Cali Today News – Từ vụ “Contras” thời Tổng Thống Reagan, Mỹ cũng tuân lệnh LHQ, sao Bắc Kinh cho Mỹ là “chủ” LHQ?
Cách đây 30 năm, Paul S. Reichler, một luật sư đào tạo từ Đại Học Harvard, ông đã thắng một vụ kiện chống lại Mỹ tại Toà Án Quốc Tế The Hagues. Vào thời cố TT Reagan ủng hộ nhóm phiến quân gọi là “Contras” chống lại chính phủ thiên tả gọi là Sandinista . Năm 1986 Washington không chấp nhận thua kiện Nicaragua nhưng toà LHQ đã phán quyết khẳng định bênh vực cho Nicaragua và bắt Hoa Kỳ bồi thường cho Nicaragua về vụ “Contras” khi TT Reagan đã yểm trợ cho phiến quân chống lại chính phủ nước này.
Luật sư Paul Reichler còn được biết là trưởng đoàn cố vấn luật pháp cho Manila trong vụ kiện chống lại Bắc Kinh về tranh chấp tại Biển Đông mà hồ sơ đệ lên Toà Trọng Tài từ năm 2013 và thắng lợi với phán quyết vào ngày 12 tháng Bảy vừa qua. Giờ đây vị luật sư Harvard này lại thắng khi chống lại Trung Cộng khi Bắc Kinh đã vi phạm về luật quốc tế mà Bắc Kinh đã ký kết tại Biển Đông. Bắc Kinh hiện đang vướng vào những lời buộc tội khi thế giới đang chăm chú vào sự tuân thủ phán lệnh của LHQ của Bắc Kinh có giống như Hoa Kỳ từng tuân thủ LHQ trong vụ “Contras Scandal” vào năm 1986 hay chăng? Tất cả hành động tuân thủ hay không đều do lòng tự giác của nước đó ngang đâu mà thôi.
Thực tế khác Mỹ, Bắc Kinh hoàn toàn chống lại phán lệnh của LHQ
Trung Cộng vừa ban bố một chính sách mới nhằm chống lại và không chấp nhận phán quyết của Toà Trọng Tài tại Biển Đông. Chính sách này kèm với lời ve vản thương thuyết song phương với Philippines. Nhưng cái giá chính trị và tính toán lợi hại cho chính sách tự quyền này của Bắc Kinh sẽ dần dà lộ diện, mà chúng ta sẽ thấy theo từng tháng qua nó sẽ gia tăng mối hại chống lại Bắc Kinh chứ không có chút lợi nào. Nhất là sau phán quyết, Manila càng có nhiều lợi thế hơn trước rất nhiều.
Hà Nội hiện nay cũng sẵn sàng nhảy vào để tuyên bố chủ quyền ngư trường của VN quanh vùng truyền thống Hoàng Sa. Nhờ vào phán quyết LHQ, Hà Nội cũng có quyền tuyên bố không có ai có quyền tuyên bố vùng Đặc Quyền Kinh Tế EEZ quanh đảo Hoàng Sa hay Trường Sa theo định nghĩa lãnh thổ của LHQ.
Trung Cộng sở trường môn ‘đi nước đôi” đó là chiến lược hay dùng nhất là trong vùng tranh chấp. Nay thì cổ động giải quyết qua thương thảo với các bên, đồng thời Bắc Kinh theo đuổi cho được các thành viên trong ASEAN nhất là các nước nghèo và yếu như Lào và Cambodia trong danh nghĩa “theo đuổi mục tiêu ổn định tại Biển Đông”.
Theo phán quyết thì Trung Cộng nên thu dọn những gì đã ra tay trước đây. Phải để ngư dân của Philippines vào lại ngư trường của họ tại đảo của họ là Scarborough Shoal (Bãi Cạn) cũng như song song rút sự hiện diện quân sự tại Second Thomas Shoal (đảo Cỏ Mây). Bắc Kinh ngoài ra phải làm rõ rệt vùng biển liên quan đến biên giới của mình là gì tại Biển Đông và tính tự nhiên theo “chủ quyền lịch sử” là gì trong đó?
ASEAN đúng ra nên nên hiểu lại vấn đề
ASEAN đúng ra nên lợi dụng phán quyết này để làm vững chắc thêm vấn đề an ninh cho liên minh. ASEAN cần phải nhớ lại và không được quên vấn đề quan trọng nhất vào năm 2009, Uỷ Ban Ranh Giới Và Thềm Lục Địa LHQ vào năm 2009 đã có hồ sơ ghi rằng trong quần đảo Trường Sa chẳng có nhóm đảo làm tâm điểm đề ban bố vùng Đặc Quyền Kinh Tế EEZ như trong nội địa cả. Quyết định này đã thông qua và có hồ sơ tại LHQ do Malaysia, Việt Nam đồng ý đã bãi bỏ không có đặc quyền nào nới rộng lãnh hải của Trung Cộng lấn được vào thềm lục địa của Philippines.
Những vấn đề trên đã thúc hối Trung Cộng phải ra tay với tuyên bố tự quyền về “đường chín đoạn” những thứ mà phán quyết vừa qua đã xoá bỏ.
Nhiều vấn đề tuyên bố liên quan chủ quyền phải lệ thuộc vào tình trạng ổn định và tôn trọng các nước láng giềng. Nhà cầm quyền Trung Cộng không bao giờ biết hổ thẹn khi tự mình ra tay đặt điều lệ và chính sách không một chút linh động và chỉ thu phần lợi vào tay mình.
Như vậy, hải quân Philippines có thể hộ tống tàu bè hay các công ty tư nhân trở lại công việc thăm và khoan dầu khí trong thềm lục địa của mình. Hoa Kỳ có thể bị kéo vào vòng chiến do đã ký kết an ninh với Manila. Và do vậy tình trạng ổn định và hoà bình tại Biển Đông khó mà thành tựu.
Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông cũng tiêu ma
Phán lệnh của Toà cũng kêu gọi ứng dụng gấp Bộ Quy Tắc Ứng Xử Trung Cộng và các nước ASEAN (Code of Conduct). Quy tắc dành để giải quyết các vấn đề trong vùng khi chưa có một luật lệ nhất định nhất là tránh rủi ro đụng độ tại Biển Đông. Bộ quy tắc này cũng giúp cho sự phân định giữa Trung Cộng và Philippines về phân giới lãnh hải và cả với VN nữa. Toà trọng tài cũng cố gắng tìm cách duy trì Bộ Quy Tắc này để giúp cho các bên cùng tồn tại. Hai phía ASEAN và Trung Cộng sẽ có lợi khi dùng Bộ Quy Tắc Này làm căn bản để tránh đụng độ ngoài ý muốn nhưng phải tăng cường liên lạc dù với các lực lượng bán quân sự cũng thế.
Nhưng tình hình hiện nay có ai tuân theo, và ít ai nhắc lai Bộ Quy Tắc này. Phạm vi hợp tác tại Biển Đông hiện nay đang trở về tình trạng không chắc chắn. Cái khẩu hiệu rồng của Trung Cộng “gác bỏ dị biệt và cùng nhau phát triển” thật sự là rỗng so với hành động thực sự hiện nay của Bắc Kinh nghĩa là không có chuyện “gác bỏ dị biệt” nào cả.
Đinh Hoa Lư