Friday, March 29, 2024

Chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên có thể xảy ra không?

Cali Today News – Trong những ngày qua vấn đề Triều Tiên là một đề tài nóng với tin tức Hoa kỳ và thế giới. Chính quyền Donald trump có những lời tuyên bố khá cứng rắn về Bắc Triều Tiên và các thách thức hung hăng của nhà độc tài trẻ Bắc Triều Tiên khiến nhiều người tự hỏi. Chiến tranh Triều Tiên có thể xảy ra không? Và nếu xảy ra thì hậu quả sẽ như thế nào? Trước khi trả lời câu hỏi trên, chúng tôi muốn tổng lượt về cuộc chiến tranh Triều Tiên trước đây để nhắc nhở về một số bài học lịch sử mà vẫn còn có thể áp dụng cho ngày hôm nay. Sau đây là những sự thật về chiến tranh Triều Tiên.

1-Trong thời đó Quân đội Hoa Kỳ kết hợp các đơn vị tác chiến với nhau trong thời gian quá gắp rút, hầu như theo ngẫu hứng. Quân đội chưa có kinh nghiệm hay khả năng cho chiến tranh du kích khi bắt đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên. Mặc dù họ họ đã trải qua cuộc chiến tranh Thế chiến thứ II trước đó. Và mãi sau này họ vẫn bị sa lầy trong cuộc chiến ở VN với chiến tranh du kích.

2-Trong cuộc chiến Triều Tiên Hoa Kỳ đã kết hợp chiến thuật cũ và mới từ đất liền, đường biển và trên không. Cuộc thắng lớn thuộc về lực lượng Liên Hiệp Quốc trong trận đổ bộ từ vùng biển Hoàng Hải. Hoa Kỳ đã xử dụng nhảy dù, chiến đấu phản lực, máy bay cánh quạt P-80, Soviet MiG-15s….Nhưng cuộc chiến đó không thực sự thành công về phía Hoa Kỳ.

3-Vĩ tuyến 38 là chủ đề đã nói nhiều lần trước và sau chiến tranh. Năm 1896, chính phủ Nhật Bản đã đề nghị với chính phủ Nga là: Hàn Quốc cần được tách ra một nửa dọc theo vĩ tuyến 38, Nga có quyền kiểm soát ở miền Bắc. Nhưng lúc đó Nga vẫn còn ngần ngại. Vào năm 1910 Nhật mới củng cố vững chắc mọi tổ chức ở Hàn quốc. Sau Thế chiến II, Nhật Bản từ bỏ kiểm soát Hàn Quốc, lúc đó Mỹ một lần nữa lấy vĩ tuyến 38 để thành lập lằn ranh chia thành hai quốc gia riêng biệt.

4-Sau khi ký hiệp ước ngưng bắn khoảng một tháng, thì Quân đội Bắc Triều Tiên không tôn trọng hiệp ước ngưng bắn đã đưa quân vượt qua vĩ tuyến 38. Trường hợp này cũng giống như việc ký hiệp định Ba lê của Việt Nam trước đây. Sự việc này, ngày 24/6/ 1950, Ngoại trưởng Dean Acheson đã phải gọi điện thoại báo cho Tổng Thống Truman biết hiện trạng xảy ra là Bắc Triều tiên không tôn trọng hiệp ước đang xâm chiếm Hàn Quốc. Nhưng kết quả vẫn là trong sự đắng đo không giải quyết nhanh chóng tốt đẹp hơn.

5- Trong cuộc chiến người ta thấy rõ là lực lượng Hàn Quốc không mạnh hơn quân đội Bắc Triều Tiên. Vì thế Tướng MacArthur đã đích thân đến tuyến đầu để thám sát tình hình. Ông nhanh chóng yêu cầu lực lượng bộ binh bổ sung để cứu vãn tình thế. Tổng thống Truman cho phép di chuyển hai Sư đoàn từ Nhật Bản đến Hàn Quốc. Đây là các đơn vị giữ hòa bình khi chiếm đóng Nhật Bản sau Thế chiến II. Sau đó một thời gian dài các lực lượng Mỹ mới làm chủ được trong cuộc chiến tranh.

6-Trong cuộc chiến có nhiều trở ngại về tín hiệu tình báo và hệ thống liên lạc bởi sự đánh phá của mạng lưới truyền thông và kỷ thuật mã hóa của Nga. Đây cũng là một thất bại lớn của Hoa Kỳ về truyền tin bị rối loạn chức năng bảo mật. Mặc dù sau đó Bộ trưởng Quốc Phòng đã cho lập Cơ quan An ninh lực lượng vũ trang (AFSA) kịp thời chận đứng, đồng thời đã đánh chặn được các chương trình phát thanh cấp cao của Bắc Triều Tiên.

7-Hoa Kỳ đã có ý định chuẩn bị sẵn sàng sử dụng bom nguyên tử với chiến tranh Trều tiên? Mỹ đưa ra những dự định là có thể dùng vũ khí hạt nhân cho bất kỳ cuộc xung đột nào trong chiến tranh này. Nếu như có Trung Quốc hoặc Nga tham gia trực tiếp vào cuộc chiến. Nhưng các nhà lãnh đạo Châu Âu phản đối ý định đó vì sợ leo thang chiến tranh lớn rộng hơn.

8-Chiến tranh Triều tiên không bao giờ kết thúc. Vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, Trung tướng William Harrison, Jr của Hoa Kỳ và vị tướng Bắc Triều Tiên đã ký Hiệp định đình chiến, kết thúc mọi hành vi của lực lượng vũ trang ở Hàn Quốc, cho đến khi cả hai bên có thể tìm thấy một giải pháp hòa bình chính thức. Mặc dù thỏa thuận này không phải là một hiệp ước hòa bình, hay đúng hơn chỉ là một lệnh ngưng bắn. Và mãi cho đến hôm nay vẫn chưa có dấu hiệu nào tốt hơn để kết thúc, tạo nền hòa bình lâu dài cho cả đôi bên….. Cho nên Hoa kỳ phải tính toán cẩn thận, vì bàn cờ thế giới hôm nay đã khác xa với hai thời kỳ thế chiến….Đó là những gì mà Hoa Kỳ rút ra kinh nghiệm từ chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam gần đây.

-Kể từ khi Hoa Kỳ và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1979, Hoa Kỳ đã cố gắng thực hiện một số sự việc để chứng minh những sai trái của Trung Quốc. Nhưng chưa có điều gì Trung Quốc đã cố gắng thực hiện cho cuộc sống chung hòa bình. Trong khi đó, cuộc chiến tranh Triều Tiên phần lớn đã bị lãng quên ở Hoa Kỳ. Nhiều người Mỹ ngày nay có thể biết rất ít về cuộc chiến Triều Tiên, vì vậy họ tự hỏi tại sao chính quyền Trump đang tập trung vào Bắc Triều Tiên và quan tâm quá nhiều đến những gì đang xảy ra trên bán đảo Triều Tiên?. Hoa kỳ nên quay lại lịch sữ trước đây và những tính toán sai lầm về việc mở rộng chiến tranh không cần thiết. Hoa kỳ chủ trương về quyền lợi nước Mỹ hơn sự trung thành với đồng minh, cho nên hậu quả thường không mang đến lợi thế và mất đi nhiều đồng minh. Chiến tranh không chỉ nhắm vào sức mạnh của vũ khí mà còn về phương diện tuyên truyền và sự kích thích thù ghét Hoa Kỳ của đối phương và sự đánh mất niềm tin cậy lẫn nhau. Nếu nắm vững những vấn đề đơn giản đó thì mới nghĩ đến chuyện bắt đầu một cuộc chiến khác tiếp theo.

Chúng ta cần nên nhớ cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra giữa tháng 6 năm 1950 cho đến tháng bảy năm 1953 sau khi CHDCND Triều tiên dẫn đầu bởi Kim Il-sung mới có hiệp ước kêu gọi ngưng bắn (là ông nội của nhà lãnh đạo bạo chúa hiện nay Kim Jong-Un). Tình trạng hiện nay vẫn không có gì thay đổi khác hơn là Mỹ ủng hộ miền Nam, Trung Quốc ủng hộ miền Bắc với sự giúp đỡ của Liên Xô. Cuộc chiến đã giết chết hàng trăm ngàn sinh mạng, trong đó có hơn hai triệu thường dân và hơn 33.000 lính Mỹ đã hy sinh, 103.000 người bị thương và hơn 7.800 lính Mỹ vẫn còn mất tích.

Liên Hiệp Quốc, được thành lập vào năm 1945, lúc đó LHQ buộc phải đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh này. Đã gởi mười sáu nước đưa quân đến Hàn Quốc và 41 quốc gia khác phải viện trợ và gửi thiết bị cần thiết cho chiến tranh. Cuộc chiến chấm dứt sau khi ký kết một hiệp ước đình chiến vào ngày 27 tháng 7 năm 1953. Trong thời điểm đàm phán hòa bình được tiến hành vào năm 1951, chính Tổng Thống Truman cũng lo sợ có thể có cuộc xung đột leo thang chiến tranh toàn diện với Nga và Trung Quốc. Hôm nay Tổng Thống Donald Trump tuyên bố có thể đi đến chiến tranh với Bắc Triều tiên nếu Kim Jong -Un tiếp tục chương trình bắn hỏa tiển với đầu đạn hạt nhân. Nói thì dễ nhưng đi đến chiến tranh hẵn là điều rất khó, cần cân nhắc đến nhiều vấn đề khác ngoài sức mạnh quân đội và vũ khí. Chính vì thế trong những ngày gần đây TT Donald Trump đã tuyên bố sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng này trong phương cách hòa bình. Ông đưa ra một số biện pháp như: Trừng phạt kinh tế, loại bỏ CHDCND Triều Tiên ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, áp lực ngoại giao, áp lực từ phía Trung Quốc lên đồng minh của họ và tiếp tục mở cửa cho các cuộc đàm phán.v.v. Tuy nhiên, các nhà lập pháp Hoa Kỳ vẫn cho rằng Bắc Triều Tiên là một mối đe dọa an ninh quốc gia rất cấp bách và ưu tiên trong chính sách đối ngoại hàng đầu. Đồng thời Ngoại Trưởng Rex Tillerson đã thúc đẩy Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc về biện pháp trừng phạt để cô lập thêm Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân và hỏa tiển tầm xa của họ. Trung Quốc hứa sẽ thảo luận về những bước cần thiết tiếp theo để tăng sức ép lên Bình Nhưỡng để họ xét lại tư thế của họ hiện tại. Hoa kỳ mong muốn có những biện pháp trừng phạt rộng lớn hơn với Bắc Triều Tiên, nhưng việc đó chưa có hiệu quả mong muốn.

Một nghiên cứu mới đây của LHQ cho thấy những mảnh vỡ từ một vụ thử hỏa tiển của Bắc Triều Tiên với những thiết bị điện tử có nguồn gốc từ doanh nghiệp Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc có thể làm nhiều hơn nữa để thực thi lệnh trừng phạt cụ thể về hỏa tiển tầm xa, hạt nhân và kinh tế. Trên phương diện ngoại giao cho thấy Trung Quốc có sự hợp tác, nhưng bên trong Bắc Kinh không muốn nhìn thấy sự sụp đổ của chế độ Bắc Triều Tiên.

Đối với Hoa Kỳ cuộc tấn công quân sự vẫn có thể là một lựa chọn, nhưng bây giờ không phải là biện pháp sau cùng, mặc dù chính phủ Mỹ đã gửi một số hàng không mẫu hạm và tàu ngầm hạt nhân đến khu vực để biểu dương lực lượng. Nếu cuộc chiến xảy ra sẽ có nguy cơ bị đáp trả và số thương vong sẽ khổng lồ từ Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc và các lực lượng Mỹ cho cả hai bên. Mặc dù quan chức hải quân hàng đầu của Mỹ ở Thái Bình Dương nói rằng ông sẽ sẵn sàng để chiến đấu bất kỳ lúc nào. Mặc dầu nói mạnh mẻ như thế, nhưng sau đó Đô đốc Harry B Harris Jr, Tư lệnh Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, nói rằng ông muốn một kết thúc bằng phương cách ngoại giao để tình hình bớt căng thẳng và ông tin tưởng vào sự lãnh đạo của TT.Trump và Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson.

Cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên là điều tồi tệ nhất, nguy hiểm nhất liệu có xảy ra không?. Sau đây là những trường hợp có thể và không có thể, cũng như sự ảnh hưởng như thế nào trong hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên hiện nay.

a: Bắc Triều Tiên đang tin rằng họ sẽ bị tấn công. Nếu có điều gì đó bất thường xảy ra.

Tình trạng hiện nay là tiến thoái lưỡng nan của cả đôi bên. Bắc Triều Tiên đang lo lắng sẽ bị tấn công, cho nên hiện giờ Kim Jong-Un đang trong tình trạng sợ hãi không biết tình trạng như thế nào. Hậu quả sẽ kết thúc giống như Muammar Qaddafi ở Libya hay Saddam Hussein ở Iraq. Thật ra, với tình trạng của Bắc Triều tiên hiện nay không giống như ở Libya và Iraq trước đây, bởi vì Kim Jong-Un đang có trong tay vũ khí hạt nhân và có Trung Quốc đỡ lưng. Cho nên Hoa kỳ muốn hành động cũng phải cân nhắc, tính toán kỷ lưỡng. Nếu chiến tranh xảy ra thì khả năng Bắc Triều Tiên sẽ sử dụng một loạt các vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc và ở Nhật Bản. Thiệt hại sẽ rất nghiêm trọng, không chỉ một vài quốc gia quanh đó mà hậu quả phóng xạ còn lan rộng đến nhiều nơi và hậu quả xấu nhất sẽ kéo dài lâu hơn trong tương lai. Hiện tai nhiều người đang lo lắng là TT Trump sẽ làm điều gì đó không suy nghĩ, hoặc thiếu thận trọng như ông thường làm. Nếu phải đẩy Bắc Triều Tiên vào thế phải tự vệ thì sự việc sẽ nghiêm trọng và chiến tranh sẽ leo thang ngay lập tức. Có thể kéo Trung Quốc và Nga vào cuộc chiến.

b: Nếu Bắc Triều Tiên có những khiêu khích khác thì Hàn Quốc và Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao.

Nếu Hoa kỳ và Bắc triều tiên đều không nhượng bộ nhau, cả hai bên đều khiêu khích nhau một cách ngông cuồng, nếu không kiềm chế thì đó là một thảm kịch. Bắc triều Tiên tính toán rằng, Hoa Kỳ không bao giờ tạo ra cuộc chiến tranh với họ. Điều đó chứng tỏ rõ ràng những hành động khiêu khích của họ càng tăng, vị dụ như trong năm 2010, họ đã đánh chìm một tàu Hàn Quốc; đến tháng 5 Bắc Triều Tiên nã pháo vào đảo Yeonpyeong, năm ngoái họ đặt bãi mìn trên mô đất khu phi quân sự (DMZ) gây thương vong cho binh lính .v.v.

Họ không bao giờ từ bỏ những khiêu khích và tiếp tục những hành động nguy hiểm đó đến ngày hôm nay. Mỗi lần Bắc Triều Tiên có hành động khiêu khích thì Hàn Quốc đã đáp lại bằng những vuốt ve êm dịu, họ luôn canh cánh lo ngại sự ngông cuồng của Kim Jong Un. Hoàn cảnh này rất khó tưởng tượng là phải hành động như thế nào cho hợp lý. Mặc dù vậy, nhưng thỉnh thoảng chính quyền Hàn Quốc cũng đáp lại những phản ứng mạnh mẻ để đối phó với những hành động khiêu khích đó, nhưng họ vẫn phải lại sợ một cuộc tấn công hạt nhân sẽ xảy ra. Vì vậy, mối quan tâm ở đây là Bắc Triều Tiên biết được điểm yếu đó cứ tiếp tục hành động khiêu khích mãi, nếu chẳng may một ngày nào đó cuộc khiêu khích đi quá xa, thì tình hình càng rắc rối hơn và nguy hiểm hơn. Đây là một bài toán khó tìm ra đáp số.

c-Nếu Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc.

Điều này cũng có thể có nhiều khả năng xảy ra chiến tranh khu vực giữa miền Bắc và miền Nam. Và từ đó cuộc chiến nhanh chóng leo thang thành một cuộc chiến lớn rộng hơn. Theo hiệp ước phòng thủ chung với Hàn Quốc, ký kết tháng năm 1953, Mỹ sẽ có nghĩa vụ giúp đỡ Hàn quốc nếu bị tấn công nguy hiểm cho hòa bình và an toàn của hai bên, sẽ hành động để đáp ứng các mối nguy hiểm phù hợp với các quy trình lập hiến đã lập ra……Có nghĩa là nếu Bắc và Nam Hàn xảy ra chiến tranh thì Hoa kỳ không đứng ngoài để nhìn.

d: Bắc Triều Tiên tấn công Nhật Bản

Bình Nhưỡng đã tiến hành ngày càng tăng các vụ thử hỏa tiển tầm xa trong những năm gần đây, khiêu khích ngày càng tăng, kể cả nhiều thử nghiệm bị thất bại. Một số đạn đạo đã đến mức báo động gần chạm đến Nhật Bản. Bắc Triều Tiên bắn 4 hỏa tiển ngoài khơi bờ biển phía Tây Bắc Nhật Bản. Độ bay trên trung bình 1.000 km (620 dặm) và đạt độ cao 260 km (160 dặm). Sean Liedman, một nhà phân tích quân sự và cựu sĩ quan Hải quân Mỹ cho biết “Khả năng của rủi ro không thể đánh giá thấp”. Mặc dù không có đầu đạn hạt nhân.

Như vậy, theo một hiệp ước phòng thủ chung Mỹ đã ký với Nhật Bản vào ngày 19 tháng 1, năm 1960. Tương tự như các hiệp ước với Hàn Quốc, “mỗi bên công nhận rằng nếu có cuộc tấn công vũ trang chống lại một trong hai Bên trong các vùng lãnh thổ dưới sự quản lý của Nhật Bản sẽ là nguy hiểm đối với hòa bình và an toàn riêng của họ và tuyên bố rằng cả hai sẽ hoạt động để đáp ứng các mối nguy hiểm chung theo quy định của hiến pháp và quy trình của nó.

Cho nên trong tình thế hiện nay Hoa Kỳ rất khó có cuộc chiến với Bắc Triều Tiên, vì không chỉ với Bắc Triểu Tiên thôi, mà còn có Trung Quốc và Nga nữa. Giống như trước đây trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã ném bom Bắc Việt khi đó BV đã giương cờ đầu hàng thì chính phủ Hoa Kỳ đã tức tốc ra lệnh ngưng thả bom. Lý do tại sao? Là vì lúc đó Trung Quốc và Nga là đồng minh của CSVN ở phía sau. Hoa Kỳ không muốn có cuộc chiến rộng lớn đến Nga và Trung Quốc. Hôm nay cũng vậy Mỹ không có can đảm để tuyên chiến với Nga và Trung Quốc, vì họ đã có hầu hết các vũ khí hạt nhân, các ICBM tốt nhất và quân đội hùng mạnh không thua gì Hoa Kỳ.

e: Chính quyền Donal Trump đang đương đầu với tình trạng khó khăn.

Trường hợp này cũng giống như Iraq vào năm 2003, nếu cuộc chiến xảy ra với Bắc Triểu tiên thì đó sẽ là một thất bại lớn hơn nhiều. Vì vậy, chính quyền Donal Trump hiện đang bị Kim Jong Ui làm nhục với những hành động khiêu khích, trong lúc ông đang phô trương sức mạnh ở biển đông và tuyên bố là tình hình đang được giải quyết. Nhưng sau đó Kim Jong-Un lại liên tục thách thức với những sự khiêu khích khác. Nếu Hoa Kỳ làm điều này tương tự như những gì đã làm ở Iraq vào năm 2003 như: Tập hợp lực lượng trong khu vực, kêu gọi một vài đồng minh hợp tác, tìm kiếm sự chấp thuận từ Quốc hội cho việc sử dụng vũ lực. Dù có thành công với chủ trương đó, chiến tranh sẽ xảy ra giống như chính quyền Bush vào năm 2003. Chuyện này sẽ bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng lớn không lối thoát nhất là vũ khí hạt nhân hay hóa học được sử dụng thì hậu quả sẽ không lường.

f: Mục tiêu chính sách của Mỹ muốn quay trở lại chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Điều đó đã chứng minh trong nhiều thập niên là bất khả thi và không có bằng chứng cho thấy CHDCND Triều Tiên có bất kỳ mong muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình mà còn làm ngược lại. Lý do chính, là chính quyền Kim Jong Un hiện nay dùng nó để ngăn chận các cuộc tấn công từ bên ngoài và họ không muốn nước họ bị tấn công hay xâm chiếm. Bắc Triều Tiên có lực lượng pháo binh lớn nhất thế giới ở các vị trí trên sườn phía bắc của dãy núi ngay bên kia biên giới. Họ có đến 10.000 kho vũ khí, đạn dược. Phần lớn các lực lượng này đang ở biên giới và nhiều phần còn lại xung quanh Bình Nhưỡng và gần Nampo. Nó có khả năng tàn phá thủ đô của Hàn Quốc (Seoul) nhanh chóng, vì chỉ cách 35 dặm từ biên giới, đây sẽ là mục tiêu đầu tiên bị tàn phá khi cuộc chiến bắt đầu.

Hiện nay Bắc Triều Tiên có kho vũ khí khí hạt nhân được ước tính có tới tám loại vũ khí và công nghệ hỏa tiển đạn đạo có khả năng bắn đến khu vực của lực lượng Mỹ và Hàn Quốc ở bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và tất cả căn cứ ở đảo Guam.
g: Sự việc đeo đuổi vũ khí hạt nhân và hỏa tiển tầm xa của Bắc Triều ảnh hưởng ra sao với các Quốc gia xung quanh.
Hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên sẽ lôi cuốn Nhật Bản vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân và nhiều Quốc gia khác trong khu vực. Ngay bây giờ có một cuộc chạy đua hỏa tiển tầm xa liên lục địa ở châu Á. Điều này Không chỉ có Trung Quốc mà còn ở Hàn Quốc và Đài Loan cũng vậy. Duy nhất chỉ có Nhật Bản là không nhận tham gia vào cuộc chạy đua loại vũ khí này. Nhưng với hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên hiện nay đã làm cho Nhật Bản thay đổi chiều hướng phòng vệ với những dấu hiệu rõ ràng nhất, là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn mua hỏa tiển tầm xa Tomahawk của Hoa Kỳ. Đó sẽ là sự tăng cường rất lớn trong khả năng tấn công của Nhật Bản sau này, điều này cũng rất đáng lo ngại cho Triều Tiên và Trung Quốc. Hành động khiêu khích hung hăng của Bắc Triều Tiên sẽ đẩy Nhật Bản bổ sung ngân sách quốc phòng, quân sự hóa nhanh chóng và tối tân hóa vũ khí hiện đại để phòng vệ hoặc tấn công. Chính vì thế, trong tương lai nếu có chiến tranh ở biển đông hay vùng biển Thái Bình Dương sẽ tàn khóc hơn và chết chóc nhiều hơn.

h: Nếu chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ thì sao.

Nếu chính phủ Kim Jong-Un sụp đổ, xóa bỏ một tên độc tài tàn ác của chế độ CS, nhưng đất nước Bắc Triêu tiên sẽ rơi vào một thảm họa, một hoàn cảnh tệ hại nhất, một cuộc khủng hoản khủng khiếp nhất. Trong thập niên năm 90 đã xảy ra nạn đói và bệnh tật lan rộng trên toàn quốc mà chính quyền không có khả năng giúp đỡ, phải có sự tiếp cứu của nhiều Quốc gia trên thế giới. Nếu hôm nay chính quyền Kim Jong-Un sụp đổ thì hậu quả còn thê thảm hơn nhiều. Dân chúng sẽ nỗi loạn, cướp bóc, chém giết lẫn nhau khắp nơi, trật tự quốc gia khó lòng ổn định. Lúc đó các Quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc các phe phái vũ trang và quyền lực khác sẽ nhảy vô tranh giành quyền lực, thành lập ưu thế cho chủ trương của họ.

Bắc Triều Tiên sụp đổ, sẽ không giống như Đông Đức, Bosnia, Libya hay Syria, lúc đó có các cuộc xung đột quyền lực tranh giành sẽ khốc liệt hơn. Mặc khác quan trọng không kém, lúc đó ai là người bảo đảm cho sự an toàn những vũ khí hạt nhân? Đó mới là vấn đề lớn. Dù có lật đổ được Kim Jong-Un, nhưng bất ổn của Quốc gia đó sẽ không dừng lại, tương lai thế giới sẽ có nhiều điều khó đoán. Có người cho rằng, nếu có cuộc đảo chánh trong nội bộ là điều tốt nhất. Điều này có những nhà bình luận cho rằng Trung Quốc muốn có nhiều thỏa ước thuận lợi với Hoa Kỳ họ sẽ làm cuộc đảo chánh ở Bắc Triều Tiên. Chúng tôi nghĩ điều đó khó có thể xảy ra. Nếu có xảy ra, thì Bắc Hàn vẫn là con rối của Trung Quốc mà thôi. Vì Bắc Triều Tiên là con cờ tốt nhất hiện nay của Trung Quốc trên bàn cờ biển đông và Châu Á.

Tóm lại:

-Nếu cuộc chiến tranh Triều Tiên xảy ra sẽ là một thảm họa toàn cầu là mối đe dọa tàn phá trên thế giới.

-Là một thảm họa về nhân đạo và sinh thái cho toàn bộ khu vực, bức xạ, hỏa hoạn hạt nhân, gây thảm khốc cho Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản.

-Khi chế đô sụp đổ các quan chức, cán bộ đảng, dân chúng sẽ tìm nơi ẩn náu và ra đi ở các nước láng giềng Trung Quốc, Nga, Úc, Hàn Quốc và nhiều Quốc gia khác như cuộc di tản của VN trước đây. Lúc đó các Quốc gia này sẽ không nhất thiết phải mở cửa cho một làn sóng người tị nạn từ Bắc Triều Tiên. Và cũng là một vấn nạn cho LHQ.

-Trung Quốc đã ước tính sẽ có hơn 100.000 người đào thoát Bắc Triều Tiên nếu có chiến tranh xảy ra. Người Trung Quốc đã lo ngại về một kịch bản như vậy cho nên họ đã củng cố một lực lượng quân đội trấn giữ vùng biên giới hiện nay. Điều này không biết Trung Quốc dùng để ngăn chận làn sóng tị nạn hay chuẩn bị sẳn sàng cho cuộc chiến tranh nếu xảy ra?

-Sau chiến tranh Hàn Quốc có thể thay đổi kế hoạch, sẽ không hỗ trợ Mỹ đóng quân ở Bắc Triều tiên và Nam Hàn lúc đó có thể “Liên minh Mỹ-Hàn Quốc sẽ tan rả.

Sau hết, chúng tôi nghĩ rằng không có cuộc chiến giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ sẽ xảy ra. Tuy nhiên đây cũng là sự suy đoán chứ không có một ai biết chắc 100%. Mong quý vị thông cảm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img