Wednesday, November 29, 2023
spot_img

Chiến tranh Lạnh mới? Iran đưa tàu chiến đến vịnh Mexico

Newsweek – Tàu chiến Iran sẽ rời vùng biển của Vịnh Ba Tư đi khắp thế giới và ghé thăm một vịnh nằm giữa Hoa Kỳ và Mexico

Vào thời điểm Iran đang tìm cách mở rộng và hiện đại hóa quân đội của mình khi đối mặt với những gì được coi là mối đe của Mỹ, chỉ huy hải quân mới được bổ nhiệm, Đô đốc Hải quân Hossein Khanzadi, đã tổ chức cuộc họp báo đầu tiên thứ tư, thông báo rằng một hạm đội của Iran sẽ sớm khởi hành từ Đại Tây Dương và Vịnh Mexico để đến thăm một số nước Nam Mỹ, theo thông báo của Tasnim News Agency của Iran .

Đô đốc Habibollah Sayyari, người từng là chỉ huy hải quân trong 10 năm trước khi được lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei chỉ định làm phó điều phối viên của quân đội, cho biết vào đầu tháng này trong buổi lễ của người kế nhiệm, theo Cơ quan Thông tin Tasnim và Caspian News .

Khanzadi cũng cam kết sẽ giới thiệu các tàu mới và tàu ngầm vào năm tới và thông báo các kế hoạch sắp tới để tăng cường sức mạnh hải quân của đất nước này. Ông cho biết chiếc tàu hộ tống mới Peykan -phóng xạ hoả tiễn Separ (lá chắn) sẽ tham gia vào Hạm đội Caspian của nước này vào tuần tới. Ngoài việc thực hiện chương trình tân trang lại các tàu chiến, một căn cứ quân sự mới dự kiến sẽ được thiết lập tại thành phố cảng Jask, dọc theo bờ biển Makran.

Kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đã có nhiều căng thẳng. Trong khi đó, Mỹ cũng luôn ủng hộ vững chắc cho đồng minh Arab chính là Saudi Arabia – đối thủ nhiều thập kỉ qua muốn hạn chế ảnh hưởng của Iran.

Chiến dịch ngăn chặn ảnh hưởng Iran ở Trung Đông của Saudi đã ngày càng gia tăng mạnh trong những năm gần đây, khi cả hai bên ủng hộ các lực lượng chính trị và quân sự đối lập nhau tại khu vực. Khi sức mạnh của Iran đang vượt qua các đối thủ của mình tại nhiều chiến trường quan trọng, Israel đã đề nghị hỗ trợ Saudi Arabia ngăn cản sự lớn mạnh của Iran.

Ngay từ khi tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích và đe dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015– còn được gọi là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA). Thỏa thuận trên đã giải phóng hàng tỷ USD tài sản của Iran bị đóng băng và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt để đổi lấy việc Tehran cam kết hạn chế sản xuất hạt nhân.
Mặc dù đã vấp phải những lời chỉ trích sâu sắc từ các đồng minh của Mỹ và các tổ chức quốc tế, đã tuyên bố Iran vẫn thực hiện đúng thỏa thuận trên, ông Trump tuyên bố không xác nhận và trao cho Quốc hội Mỹ quyền quyết định có nên xóa sổ hay đàm phán lại hiệp ước này hay không – điều mà Iran không sẵn sàng thực hiện.

Bất chấp những thái độ từ Mỹ, Israel và Saudi Arabia, Iran vẫn định hình được vị trí hàng đầu ở Trung Đông với những đồng minh tại thủ đô của Lebanon, Iraq, Syria và Yemen. Tehran cũng đã xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Nga – hiện cũng đang có mối quan hệ căng thẳng với Hoa Kỳ và liên minh quân sự NATO ở châu Âu thông qua sự hỗ trợ cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Sự hỗ trợ này đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các lực lượng vũ trang của Syria vượt qua cuộc xung đột kéo dài và chống lại các lực lượng khủng bố và quân nổi dậy, đã nhận được sự hậu thuẫn từ Mỹ, các quốc gia Ảrập vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi lực lượng đối lập hiện nay phần lớn đã suy yếu, Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp tác với Iran và Nga trong việc thực hiện các cuộc đàm phán hòa bình. Ba nhà lãnh đạo Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vừa có các cuộc gặp để thảo luận về tiến trình hòa bình Syria khi cuộc chiến chống Nhóm Nhà nước Hồi giáo IS tại đây sắp đến hồi kết.

Bấm vào đây để xem những videos cần xem

Theo News Week, hành động mới nhất của Iran trong việc mở rộng ảnh hưởng tới bán cầu tây không phải là lần đầu tiên. Ngoài việc nhận được sự ủng hộ chính trị liên tục từ các quốc gia Mỹ Latinh, Iran đã cho biết từ năm 2014 rằng sẽ gửi tàu chiến tới vịnh Mexico để phản đối việc Hải quân Hoa Kỳ hiện diện ở Vịnh Ba Tư, theo USA Today.

Trước đó, khi xảy ra vụ tràn dầu BP vào năm 2010, Iran cũng đã đề nghị gửi các chuyên gia tới để “ngăn chặn dầu tràn tại Vịnh Mexico và ngăn chặn thảm hoạ sinh thái ở khu vực đó”, Reuters cho biết.

Cuộc cạnh tranh quyền lực Trung Đông giữa các quyền lực khu vực, trong đó nổi bật là Saudi và Iran, cùng sự can dự của các “ông lớn” thế giới có lẽ sẽ không bao giờ có hồi kết.

TH (Theo Newsweek)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img