Friday, March 29, 2024

Bộ Tài nguyên-Môi trường quyết tâm cho xả thải xuống biển

Vietnam – Cali Today News – Bất chấp những phản đối từ các chuyên gia và dư luận trong nước, Bộ Tài nguyên-Môi trường vẫn đeo đuổi lập trường cấp phép cho nhà máy điện than xả chất thải xuống biển Vĩnh Tân.

Ngày 13/7, trong kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận, đại diện Bộ Tài nguyên-Môi trường là ông Phạm Ngọc Sơn, một quan chức đảm trách mảng biển-hải đảo cho biết sẽ giám sát đặc biệt trong việc cho phép nhà máy điện than Vĩnh Tân 1 xả 1 triệu m3 chất thải xuống vùng biển tại đây.

Ông Sơn nói, sẽ cho dừng việc xả chất thải nếu xảy ra những hiện tượng bất thường.
Lời nói này làm dư luận nhớ đến câu nói của Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc trong vụ Tập đoàn Formosa hủy hoại môi trường biển miền Trung. Ông Phúc khẳng định sẽ chấm dứt hoạt động của Formosa tại Việt Nam nếu nhà máy này vẫn xả thải ra môi trường. Vậy nhưng, khi biển Hà Tĩnh xảy ra những hiện tượng bất thường, nước biển đổi màu, cá chết hàng loạt…truyền thông của nhà cầm quyền CSVN lại đổ thừa đó là do hiện tượng “thủy triều đỏ”, như cách mà họ đã bao che cho Tập đoàn Formosa trong vấn đề xả thải vào hồi 4/2016.

Cụm nhà máy điện than tại vùng biển Bình Thuận. Ảnh: Tuổi Trẻ

Trước sự hiện diện của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận, ông Phạm Ngọc Sơn lặp lại câu nói quen thuộc của lãnh đạo CSVN, đó là không hy sinh, đánh đổi môi trường để lấy lợi ích kinh tế. Theo người đại diện của Bộ Tài nguyên-Môi trường:

“Bộ đã xem xét rất chi tiết, không đánh đổi môi trường. Vật chất được nhận chìm không phải là chất thải mà nó đã tồn tại lâu đời. Nó là của biển và chúng ta đưa về biển”- theo báo Tuổi Trẻ.

Theo ông Sơn, việc xả chất thải xuống biển Vĩnh Tân được khảo sát và giám sát nghiêm ngặt để không xảy ra những trục trặc đáng tiếc. Bộ Tài nguyên-Môi trường còn cho phép các đơn vị quan trắc độc lập để khi phát hiện những bất thường sẽ dừng ngay lập tức.

Trước đó, vào ngày 4/7, ông Nguyễn Linh Ngọc-thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường, người đã ký vào quyết định cho phép nhà máy điện than Vĩnh Tân 1 xả thải xuống biển trả lời báo chí rằng, dưới đáy biển của diện tích 30ha nơi Bộ Tài nguyên-Môi trường cho phép xả chất thải chỉ toàn cát. Ông còn khẳng định, dưới vùng biển này không hề có hệ sinh thái, như: cỏ biển hay san hô. Vì nếu có ông sẽ không bao giờ cho cấp phép.

Ông Nguyễn Linh Ngọc-thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường. Ảnh: Báo Thể Thao & Văn hóa

Tuy nhiên, trong một đoạn phóng sự mà Đài truyền hình kỹ thuật số VTC ghi lại hoàn toàn khác với những gì ông Nguyễn Linh Ngọc nói. Dưới đáy biển nơi Bộ Tài nguyên cho nhà máy điện than Vĩnh Tân xả có rất nhiều rạn san hô, thảm thực vật và sinh vật. Chỉ với bài phóng sự trên VTC đã vạch trần sự dối trái của ông Nguyễn Linh Ngọc nhằm bao che cho nhà máy điện than Vĩnh Tân 1 gây ra tội ác khi âm mưu hủy hoại môi trường biển Bình Thuận.

Câu hỏi được đặt ra là, vì sao Bộ Tài nguyên-Môi trường lại kiên quyết đổ chất thải xuống biển Vĩnh Tân mà không phải trên đất liền hay xa ngoài khơi biển Việt Nam?

Theo phía Bộ Tài nguyên-Môi trường, vì chất thải được lấy lên từ biển, nên khi đổ xuống đất liền sẽ khiến cho vùng đất ở đấy nhiễm mặn, làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, rồi từ đó khiến cho cây cối úa vàng, thúi rễ rồi chết dần. Hơn nữa, không có diện tích đất liền nào đủ lớn để chứa 1 triệu m3 chất thải của nhà máy điện than Vĩnh Tân 1. Cùng với đó, việc đổ chất thải trên đất liền dễ bị phát hiện những độc tố mà nhà máy điện than muốn “gởi” kèm theo.

Vì sao không đổ ngoài khơi xa để tránh ảnh hưởng đến việc đánh bắt của ngư dân?
Theo Công ước về luật biển Quốc tế năm 1982 mà CSVN đã ký kết thì việc xả 1 triệu m3 chất thải xuống biển sẽ phạm luật. Nếu có bất kỳ quốc gia hay tổ chức nào đứng ra kiện, nhà cầm quyền CSVN sẽ thua kiện và bị trả bằng một cái giá rất đắt. Do đó, chính quyền CSVN chỉ còn sự lựa chọn duy nhất là cho phép xả chất thải trong vòng 12 hải lý thuộc vùng lãnh hải của Việt Nam. Cho dù việc làm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái, đời sống của ngư dân.

Chính quyền tỉnh Bình Thuận cũng không còn cách nào chỉ còn biết xuôi theo quyết định từ Trung ương. Trong một cuộc họp gần đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng-bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận đã chỉ thị cho báo chí phải tăng cường tuyên truyền để người dân hết bất an. Cùng với đó, công an phải ra sức ngăn chặn những bài viết có lời lẽ không đúng với chủ trương trong việc xả chất thải xuống biển Vĩnh Tân.

Ông Nguyễn Linh Ngọc năm nay 60 tuổi, sắp về hưu theo đúng quy định. Rất nhiều người cho rằng, ngoài việc bị ông Trần Hồng Hà đùn đẩy trách nhiệm để ký quyết định cho nhà máy điện than Vĩnh Tân 1 đổ chất thải, thì đây còn là cơ hội để ông Ngọc kiếm ít tiền để về vườn an hưởng tuổi già.

Nguoi Quan Sat

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img