Các trạm thu phí BOT bị phản đối trên khắp cả nước. Ảnh: Tuổi Trẻ
Tối ngày 18/1/2017, ông Nguyễn Xuân Phúc-thủ tướng chính phủ CSVN đã có công điện yêu cầu Bộ Giao thông vận tải cung cấp cho Bộ Công an các tài liệu về những người thường xuyên có mặt tại các trạm thu phí BOT trên khắp cả nước để phản đối, ngỏ hầu cho Bộ công an xử lý những người này.
Trái với mong đợi của nhiều người, công điện trên cho thấy chính phủ CSVN đứng đằng sau để bảo kê cho chủ đầu tư móc túi, bỏ mặc quyền lợi chính đáng của người dân.
Trong công điện, ông Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, việc để cho các chủ đầu tư làm đường theo hình thức BOT (Build-Operate-Transfer, tức là Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao) là chủ trương nhất quán của chính quyền CSVN. Điều này cần được tiếp tục triển khai trong thời gian tới nhằm phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.
Theo ông Phúc, bên cạnh những thành quả đạt được thì việc thực hiện đầu tư BOT còn gặp những mặt trái, bất cập cần được khắc phục.
“Các bất cập này đang bị các đối tượng xấu lợi dụng kích động, chống phá…làm mất an ninh trật tự và an toàn giao thông, gây ảnh hưởng xấu đến việc thu hút xã hội hóa đầu tư”- công điện của ông Nguyễn Xuân Phúc ghi rõ.
Cũng trong công điện, ông Phúc nhắc đến sự kiện phản đối rầm rộ, liên tục tại trạm thu phí BOT Cai Lậy đã tạo cảm hứng lan truyền cho các tài xế, rồi từ đó việc phản đối lan tỏa trên khắp mọi miền đất nước.
“Tình hình phức tạp tại các trạm thu giá xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, nếu không được cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp chính quyền địa phương phối hợp xử lý thì có thể các đối tượng xấu càng lợi dụng, lấn tới, tiềm ẩn những hành vi gây mất an ninh trật tự, kể cả các tổ chức phản động lợi dụng phá hoại chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thông qua việc phá hoại hình thức đầu tư BOT”- công điện viết
Với phương thức BOT, các chủ đầu tư chỉ bỏ tiền ra trong giai đoạn đầu, thực sự số tiền ấy được vay từ các ngân hàng và người trả cuối cùng chính là người dân, vì họ là người đi qua các con đường được xây dựng. Song, với bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay, các trạm thu phí dựng lên đã khiến cho việc kinh doanh, đi lại của người dân trở thành gánh nặng. Ngoài việc người dân đã phải đóng một khoản thuế rất lớn để mua xe, họ còn phải đóng cả thuế, phí cho xăng dầu. Chưa hết, để đi lại trên đường người dân trong nước còn phải đóng phí đường bộ. Cứ đến kỳ, bất kỳ chiếc xe nào cũng phải đóng phí kiểm định và trong đó có cả phí đi lại.
Trong khi đó, các trạm thu phí BOT mọc lên trên đường Quốc lộ nơi mà người dân đi lại không phải đóng bất cứ thứ thuế gì theo đúng luật quy định. Vì số tiền họ bỏ ra để đóng các loại thuế, phí nói trên phải được dùng để duy tu, mở rộng các con đường quốc lộ để người dân đi lại. Đằng này, chính phủ CSVN đã không bảo vệ mà còn bỏ mặc quyền lợi chính đáng của người dân.
Nghiêm trọng hơn, trong công điện của mình, ông Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Công an chủ trì, cùng với Bộ Quốc phòng, công an tại địa phương và chính quyền các tỉnh, thành phố phải xử lý ngay những người đã tham gia phản đối, có hành vì lái xe để cản trở việc thu phí tại các trạm BOT.
Cùng với đó, ông Phúc còn yêu cầu Bộ Thông tin và Tuyên truyền chỉ thị cho các cơ quan thông tấn, báo chí tuyệt đối không được đưa bất cứ thông tin, tin tức nào có tính chất cổ vũ các lái xe phản đối BOT để bảo vệ quyền lợi cho mình. Cùng với đó phải xử lý nghiêm những ai có bất cứ tin tức nào đưa tin nhằm cổ vũ cho việc phản đối BOT mà theo ông Nguyễn Xuân Phúc là “chống phá, gây mất an ninh, trật tự”.
Như vậy, sau gần 2 tháng kể từ ngày trạm BOT Cai Lậy phải dừng thu phí, cứ tưởng ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ bảo vệ quyền lợi của người dân, thì đằng này, thông qua công điện được phát đi tối ngày 18/1, chính phủ CSVN đã cho thấy họ chính là bọn bảo kê cho các tập đoàn tư bản đỏ móc túi người dân.
Nguoi Quan Sat