Saturday, March 25, 2023
spot_img

Chiến tranh tại Á Châu có thể khởi động từ các nước nhỏ

Cali Today News – Thách đố lớn nhất cho các siêu cường là làm sao để ngăn ngừa đồng minh và các nước bạn gây căng thẳng và bùng nổ đụng độ ngoài ý muốn. Không kể là đồng minh thân thiết ra sao? các siêu cường cần phải có chính sách riêng đối với bạn bè. Chính sách này khác với những chính sách bảo vệ cho chính các siêu cường đó. Thiếu kềm chế đồng minh có thể gây ra một thảm nạn. Chúng ta lấy thí dụ, Serbia theo đuổi chính sách bênh vực cho nhóm chủ nghĩa dân tộc chống lại cho được Austria và Hungary cuối cùng đưa Nga, nước bảo trợ cho mình vướng vào cuộc chiến với Hungary và Austria trong Thế Chiến Một.

Hoa Kỳ và Trung Cộng dư sức hiểu mối nguy hiểm về một cuộc chiến khi cả hai đều dẫn đầu chính sách toàn diện hiện nay tại Đông Á. Trong đó, thái độ ngang bướng và “phá bỉnh” của Bắc Hàn luôn xảy ra qua các cuộc phóng hoả tiễn đạn đạo cũng như thử nghiệm hạt nhân là điều lo ngại nhất cho Bắc Kinh. Các giới chức cao cấp tại Bắc Kinh bực bội do Bắc Hàn ‘một đàn em” càng lúc càng ‘phớt lờ’ những yêu cầu, năn nỉ hay cảnh cáo Bình Nhưỡng kềm chế lại bớt cho Bắc Kinh “nhờ”. Chúng ta không ngạc nhiên khi giới lãnh đạo Bắc Kinh thực sự lo âu khi chế độ của Kim Jong Un “rất có gan” để gây ra cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên. Một điều rất khó, trừ phi Bắc Kinh cố tâm áp dụng một chính sách thật sự hà khắc cho Kim Jong Un ví dụ: cắt hết nguồn viện trợ lương thưc hay năng lượng cho Bình Nhưỡng. Như thế sức kiềm chế mới hiệu lực cho một ‘đàn em’ ngông nghênh’ Bắc Hàn.

Phía Hoa Kỳ đang đối mặt với sự gay cấn đầy tế nhị khi hai đồng minh tại Đông Á ở trong tình thế nguy hiểm của chiến tranh. Tình trạng nguy hiểm này rất thực. Đài Loan, một trong hai đồng minh kia đang được che chở với Đạo Luật Liên Đới An Ninh 1979 của Hoa Kỳ. Các giới chức tại Washington từng quen với sự cộng tác qua 8 năm cầm quyền của TT Mã Anh Cửu, phe Quốc Dân Đảng. Ông Mã hay tìm cách điều đình với Bắc Kinh qua nhiều sáng kiến, ông Mã đã giúp Washington bới lo lắng nhiều.

Chính sách của tổng thống mới Đài Loan là bà Thái Anh Văn, người chủ trương tách rời, độc lập với Bắc Kinh. Chính sách của Đảng Dân Chủ Tiến Bộ do bà lãnh đạo có thể làm sự bình an qua eo biển này không còn nữa. Chính phủ mới của nữ tổng thống có nhiều hành động làm Bắc Kinh nổi giận. Trước tiên bà phủ nhận tuân thủ Thoả Thuận 1992, một thoả thuận ‘chỉ có một Trung Hoa” dù rằng hai bên thực sự không chấp thuận theo hoàn cảnh thực tế. Hành động khác gây khó chịu cho Bắc Kinh: lần đầu tiên Đài Loan đã tổ chức cuộc biểu tình kỷ niệm Biến Cố Thiên An Môn tại đảo quốc này.

Hiện Đài Bắc (Taipei) tiếp tục gây thêm phức tạp cho tình hình ‘nhạy cảm’ tại Biển Đông. Lúc Washingon luôn chỉ trích hành động của Bắc Kinh do tiếp tục xây dựng các hòn đảo và mõm đá mà họ đang chiếm tại đây, thì Đài Loan vẫn tiếp tục duy trì chính sách tham vọng của mình cũng tại vùng biển này. Theo Liên Hiệp Báo Chí Quốc Tế, Trung Hoa Thời Báo và các nguồn truyền thông khác, Đài Loan đang thiết lập các loại vũ khí chống hạm tại Đảo Ba Bình (Taiping), đảo lớn nhất thuộc Quần Đảo Trường Sa do Trung Cộng, Đài Loan, Việt Nam và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền. Đài Loan còn nâng cấp xây dựng một đường băng. Kiến trúc cuối cùng mà người ta ghi nhận được tại đảo Ba Bình gồm 4 tháp phòng không. Đài Loan càng quan trọng hoá vấn đề khi đòi Google xoá đi các trang mạng có hình ảnh căn cứ quân sự trên đảo Ba Bình? đây là cái điềm không tốt cho Đài Loan. Có ít chăng nữa, hành động của Đài Loan đã làm hại cho bài diễn văn của Washington sắp tới tại Bắc Kinh nhằm đòi hỏi tất cả các nước “giữ nguyên trạng” tại Biển Đông sẽ là một bài diễn văn ‘ mâu thuẩn, vụng về’?

Một nước nhỏ tại Đông Á đang cố tình gây khó cho Washington đó là Philippines. Manila đã vô trách nhiệm chẳng có phản ứng gì với Phán Quyết LHQ từng bênh vực cho mình. Tự cá nhân tổng thống Rodrigo Duterte đã vứt đi ‘khẩu pháo của đồng minh’. Thật vậy, ngôn ngữ và thái độ không đàng hoàng của Duterte làm cho Donald Trump đánh giá là một dạng nhân phẩm “đặc biệt”? Từ lời nói thô lậu không xứng với tư cách là một tổng thống khi cho TT Obama là “thằng chó đẻ,’ khiến Duterte phải trả giá là mất đi cuộc gặp song phương giúp bảo vệ và yểm trợ cho nước ông. Người dân Mỹ hiện tập trung vào lời nói thô tục chứ không quan tâm nội dung; nhưng nội dung cũng rất quan trọng. Vừa qua Duterte nhấn mạnh ông chỉ trả lời cho dân Philippines mà thôi! Ông ta còn nhắc lại, Philippines “không bao giờ ngoan ngoản và tự động nghe theo những gì mà Washington muốn”. Dù bài diễn văn này Duterte nói trong nước, nhưng Hoa Kỳ vẫn xem đây là vấn đề để “thích nghi” với một lãnh đạo bướng bỉnh, ưa theo chính sách riêng của mình.

Các nghi thức và luật lệ đàng hoàng coi bộ khó ngăn được thái độ của Duterte. Hành động trong nước của Duterte đã cảnh báo ông ta là tay “nói là làm”. Tội ác chính của Duterte hiện nay là các đội hành quyết của chế độ ông đã giết chết hơn 2,400 người do bị buộc tội là bán ma tuý -dù ngay bên ngoài không có gì liên quan đến quá trình phạm tội. Trong khi Duterte dám cho rằng hành vi tội ác kia là một kiểu “thi hành trách nhiệm” trái lại đây là những chủ đề quốc tế mà Washington xem trọng.

Thêm vào đó, ông ta chưa thể hiện bất cứ hành động nào, đặc biệt là chống lại Trung Cộng, như vậy ông ta đang nghi ngại chính sách yểm trợ của Hoa Kỳ cho Philippines. Dù chúng ta có hiệp ước song phương về an ninh lâu dài với Manila, nhưng không dễ thoát được những phản tác dụng, thậm chí nguy hiểm qua những cam kết của chúng ta trong cuộc trở chứng này? Chớ bao giờ có một ý nghĩ an ủi rằng an ninh của Mỹ sẽ được bảo vệ trực tiếp nhờ vào những hoạt động cở như Rodrigo Duterte.

Ted Galen Carpenter (National Interest)
bản dịch Đinh Hoa Lư
http://nationalinterest.org/feature/how-spark-war-asia-17819

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT