc gia. Báo cáo của Ủy ban Tình báo Hạ viện năm 2012 đã cảnh báo Quốc Hội phải cảnh giác với ZTE và đối thủ cạnh tranh Trung Quốc là Huawei.

Cả hai công ty đều phủ nhận khả năng chính quyền Trung Quốc hack các sản phẩm của họ vì mục đích gián điệp.

ZTE bị Bộ Thương Mại cấm mua các bộ phận kỹ thuật sau khi vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách bán thiết bị cho Bắc Hàn.

Nam Phố (CaliToday)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img