Thursday, March 28, 2024

Đã đến lúc Hoa Kỳ phải trừng trị Trung Cộng

VIỆC TRUNG HOA ĐÁNH LỪA HOA KỲ ĐÃ ĐÁNH THỨC HOA THỊNH ĐỐN VỀ MỐI ĐE DỌA CỦA BẮC KINH TẠI BIỂN ĐÔNG

Phải chăng Hoa Thịnh Đốn đã lấy cớ Bắc Kinh từng đánh lừa mình để bắt đầu mở chiến dịch chống lại sự đe dọa của Bắc Kinh tại Biển Đông và trong vùng?

Mặc dù Mỹ từng chống đối việc Bắc Kinh cứ ù lì tiến hành hoạt động đơn phương để cũng cố quyền làm chủ rất mơ hồ trên vùng biển này, cùng chống lại việc ngăn trở quyền tự do hải hành. Trung Cộng vẫn thản nhiên mở rộng ào ạt diện tích các đảo nhỏ và đá tại Trường Sa như chúng ta thấy hiện nay.

Sự đòi hỏi chủ quyền hay tái chiếm đất đai tại Trung Hoa đang làm đảo lộn mọi trật tự vùng và trên hoàn cầu. Dãi ‘Trường Sa Thành” (Great Wall of Sand) mà họ cố tâm xây dựng ào ạt không những tạo nên nhiều vấn đề về diện tích bề mặt , nhưng cố tình tạo nên biên giới mới, nới rộng lãnh thổ về chủ quyền 12 hải lý cho Bắc Kinh về cái “quyền ” xâm nhập sâu vào hải phận quốc tế .

navy

Photo Courtesy: http://nationalinterest.org/

 

Các nhà làm chính sách Hoa kỳ đang lo tìm kiếm thời gian cùng vị trí thích hợp nhất để đòi lại quyến tự do hàng hải theo Công Uóc LHQ về Luật Biển UNCLOS hiện hành khi Hoa kỳ tuân thủ dù chưa ký trong lúc Trung Cộng tuy ký nhưng lại bất tuân?

Phản Ứng Hoa Thịnh Đốn xem chừng bước đầu còn tê liệt khi bắt đầu khơi lại những nguy cơ “chọc giận” Trung Cộng bằng những hoạt động hải hành bình thường (FON) khi đi qua những chặng đường biển của thế giới mà Bắc kinh ngầm cho là của họ qua cách tự giành lấy vùng biển mà chẳng cần hành động nào; cùng lúc chống lại tất cả đàm phán và hành động ngoại giao.

Nếu thế, thì tai hại kế tiếp là uy tín của Hoa kỳ trong vùng sẽ không còn, nhất là đối với Bắc Kinh, họ sẽ xem thuờng Mỹ. Vậy trong tương lai gần, Mỹ phải thực hiện quyền tự do hải hành (freedom of navitation) qua đây, dù hạn chế tối thiểu.

Đừng nên lặp lại tình trạng do dự y trong quá khứ vào tháng 11 năm 2013 khi Trung Cộng đơn phương công bố Vùng Nhận Dạng Phòng Không (ADIZ) trên biển Hoa Đông nữa. Lúc đó Hoa kỳ có phái tức thời hai chiếc B.52 (không mang vũ khí ) bay qua vùng này. Dù Hoa Kỳ có khuyên phi cơ dân sự của Mỹ nên tuân hành các thủ tục cần thiết với Bắc Kinh ( trong khi máy bay dân sự Nhật Bản lại không tuân hành lệnh đó).

Hoa Kỳ trì hoãn tiến vào vùng biển cấm của Trung Cộng khi chưa được phép của họ chẳng khác gì là ngầm cho phép Bắc Kinh cũng cố thứ tâm lý– cho rằng nước Mỹ cùng các nước khác trong vùng đang lo sợ ‘việc chọc giận” Trung hoa sẽ rước lấy các phản ứng của họ.

Mỗi khi Hoa kỳ chấp nhận thử thách và phái các chiến hạm vào vùng này (Biển Hoa Đông), việc này không những là một phản ứng đơn thuần, mà một hành động gương mẫu đầu tiên trong nhiều tín hiệu bình thuờng hóa vùng biển này.

Tư thế này của Hoa kỳ phải làm sao giống với những gì tư lệnh Thái bình Dương đã tuyên bố vào tháng Giêng 2008 khi Bắc kinh chống đối Hàng Không Mẫu Hạm Kitty Hawk(hình bên) cùng toán chiến đấu hạm tại Eo Biển Đài Loan. Đô đốc Timothy Keating, tư Lệnh Hạm Đội Thái bình Dương đã trả lời ngay rằng: “Chúng tôi không cần phải xin phép Trung Hoa tiến qua eo biển Đài Loan. Chúng tôi thực thi quyền tự do hải hành bất cứ khi nào chúng tôi cần- kiểm tra nó những bất cứ khi nào chúng tôi đã chọn”

[ tàu ngầm loại tấn công và một khu trục hạm Trung Cộng đã theo sát các tàu chiến Hoa kỳ tại eo Đài Loan suốt 28 tiếng đồng hồ căng thẳng trong sự kiện Mẫu hạm Kitty Hawk Hoa Kỳ đi ngang Đài Loan vào năm 2008 sau khi Bắc Kinh từ chối sự viếng thăm của Mẫu hạm Kitty Hawk vào Hồng Kông]

Rõ ràng đây là câu trả lời quả quyết nhất cho quyền tự do hải hành từ phía Mỹ, trực tiếp đối đáp với sự đòi hỏi chủ quyền về phía Trung Cộng. Tính từ thời tổng thống Nixon trước đây từng ra lệnh cho Hạm Đội Bảy rút ra khỏi eo biển này vào năm 1972 để dọn đường cho cuộc kinh lý lịch sử thăm viếng Trung Cộng vào thời điểm đó.

Hoa kỳ đã biểu lộ sự bất bình khi Trung Cộng càng gia tăng hành động hung hản trong vùng. Lấy thí dụ: báo cáo không mời tướng Tư Lệnh Hải Quân Quân Đội Nhân Dân Trung Hoa tham dư cuộc tập trận chung năm tới RIMPAC (Vòng Đai Thái Bình Dương ) trong khi RIMPAC xảy ra năm ngoái 2014 lại có Trung Hoa.

Trung Hoa cũng bị loại ra khỏi PACOM -thực tập đổ bộ do Mỹ cầm đầu mới tháng Năm này tại Hạ uy Di bao gồm 20 nước gồm có Đài Loan (không được mòi RIMPAC 2014). Hoa kỳ rõ ràng đi đến kết luận rằng chúng ta quá thiếu thận trọng khi hợp tác tập luyện với một quốc gia luôn luôn chủ trương bành trướng và biểu lộ thái độ kình địch với Hoa kỳ cùng chống lại Tây phương dù rằng hơn bốn mươi năm chúng ta hết lòng cởi mở với họ.

Dĩ nhiên, Bắc Kinh sẽ kết tội chúng ta (USA) rằng hành động không mời họ là hành vi gây chiến do chính phủ Hoa kỳ cố tâm “khống chế’ Trung Cộng. Thế mà, cho đến nay Bắc Kinh vẫn từ chối lời mời của Mỹ từng triển hạn cho đến năm 2003 cho Trung Cộng gia nhập nổ lực quốc tế về hợp tác trong một vấn đề Hoa kỳ hằng quan ngại: Việc phổ biến vũ khí tàn sát hàng loạt.

Có hơn 100 quốc gia hiện nay đã tham gia vào tổ chức Sáng Kiến Ngăn Ngừa Việc Phổ Biến Vũ Khí (Proliferation Security Initiative PSI) ngăn ngừa vận chuyển qua biển vào các hải cảng. Đài Loan có tham gia, tự mình chứng tỏ là một thành viên trách nhiệm có tinh thần hợp tác với cộng đồng quốc tế hơn một anh ‘hàng xóm khổng lồ’ bên kia eo biển. (năm 2003 , Đài loan bắt giữ một tàu chở vật liệu lậu về chất liệu cho vũ khí hóa học phát xuất từ Bắc Hàn, một thành viên của Trung Hoa chuyên bán vũ khí)

Tham gia tổ chức Ngăn Chận Phổ biến Vũ Khí -PSI không bao giờ là chọn lựa của Bắc Kinh. Hoa thịnh Đốn cần phải thuyết phục Trung Cộng tuân thủ quyền tự do hải hành cùng tôn trọng luật lệ hàng hải của quốc tế thứ mà Bắc Kinh chưa hề tuân thủ bao giờ.

Joseph A.Bosco cựu cố vấn bộ Nội An, về hưu vào năm 2010 từ bộ Quốc Phòng. Thành viên cao cấp chánh văn phòng SUMITRO [*] Nghiên Cứu Đông Nam Á

bản dịch Đinh Hoa Lư

source:
Time for America to Get Tough with China

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img