Friday, March 29, 2024

Công Viên Maissonneuve .

( Tặng các bạn tôi )

Lời giới thiệu của Nguyễn tường Tâm (San Jose, USA): Cảm động! chuyện kể (của anh Trần Mộng Lâm) để lại nhiều suy nghĩ.

Quên hay cố tình tặng

Công Viên Maisonneuve-Montreal.

Người tây phương, khi lập một thành phố như Montreal, có lẽ việc đầu tiên của họ là dành ra một diện tích khá lớn ngay trung tâm để làm công viên. Parc Maisonneuve có lẽ đã xuất hiện hàng thễ kỷ trước, nó đối với dân Montreal có thể so sánh với khu vườn Luc Xâm Bảo của dân Paris, tuy không nổi tiếng bằng.

Từ khi dọn đến chỗ mới,một condo trên đường Assomption,  mỗi ngày tôi đều ra parc sau bữa ăn chiều để đi dạo, và ngắm sinh hoạt tại đây, những người đi bộ, đi xe đạp,tập thể thao, dắt chó đi chơi, chạy bộ….đẻ còn tiếp xúc với xã hội, vì nếu không làm vậy thì không biết làm gì cho hết ngày. Tôi đã quá chán với những chuyến croisieres, ngồi trên các con tầu đưa mình đế nhưng nơi không hứng thú và không hợp với mình, đã quá chán với những thành phỗ xa lạ, ngay cả Paris hay Nừu ước, San Francisco…là những chỗ mà riêng tôi không tìm được những cảm giác… chỉ thấy khi đọc sách !!!.

Trở về với công viên Maisonneuve, có thể nói đây là một trong những lá phổi của thành phố. Trong công viên, có rất nhiều ghế ngôi, không bằng đá, nhưng bằng gỗ. Các ghế ngồi này, có khi ở ngay bên lề đường, nơi mọi người chạy qua, có khi nằm khuất dưới những vòm cây, ở nơi vắng vẻ, cho những người ưa sự yên tĩnh như tôi, để suy tư về thế sự….

Tôi hay ngồi trên những chiếc ghế đó, và vì thế, tôi rất ngạc nhiên khi khám phá ra một bí mật. Trong những lần đầu tiên, tôi ngạc nhiên khi thấy bỏ lăn lóc trên ghế hay trên bàn một vài cuốn sách rất giá trị. Có khi là một cuốn tiểu thuyết đương thời, có khi là nhưng cuốn sách cổ xưa, xuất bản từ thế kỷ trước, giấy in sách đẫ trở thành nâu sậm, cũ kỹ với thời gian.Lúc đầu tôi nghĩ là trên những chiếc ghế này, ngồi trước tôi có lẽ là những người già, ông hay bà, đã quá già nên bỏ quên những cuốn sách hay mà mình đả đoc, đãng trí đến thế là cùng…và tôi đã nhặt được vì may mắn…Nhưng những sự kiện này (Sách bỏ quên) lập đi lập lại nhiều lần, khiến tôi hiểu ra một bí mật, không ai nói ra, mà cũng không ai than phiền, là nhưng cuốn sách đó, họ cố tình bỏ quên.

Họ cố tình để lại những cuốn sách hay đả đọc để một người khác có thể đọc được những tác phẩm mà đối với họ, có giá trị. Chắc những người này đã khá già để giữ sách quý làm của riêng trong thư viện….Cũng phải,, vì nếu không thì những cuốn sách đó cũng sẽ bị bỏ đi, như tôi đã bỏ đi hàng trăm cuốn sách quý mà mình nâng niu trong một khoảng thời gia rất dài, vỉ rằng cho mà không ai lấy khi tôi rời ngôi nhà cũ mấy chục năm để dọn vô đây !!!

Một trong các cuốn sách để lại trên các ghế ngồi tại công viên Maisonneuve là cuốn sách La Gloire Des Vaincus. Có lẽ là vì mới đây V. PUTIN gây ra cuộc can qua trên xứ UKRAINE. 

Bìa của cuốn sách vẽ một sác người ngã xuống dưới những tia đạn và cạnh đó là một khuôn mặt phụ nữ, có lẽ là vợ của người chết. Số phận của những người góa phụ, đời nào cũng thế. Bên trên, phía góc trái của cuốn sách, tôi dọc được hàng chữ “J’ai lu” trong một vòng tròn, cạnh tên tác giả HENRI TROYAT , de l’accademie Francaise, có nghỉa là tác giả của nó là một người đả được bâu vào viện Hàn Lâm Pháp.

Henri Troyat.

 Lần đầu tiên tôi biết đến tên ông.Theo như tiểu sử viết trên trang bìa sau, thì ông này gốc người Nga, sanh ở Mạc  Tư Khoa năm 1911, di cư sang Pháp năm 1917, nghĩa là sau khi Lenine lên năm chính quyền, và chế độ các Nga Hoàng cáo trung. Ông HENRI TROYAT sau đó trở thành một văn sỹ với tác phẩm đầu tay “L’Aralgce” đả trúng giải PRIX GONCOURT. Sau cuốn này ông cho ra đời một loạt các tiểu thuyết trong đó phải kể đến những cuốn như “Les Eygle-tiere” và cuốn “La lumiere des justes” đã xuất hiện trong sưu tập “j’ai lu”. Ông được bầu vào l’Accademie francaise năm 1959.

Cuốn sách mà tôi được đọc. một cách say mê, có tên LA GLOIRE DES VAINCUS-VINH QUANG CỦA NHỮNG NGƯỜI CHIẾN BẠI.

Chuyên kể về tháng 12 năm 1825 tại Saint- Peterbourg. Nhân vật chính là Nicolas Ozareff, một sỹ quan Nga mưu đồ lật đổ chế độ quân chủ tại Nga. Ozareff có các đồng chí, là những sỹ quan quý tộc Nga, giầu có, có kẻ hầu và rất quý phái. Họ thấy răng nếu để vị hoang đế tương lai của nước Nga là TSAR NICOLAS 1 er lên ngôi, thì tương lai đen tối cho tổ quốc họ. Cho nên những sỹ quan tiến bộ lập thành một nhóm đảo chánh có tên là “decembrriste”chủ trương ám sát Nga Hoàng sắp lên ngôi ngày hôm sau. Chính quyên dự định sau khi hoàng đế lên ngôi thì các đơn vị của quân đội sẽ tuyên thệ trung thành với tân Hoàng Đế. Nhóm decembristes dự tính sẽ giết ông Tsar Nicolas 1er. Nhiệm vụ được giao cho KAKHOVSKY dùng gao găm đâm chết ông ta.

Nửa đêm về sáng, Ozareff bị kích thích nên mất ngủ.Ông đốt đèn và viết những hàng chữ cuối cho vợ ông: Xin em hãy hiểu cho là lúc này, anh nghĩ tới em, tới chúng ta. Anh xin lỗi nhưng mong em hiểu cho là lòng yêu nước của anh lớn hơn  tính mạng”. Bức thư tuyệt mạng dài 4 trang. Viết xong, ông giao cho người đầy tớ với lời căn dặn : Nếu ngày mai tôi có mệnh hệ nào, thì đem lá thư này về cho vợ tôi là bà Ozaleff. 

Cuộc đảo chanh sau cùng thất bại vì vào giờ chót, người được giao nhiệm vụ đâm chết TSAR NICOLAS 1er sau cùng không làm nhiệm vụ của ông ta, không vì thiếu can đảm, mà chỉ vì ông ta không muốn tên tuổi của mình dính vào một vụ ám sát vua, lúc đó TSAR vẫn được dân Nga tôn sùng một cach thiêng liêng về tôn giáo.

TSAR đè bẹp nhóm Decembristes dưới họng súng canon. Những người sống sót bị bắt cầm tù tại Saint-Piere và Saint-Paul, sau đó hặc bị treo cổ hoặc lưu đầy ở Tây Bá Lợi Á.

Những trang sách làm tôi suy nghĩ miên man. Có thể nào bây giờ bên Nga cũng như vậy, người ta đang tổ chức ám sát nhà độc tài đã làm dân Nga khố và chết lãng xẹt. Có thể nào có mọt nhóm tạm gọi là nhóm Octobristes đang hoạt động trong bóng tối ?? Nước Nga đi về đâu, thế giới đi về đâu ??? những ngày sắp tới sẽ trả lời cho chúng ta.

Chúc phúc cho họ. lần này. 

Tôi rất thích cuốn sách đả tìm được trong công viên Maisonneuve và đã có ý nghĩ giữ làm của riêng. Tôi vốn yêu thích sách vở. Nhưng suy đi tính lại, tôi thấy mình không thể làm thế. Cuốn sách vốn không do tôi bỏ tiền ra mua, không phải của tôi. Vậy tại sao tôi muốn giữ lại  ?? Như vậy có phải quá ích kỷ hay không ???

Suy nghĩ như thế, ngày hôm sau, tôi lặng lặng trở lại công viên, tới ngồi tại chiếc ghế quen thuộc, và khi trở về nhà, tôi cũng làm như người ở đây, để cuốn sách lại, làm như bỏ quên nó. 

Trần Mộng Lâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img