Sunday, September 24, 2023
spot_img

Bắc Kinh cố gắng ‘tô vẽ’ bộ mặt cho mình tại G20

Cali Today News- Hội nghị kinh tế G20 do Bắc Kinh ký 2 năm trước, sẽ khai diễn tại Hàng Châu vào Chủ Nhật này. Đây là cơ hội cho Bắc Kinh ‘tô vẽ’ lại uy tín cho mình trong bang giao quốc tế, cùng là dịp để biện minh tính cách lãnh đạo của mình.
Hiện nay Bắc Kinh đang vất vả đối đầu với nhiều vấn đề: đó là sự chậm lại của kinh tế chế xuất, lo ngại càng lúc càng tăng về những ‘căn bệnh mãn tính’ do quá dư thừa, hậu quả từ nền kỹ nghệ phần nhiều do nhà nước chỉ huy. Nền kinh tế này nay nợ công cao ngất do nhà nước tha hồ cho vay khiến các tập đoàn quốc doanh này càng lúc càng lún sâu vào bế tắc khó bề thanh toán lại.

G20Lập trường hung hản tại Biển Đông khi Bắc Kinh vẫn cố tình gia tăng hành động cố chiếm cho được những phần đảo đang xây và vùng biển đã công bố đang tạo cái thế đối đầu với phán quyết ngày 12 tháng Bảy vừa qua của Toà Trọng Tài Thường Trực LHQ, hiện đang đưa Bắc Kinh vào cái thế khó xử tại hội nghị G20 này.

G20 (Group 20) gồm 20 nước có trữ lượng kinh tế chiếm tới 85% GDP và chiếm hết 2/3 dân số đối với thế giới. Do tầm mức quan trọng về chính sách ngoại giao, các thành viên trong hội nghị đều muốn giữ ‘bộ mặt’ ngoại giao của mình thật hoàn hão.

Như tin đã loan Bắc Kinh từng ra lệnh cho các nhà máy thép tạm ngưng sản xuất để giữ cho bầu trời tại đây trong sáng hơn. Thêm vào đó an ninh tăng cương rất mạnh. Theo vài chuyên gia quốc tế, G20 là cơ hội cho Bắc Kinh khoe về tham vọng Trung Cộng là một ‘trung tâm’ hay bộ mặt mới của thế giới hiện nay.

Trong tham vọng đó có sự chuẩn bị giới thiệu chiến lược đối đầu với Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) đó là Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Á Châu -AIIB do Bắc Kinh làm chủ. Sau đó Tập Cận Bình còn hiện thực hoá giấc mơ ‘Con Đường Tơ Lụa” (Silk Road) trong những kinh phí khổng lồ.

Nhưng thực tế cay đắng hiện nay đó là hình ảnh nhiều đảo san hô đang bị Bắc Kinh cướp chiếm, sự tranh chấp càng lúc càng căng thẳng tại Biển Đông đang thách thức sự diễn giải thuyết phục hội nghị cho Trung Cộng tại G20?

Làm sao Bắc Kinh ăn nói cho ‘thuận tai’ tại G20 khi đã cố tình gạt phăng tất cả phán quyết của Toà Trọng Tài vào tháng Bảy vừa qua, lúc tất cả thành viên kia đều là hội viên thường trực của Liên Hiệp Quốc?

TT Obama đang bị áp lực sẽ mang tới những ưu tiên để nói ra trước G20 trong đó có vấn đề Biển Đông, sự tuân thủ phán quyết LHQ của Bắc Kinh và ngay cả vấn đề trầm trọng của Bắc Hàn. Nhật cũng thế, nhưng đối với Nhật còn có thêm vấn đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư tới G20?

Thực tế thời gian chỉ có hai ngày gồm 4-5 tháng Chín cho G20 ắt hẳn sẽ không có đủ thì giờ để các nước nói ra nhiều điều, ngay cả bên lề hội nghị.

Có điều, đa số hiện nay rất tin Bắc Kinh hiện nay chưa có hành động gì, vẫn để yên cho Biển Đông để ‘giữ bộ mặt’ ngoại giao tại G20. Nhưng không ai tin tưởng sau G20 Bắc Kinh vẫn để yên Biển Đông như thế.

Đối với tổng thống Hoa Kỳ, trong nhiệm kỳ cuối ông Obama muốn hoàn thành nhiệm vụ trong hợp tác với Bắc Kinh về vấn đề khí hậu thế giới, các vấn đề mua bán hai nước để chắc chắn thành công cho di sản của ông trước khi rời Bạch Ốc.

Tóm lại, tất cả đều muốn êm đẹp trong hai ngày hội nghị, nhưng sau G20 không có chuyên gia nào tin chắc và “dám cá” tình hình Á Châu hay Biển Đông sẽ bình yên.

Đinh Hoa Lư (yahoo)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img