Thursday, March 28, 2024

Chiến cuộc Việt- Trung, 42 năm chưa làm tròn trách nhiệm

Nhân kỷ niệm 42 năm ngày nổ ra cuộc chiến biên giới Việt Nam- Trung Quốc, hay còn gọi là Chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979 – 17/2/2021), đã có hàng vạn dân và quân nhân Cộng Sản Việt Nam (CSVN) hy sinh trong cuộc chiến này. Tuy nhiên, đến nay dư luận Việt Nam vẫn thắc mắc tại sao nhà cầm quyền CSVN lại thiếu công bằng trong công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người nằm xuống tại biên cương phía Bắc như khá hạn chế việc truy phong anh hùng liệt sĩ chống Trung Quốc…

 

 

Với khẩu lệnh “Dạy cho Việt Nam một bài học” của Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Đặng Tiểu Bình, vào ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân đồng loạt vượt biên giới, tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, Lào Cai và Lai Châu.

Đây là một cuộc chiến diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng một tháng) giữa Việt Nam với Trung Quốc nhưng hậu quả để lại vô cùng khốc liệt. Ngoài việc cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc cùng thương vong hàng vạn người, phía Việt Nam còn gánh tổn thất nặng nề về kinh tế, cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới cơ bản bị phá hủy hoàn toàn.

Mặc dù ngày 18/3/1979, nhà cầm quyền Trung Quốc cho rút quân hoàn toàn ra khỏi 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, kết thúc cuộc chiến biên giới Việt –Trung năm 1979. Tuy nhiên, biên giới Việt- Trung vẫn còn xảy ra căng thẳng, tiếng súng vẫn nổ cho đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX mới kết thúc. Và sau khi Liên Xô tan rã, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia thì quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc mới chính thức bình thường hóa vào năm 1992.

Theo các nhà quan sát chính sự và các nhà viết lịch sử, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hóa vào năm 1990 bằng một hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4/9/1990. Hội nghị tại này diễn ra tại Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên- Trung Quốc) nên còn có tên gọi là Hội nghị Thành Đô hoặc cũng có thể gọi là “Mật ước Thành Đô” giữa lãnh đạo cấp cao của hai Đảng và Chính phủ Việt Nam- Trung Quốc.

Chia sẻ với Cali Today, nhà văn Phạm Viết Đào- một người chuyên viết bài vở và đăng thông tin lên mạng xã hội những vấn đề liên quan đến chiến cuộc biên giới Việt- Trung. chia sẻ, nhắc lại Hội nghị Thành Đô thì giữa lãnh đạo Việt Nam- Trung Quốc đã ký kết “Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước” và nhiều năm sau đó có một Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng từ nhiều năm trước lãnh đạo hai nước đã “thỏa thuận gác lại quá khứ và mở ra tương lai”. Vậy là từ Hội nghị Thành Đô cho đến nay, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Trung Quốc được cải thiện, giữa hai Đảng CS ngày một gắn kết hơn thì cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 hầu như rất ít được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông, sách giáo khoa lịch sử Việt Nam phải mất thời gian dài cho đến những năm gần đây mới ghi được vài dòng nói về cuộc chiến này.

Cái này là từ chủ trương thảo thuận giữa Đảng ta với phía Trung Quốc, tại Hội nghị Thành Đô, hai bên gặp nhau có thỏa thuận nào đấy thôi thì bây giờ khép lại quá khứ đi. Điều này chính ông Đỗ Mười có lần nói với một nhà văn…”- Nhà văn Phạm Viết Đào chia sẻ.

Hễ khi được nhắc đến các cuộc chiến vệ quốc của quân và dân Việt Nam đối với mộng bành trướng Bắc Kinh, dư luận Việt Nam thắc mắc tại sao Việt Nam có những huân chương truy tặng liệt sĩ chống Pháp, liệt sĩ chống Mỹ, rồi tượng đài Tổ Quốc ghi công xây dựng khắp cả nước nhưng tại sao lại ít thấy tượng đài ghi công liệt sĩ chống Trung Quốc, ít thấy những buổi lễ truy tặng huân chương cho liệt sĩ chống Trung Quốc. Từ Trung ương cho đến các địa phương ở Việt Nam hầu như cũng ít có những hoạt động đền ơn đáp nghĩa cụ thể là dành cho những người nằm xuống vì cuộc chiến biên giới Việt- Trung. Đáng buồn hơn người dân Việt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ ngày nay rất hạn chế tìm hiểu cuộc chiến này. Ông Đào chia sẻ:

Không như bên Mỹ, ở Việt Nam mà ban Tuyên giao có lệnh thì ở các địa phương không dám làm gì…Ở Việt Nam trên bảo dưới phải nghe. Chỉ hé mở một tí, báo chí viết được số ít thôi còn về nhà văn viết thành tác phẩm, thì không ai đầu tư mà cũng không có nhà xuất bản nào dám xuất bản cả.”

Theo Cali Today tìm hiểu thì hiện tại ở Cao Bằng có nghĩa trang huyện Trà Lĩnh là nơi ghi nhận có sự yên nghỉ của hơn 300 liệt sĩ hy sinh tại cuộc chiến Việt- Trung năm 1979.

Ngoài ra Chính sách cho cán bộ, chiến sĩ tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc được hưởng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, năm 2011 của Thủ tướng và Nghị định 23/2012/NĐ-CP của Chính Phủ.

 Trước đó, ngay sau cuộc chiến biên giới Việt- Trung kết thúc, ngày 20/12/1979, Chủ tịch nước Việt Nam lúc bấy giờ là Tôn Đức Thắng đã ký Lệnh số 187-LCT, tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 28 tập thể và 29 cá nhân có thành tích chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong cuộc chiến này.

Tuy nhiên, người dân Việt Nam cho rằng bao nhiêu đó cũng chưa tương xứng với vong linh hàng vạn quân-dân Việt Nam đã ngã xuống vì mảnh đất biên cương phía Bắc của Tổ Quốc. Rồi những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động ở Việt Nam hễ đến ngày 17/2 thường có những hoạt động thắp hương, đặt vòng hoa tưởng niệm tại các nghĩa trang nhưng rất nhiều lần bị nhà cầm quyền CSVN tại các địa phương gây khó dễ vì cho rằng các hoạt động này dễ bị lợi dụng kích động biểu tình, gây rối trật tự công cộng.

Nhà văn Phạm Viết Đào cho biết, liên quan chiến cuộc biên giới phía Bắc giai đoạn 1979 đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, hiện phía Trung Quốc đã truy tặng danh hiệu anh hùng cho 10 quân nhân tại cuộc chiến Lão Sơn, ra sách ca tụng công lao Đặng Tiểu Bình. Còn phía Việt Nam, cũng có nhiều cá nhân trong hàng ngũ Đảng CSVN đề nghị Đảng và Nhà nước truy phong anh hùng liệt sĩ kháng chiến chống Trung Quốc nhưng đến nay lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam gần như vẫn thể hiện sự im lặng.

“Chúng tôi nhiều lần đề nghị truy phong anh hùng đi, phiá Trung Quốc truy phong một lúc 10 anh hùng Lão Sơn. Việt Nam thì cứ im, vẫn chưa chấp nhận.”- Lời của ộng Đào./.

 

THIÊN HÀ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img