Friday, March 29, 2024

Đắk Lắk: Nhiều doanh nghiệp rao bán xe để trả nợ

Những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là quá rõ ràng, thêm vào đó là những ràn cản khó tiếp cận các gói hỗ trợ từ Chính phủ và nợ lãi ngân hàng thúc giục khiến nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định ở Đắk Lắk lâm vào tình cảnh phải rao bán xe để trả nợ…

Theo như truyền thông Người Lao Động Online vào ngày 20/8/2021 phản ánh tại Bến xe liên tỉnh Đắk Lắk. Trước khi dịch COVID-19 hoành hành tại Việt Nam thì trung bình mỗi ngày có gần 200 lượt xe vận chuyển hành khách, hàng hóa xuất bến nhưng hiện do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 kéo dài nên chỉ còn vài xe hoạt động và hàng chục chiếc xe khách phải nằm một chổ, đang được các doanh nghiệp vận tải rao bán để trả nợ ngân hàng.   

Cụ thể hầu hết các đại diện nhà xe chạy tuyến cố định ở Đắk Lắk cho biết. Họ khá sợ khi đến định kỳ hằng tháng nhân viên ngân hàng gọi điện thoại đến hối thúc đóng tiền nợ và tiền lãi. Khoảng thời gian bắt đầu từ năm 2020, tức là thời điểm khởi đầu ảnh hưởng dịch COVID-19 tại Việt Nam, mọi hoạt động vận tải vận chuyển hành khách hầu như ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp cho xe “đắp chiếu” nằm một chổ, người lao động thất nghiệp hoặc có vài doanh nghiệp cho xe chuyển đổi sang vận chuyển hàng hóa hoạt động cầm chừng, việc kinh doanh của các doanh nghiệp hầu hết là gặp khó khăn, thua lỗ.

Trong khi đó, ngân hàng vẫn hoạt động bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh vận tải dù không hoạt động cũng phải trả nợ lẫn lãi với số tiền không hề nhỏ ở thời điểm khó khăn, làm ăn không ra.

Truyền thông Người Lao Động Online có nêu ví dụ như nhà xe H.A.B.M cho biết đơn vị đang ký hợp đồng 8 chiếc xe khách với Bến xe liên tỉnh Đắk Lắk. Hiện nhà xe đang nợ 2 ngân hàng với tổng số tiền khoảng 5 tỉ đồng, mỗi tháng trả lãi gần 50 triệu đồng nên buộc phải rao bán bớt xe để trả nợ. Ngoài ra, để giảm bớt áp lực khó khăn từ nợ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp vận tải hàng khách cũng đang và đã làm đơn xin ngân hàng cho khoanh nợ lại.

Được biết, một số khu vực ở tỉnh Đắk Lắk như TP.Buôn Ma Thuột hiện đã gỡ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ CSVN. Hoạt động vận chuyển hành khách tuyến cố định đường dài được phép hoạt động trở lại đến với những vùng kiểm soát được dịch COVID-19. Tuy nhiên, cũng chẳng giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp là bao nhiêu bởi cũng chẳng có mấy khách hàng đi.   

Đáng nói ở đây nữa là gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68/CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ CSVN được kỳ vọng là mang lại những tín hiệu hy vọng không riêng gì cho những doanh nghiệp hoạt động vận tải ở Đắk Lắk mà còn ở cả nước để cùng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, Nghị quyết này lại có những rào cản nhất định khiến nhiều doanh nghiệp vận tải khó tiếp cận được gói hỗ trợ. Đơn cử như Nghi quyết nêu quy định chỉ hỗ trợ với những doanh nghiệp dừng hoạt động để cách ly, người lao động bị cách ly, số lượng xe dừng hoạt động 100%…như vậy, dù những doanh nghiệp vận tải có bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đến 70% hoặc thậm chí 80%, có hoạt động cũng như không là quá rõ ràng nhưng cũng khó tiếp cận được gói hỗ trợ.

Nghị quyết 68/CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ CSVN quy định vậy là quá cứng ngắt, thiết nghĩ Chính phủ CSVN, Bộ Giao thông & Vận tải, các nhà hoạt định chính sách cần vạch ra những chính sách tháo gỡ bớt rào cản, linh hoạt chính sách hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng tiếp cận các gói hỗ hợ được dễ dàng hơn trước khi trở lại hoạt động bình thường sau khi kiểm soát được dịch COVID-19./.    

 

THIÊN HÀ

   

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img