Cali Today News – Cuộc bỏ phiếu Brexit, người dân Anh chọn rời E.U. đang trở thành một ‘đòn mạnh’ vào lợi ích lâu dài của khối E.U. trong chính sách phòng vệ và ngoại giao cũng như sức mạnh của Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
“Brexit” trong thực tế sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự hợp tác giữa Liên Hiệp Anh (U. K.), giữa U.K. và Châu Âu cũng như với Hoa Kỳ. Nó sẽ gây hạn chế trong các mối quan hệ trong Liên Minh.
Tuy ảnh hưởng của Brexit không trực tiếp lên NATO, nhưng sự thành công của nó làm phấn chấn tinh thần cho Điện Kremlin, Nga. Các lãnh đạo tại Nga tin chắc rằng khối đoàn kết E.U. sẽ yếu đi và chia rẽ sau vụ này. Brexit sẽ khuyến khích tinh thần cho Nga có những gây hấn và lập trường mạnh bạo chống lại NATO trong tương lai.
Trong lúc này, bao oán hận của các lãnh đạo Pháp và Đức sẽ “đổ lên đầu” các đồng nhiệm tại Anh- những người đã gián tiếp làm cho TT Anh David Cameron phải từ nhiệm để trao chính quyền lại cho những người không ai khác hơn đã tạo ra vụ Brexit này. Cơn giận dữ này sẽ tràn qua các cuộc thảo luận trong NATO.
Như thế các lãnh đạo của NATO phải tìm phương hướng, bằng mọi giá phải ngăn ngừa ‘hậu chấn Brexit’ tràn vào buổi họp thượng đỉnh NATO khởi diễn trong vòng 2 tuần tới tại Warsaw, Ba Lan.
Chúng ta xét đến khả năng tự vệ và an ninh, vấn đề chính yếu mà liên minh của Mỹ đang chờ xem nó tăng hay giảm do U.K. cung ứng sau Brexit?
Về mặt khác, thành phần ủng hộ Brexit tại Anh cho rằng U.K. sẽ có nhiều tài nguyên khác ngoài E.U. Tuy nhiên, đa số phân tích gia đều nghi ngại về hậu quả không mấy tốt cho U.K. Nếu như U.K. phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong thời gian tới, đương nhiên khả năng đầu tư vào quốc phòng phải giảm sút. Điều này tất nhiên ảnh hưởng tiêu cực tới cho NATO.
Nhưng trong trường hợp Brexit làm rắc rối cho NATO, nó là một ‘đòn mạnh’ gây ra tổn hại lớn cho công trình xây dựng bao lâu nay của E.U về khả năng tự vệ và an ninh cho khối này.
Ngay từ thập niên 1990s, E.U. dày công xây dựng lực lượng quân sự và thẩm quyền quốc phòng cho phép nó có những hành động tự trị cho NATO. Thiếu U.K. khả năng quốc phòng và quân sự bao gồm các thay đổi chiến lược, tình báo, kể cả lực lượng đặc biệt chắc hẳn là bị cắt giảm.
Trừ phi các nước mạnh còn lại như Đức và Pháp có ngay những thay đổi rất lớn và rất đáng kể về chính sách an ninh và quốc phòng, mới hi vọng cân bằng như cũ sức mạnh của NATO?
“Đòn này” còn đánh vào bao dự tính quân sự cho E.U. chắc chắn nó sẽ gây hại cho vai trò chính trị và ngoại giao của NATO trên thế giới và ngay cả cho chính sách an ninh quốc phòng.
Trong cái nhìn rộng hơn, Brexit sẽ dẫn dắt điều bất trắc (uncertainty) lớn lao nhất trong tương lai của Âu Châu. Hiện nay các khối Nhân Dân tại Pháp và Hà Lan đang kêu gọi các cuộc trưng cầu tương tự cùng lúc tại E.U.
Điều bất trắc và nguy nan cho Âu Châu đó là sự đe doạ của Nga, những điều đã xảy ra trong thực tế trong hai năm qua. Kèm thêm là sự nhập cư ào ạt cùng đe doạ khủng bố, cộng hưởng sự bất trắc về kinh tế đang làm Brexit rõ ràng gây hại cho Âu Châu trong khả năng đương cự lại các hiểm nguy này.
Trong nhiều vấn đề an ninh thực tế vùng, trong tức thời của Brexit tuy im lìm nhưng rõ ràng ảnh hưởng tới Hiệp Ưóc Lancaster House giữa Pháp và U,K. lây lan qua các hiệp tác về hạt nhân trong vùng giữa 2 nước.
Ngoài ra không có lý do gì, để các nhà lãnh đạo trong NATO không chú ý tới mối đe doạ cho liên minh sẽ đối mặt đó là sự thực dụng trong tất cả thành viên khối khi khả năng ảnh hưởng của Brexit là điều rõ ràng trong tương lai.
Đối với Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo Mỹ chắc chắn tiếp tục tìm kiếm lại mối liên hệ gần gũi và đặc biệt như trước với U.K. trong phạm vi an ninh và quốc phòng. Sự hợp tác chặt chẻ về tình báo, vấn đề hạt nhân, các lực lượng đặc biệt và các cuộc hoạt động chống khủng bố tại hải ngoại cùng bao nhiêu vấn đề khác chắc chắn Hoa Kỳ phải tiếp tục đeo đuổi chứ không thể nào bỏ cuộc.
bản dịch Đinh Hoa Lư (USNews)