Thursday, March 28, 2024

‘Con điếm’ đòi học phí 50 triệu đồng/năm: Vô số sinh viên sẽ phải bỏ học!

Thiền Lâm

Việt Nam – Cali Today News – Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Việt Nam vừa bổ sung một bằng chứng lạnh lùng và tàn nhẫn cho chính sách “nền giáo dục xã hội chủ nghĩa luôn quan tâm và chăm lo cho người học” bằng một dự thảo về cơ chế tự chủ giáo dục đại học đối với các trường công lập để trình Chính phủ.

Dự thảo này hướng dẫn cụ thể Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về mức trần học phí đại học từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021 với cả trường chưa thực hiện tự chủ và đã được tự chủ toàn diện.

Theo dự thảo này, cơ chế tự chủ sẽ áp dụng với tất cả các cơ sở giáo dục đại học công lập (trừ các trường đại học xuất sắc và hệ thống trường chính trị).

Vậy “cơ chế tự chủ” là gì?

Hiểu một cách vô trách nhiệm nhất, ngân sách nhà nước sẽ tìm mọi cách từ chối trách nhiệm cấp kinh phí cho các trường đại học mà buộc các trường này phải tự chủ về tài chính, nghĩa là nếu trường đại học không thu được học phí từ sinh viên theo cách “lấy thu bù chi” thì sẽ phải giải thể.

Từ trước khi có dự thảo của Bộ GDĐT, đại đa số trường đại học đã bị người dân và sinh viên xem là một môi trường đậm đặc a xit thương mại, chỉ biết đè đầu sinh viên và phụ huynh thu học phí, trong khi chất lượng đào tạo không những không tăng lên mà còn dốt đi. Khá nhiều sinh viên đã phải bỏ học do không kham nổi mức học phí lên đến 10 – 15 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, những trường hợp phải bỏ học đầu tiên là sinh viên nghèo của các gia đình thu nhập thấp và chủ yếu ở các tỉnh. Còn giới công chức có con là sinh viên thì vẫn “chịu” được.

Nhưng với dự thảo mới của Bộ GDĐT về “cơ chế tự chủ”, các trường đại học đã tự chủ tài chính sẽ phải đóng cao gấp 2 đến 3,5 lần so với hiện nay (mức 980.000 – 1,43 triệu đồng/sinh viên/tháng).

Trích NĐ 86/2015/NĐ-CP về mức tăng học phí đối với trường tự chủ toàn diện và trường chưa tự chủ.
Ảnh: Lao Động

Còn so với học phí trường đại học công lập chưa tự chủ hiện nay 7,4-10,7 triệu đồng/ năm học 2017–2018 thì mức học phí trên sẽ tăng gấp 2,8 đến 4,7 lần.

Với trường được tự quyết định mức thu để bù đắp hoàn toàn các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư, học phí có thể còn cao hơn nữa.

Có nghĩa là những trường “tự chủ” hoàn toàn có thể phóng học phí lên mức 50 triệu đồng/năm – một con số khủng khiếp mà sẽ khiến cả sinh viên của tầng lớp công chức và giai cấp trung lưu phải bỏ học.

Cần nhắc lại vào tháng Tám năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã cống hiến một phần đáng kể cho cơ chế hợp thức hóa chiến dịch thả nổi những “mặt hàng” liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh. Dự thảo Luật Phí và Lệ Phí được cơ quan mà đã từ lâu bị coi là đại diện cho các nhóm lợi ích ấy đưa ra nhằm “điều chỉnh” biểu giá phí và lệ phí, nhưng lại dự kiến sẽ chuyển một số loại phí, lệ phí sang “giá dịch vụ”, trong đó có dịch vụ giáo dục.

Ngay lập tức và không chịu kém thua đà tăng phi mã của viện phí, mức học phí tại một số trường đại học cũng biện chứng phi mã theo “cơ chế tự chủ tài chính,” luôn “bảo đảm” mức tăng từ một đến hai triệu của năm sau so với năm trước, dù tình cảnh nền kinh tế phải thắt lưng buộc bụng và có nơi trẻ em phải ăn chịt chuột trừ bữa.

Chủ đề “giảm thiểu giá dịch vụ y tế và giáo dục” đã luôn được Quốc hội Việt Nam nêu ra bàn thảo trong hàng chục năm qua, thế nhưng nghịch lý trở nên không thể chịu nổi là càng bàn giá càng tăng, và trong thực tế những cơ quan thường bị xếp loại “cải cách hành chính” tệ hại nhất như Bộ Y Tế và Bộ GDĐT thậm chí còn có những dấu hiệu thông đồng với các cơ sở y tế và giáo dục để tăng giá và hợp thức hóa các mức tăng giá dịch vụ.

Cứ vào đầu mỗi năm học, như một điệp khúc chỉ còn rệu rạo trong cổ họng, phụ huynh và báo chí lại “kêu trời” vì các trường, từ mẫu giáo lên đại học – đua nhau nâng mức “học phí đầu năm”. Có trường còn tàn nhẫn tuyên bố sẽ thẳng tay đuổi học đứa con nếu phụ huynh không đủ tiền đóng.

Chủ thuyết “lấy sinh viên làm trung tâm” của ngành giáo dục – được mơn trớn đến mê hoặc qua những hội thảo quốc tế bóng nhẫy – hóa ra đã hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ của nó: Người đi học là con bò đã gần cạn sữa nhưng vẫn phải lộn trái dạ dày để nuôi béo các trường và dĩ nhiên cả Bộ GDĐT.

Cách đây không lâu, một tác giả phải tiết lộ lời tán thán tận cùng của nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo Bành Tiến Long: “Giáo dục Việt Nam đang là một con điếm!”.

Vào năm 2015, “con điếm” ấy đã ra một cái giá quá cao để đòi Quốc hội và Chính phủ cấp tiền cho “đề án đổi mới sách giáo khoa”: 34.000 tỷ đồng. Nhưng sau đó khi bị dư luận xã hội phản ứng dữ dội, mức giá của đề án này đột ngột lao dốc chỉ còn… 400 tỷ (!?)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img