Thursday, March 28, 2024

Ba cách dẫn đến chiến tranh Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông

Denny Roy là một tiến sĩ của Đại Học Chicago môn Khoa Học Chính Trị. Ông chuyên nghiên cứu vấn đề an ninh tại Châu Á, Thái Bình Dương. Gần đây Roy đã viết về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, cuộc khủng hoảng vũ khí hạt nhân Triều Tiên, quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản, và quan hệ Trung Quốc – Đài Loan.

Trong bài này Denny Roy đã lập luận, “Trung Quốc đang có những hành động hiếu chiến ở Biển Đông. Bằng cách thiết lập các thực thể trong vùng, chẳng hạn những hòn đảo nhân tạo, Trung Quốc đang tạo ra một tình huống mà Hoa Kỳ nhìn như là “sự can thiệp bất ổn.” Điều chưa rõ ràng là Bắc Kinh có hiểu rõ hay không những rủi ro của chiến lược này, hoặc những nguy cơ về việc đẩy Hải Quân Hoa Kỳ vào vấn đề tự do hàng hải, một trong những lợi ích cốt lõi lâu dài của Hoa Kỳ. Đôi khi có chính phủ không hiểu rằng họ đang chơi một trò chơi nguy hiểm cho đến khi họ thấy mình ở giữa những nguy cơ. Vì vậy bảo đảm phải cần rất nhiều cảnh giác.”

Photo Credit: Wikimedia commons, 247Sports

Trong khuynh hướng lập luận của Den Roy, Robert Farley của The National Interest viết rằng, thật dễ dàng để tưởng tượng một cuộc đối đầu thật nghiêm trọng. Một va chạm vô tình cũng có thể là tạo nên tình huống tồi tệ, nhưng nếu một sự kiện xảy ra tương tự như vụ của KAL 007, với một chiếc máy bay chiến đấu Trung Quốc nổ súng vào máy bay Mỹ, tình hình có thể trở nên rất xấu và nghiêm trọng. Và nếu một phi công Mỹ bắn vào máy bay của Trung Quốc, phản ứng của công chúng Trung Quốc có thể trở nên thật dữ dội gây căng thẳng cho cả hai chính quyền. (KAL 007, phi cơ hàng không Nam Hàn bị Xô Viết bắn rơi vì nhầm lẫn vào ngày 30 tháng năm 1983)

Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều không muốn chiến tranh, ít nhất là không phải trong tương lai sắp đến. Mặc dầu có sự vươn lên về quân sự của Trung Quốc, Quân Đội Giải Phóng nhân dân (PLA) và các bộ phận của họ chưa sẵn sàng chiến đấu với Hoa Kỳ. Về phần mình, Mỹ chắc chắn muốn tránh sự xáo trộn và sự kiện bất ngờ không chắc chắn xảy ra vì cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc.

Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đang đưa ra những cam kết ở Biển Đông trong cố gắng giảm nhẹ rằng mỗi khó khăn của đôi bên. Trong hai tuần vừa qua, những cam kết này đã tạo ra một cuộc xung đột bằng lời nói của mối quan hệ. Các vấn đề chính tập trung vào nỗ lực của Trung Quốc để mở rộng (hoặc tạo ra) các hòn đảo ở Trường Sa vì nó có thể cung cấp cơ sở cho các yêu sách về lãnh hải. Đối đầu là sự khẳng định của Hoa Kỳ về tự do hàng hải có thể làm cho những căng thẳng này sôi sục. Dưới đây là ba cách để căng thẳng ở Biển Đông có thể dẫn đến xung đột.

Vấn đề thiết lập các hòn đảo

Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã tăng cường xây dựng những gì mà các nhà quan sát gọi là “Vạn Lý Trường Thành bằng cát”. Đây là “bức tường lớn” bao gồm việc mở rộng một nhóm hòn đảo trong chuỗi Trường Sa để họ có thể hỗ trợ các phi đạo, vũ khí và các thiết bị khác đã được thiết lập trong lâu dài. Dường như Bắc Kinh cam kết bảo vệ những hòn đảo mới này như một phần của lãnh thổ Trung Quốc, một lập trường mà Công Uớc của Liên Hiệp Quốc về Luật Hàng Hải không ủng hộ. Washington khẳng định rằng họ sẽ tiến hành các cuộc hải hành tuần tra tự do ở những khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là vùng lãnh hải của họ.

Viễn ảnh cho sự xung đột là rõ ràng. Nếu tàu hoặc máy bay của Hoa Kỳ vào vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, thì thủy thủ, quân nhân và phi công Trung Quốc cần phải quan tâm đến cách họ phản ứng. Một phản ứng quân sự có thể nhanh chóng dẫn tới sự leo thang, đặc biệt nếu các lực lượng Hoa Kỳ bị thiệt hại nghiêm trọng. Cũng dễ dàng tưởng tượng sự việc trong việc xây dựng các hòn đảo dẫn Trung Quốc đến tình huống xung đột một quốc gia trong vùng Biển Đông, Á Châu. Trong trường hợp đó, một tuần tra tự do hàng hải có thể đưa Trung Quốc vào tình thế khó xử.

Va chạm phi cơ hai bên

Trung Quốc và Hoa Kỳ đã gần xảy ra xung đột với vụ va chạm máy bay. Khi chiếc P-3 Orion va chạm một máy bay đánh chặn J-8 vào năm 2001, nó đã dẫn tới hàng tuần các cuộc phản kháng và đàm phán trước khi phi hành đoàn P-3 được đưa trở lại Hoa Kỳ, và chiếc máy bay đã được trả lại … trong một chiếc hộp.

Nếu Trung Quốc quyết định tuyên bố Chủ Quyền Không Phận (ADIZ) về Biển Đông, những vấn đề có thể trở nên phức tạp hơn. Hoa Kỳ đã đưa ra một cách chi tiết việc bỏ qua ADIZ của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc vì lợi ích, và sự hiện diện lớn hơn ở Biển Đông sẽ đưa ra một tuyên bố gần như chắc chắn sẽ có phản ứng quyết liệt từ Hoa Kỳ, và sự kiện này đưa các máy bay Mỹ và Trung Quốc đến gần sự xung đột hơn

Vấn đề tàu ngầm

Trong Chiến Tranh Lạnh, Liên Bang Xô Viết và Khối NATO đã phải chịu đựng rất nhiều sự việc về tàu ngầm , khi các tàu săn bắt lẫn nhau và thỉnh thoảng chạm nhau, tại Đại Tây Dương, Bắc Cực và Biển Bắc. Động lực của sự tương tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa đến mức như thế, một phần là vì Trung Quốc vẫn chưa thiết lập một đội tuần tra tàu ngầm mang hỏa tiễn đạn đạo (SSBN) vững chắc, và một phần các tàu chiến của Trung Quốc không có tầm hoạt động xa so với Liên Xô. Nhưng khi lực lượng tàu ngầm hoạt động xa hơn, sự kiện bất ngờ của tàu ngầm xảy ra có thể tăng lên.

Nhiều nhà phân tích đang lập luận rằng Trung Quốc cần đẩy tàu ngầm của mình qua chuỗi đảo đầu tiên để đe doạ nghiêm trọng đến việc Hoa Kỳ tiếp cận với vùng duyên hải của Trung Quốc. Việc này này đòi hỏi phải tăng các hoạt động của tàu ngầm của Trung Quốc và điều này sẽ làm cho các tàu thuyền của Trung Quốc gần các tàu ngầm Nhật Bản và Mỹ hơn. Để tránh va chạm, tàu ngầm Trung Quốc phải có âm thanh, hoặc dấu hiệu đủ lớn để tàu Mỹ có thời gian tránh khỏi đường của họ. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra những vụ tàu va chạm nhau như tàu của Liên Xô trong suốt thời Chiến Tranh Lạnh.

Nếu một sự kiện lớn về tàu ngầm bất ngờ xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, bản chất của môi trường có thể đưa ra một số hy vọng về các giải pháp. Nhưng một vụ việc tàu ngầm như vậy sẽ làm cho nhiều mạng sống và tài sản bị đe doạ nhiều hơn là một vụ va chạm máy bay chiến đấu.

Kết luận

Chiến tranh do tai nạn rất hiếm, nhưng không phải là không thể xảy ra. Phổ biến đối với tất cả các sự kiện này là tiềm năng mà quan điểm công chúng của Trung Quốc có thể trở nên trầm trọng đối với các nhà hoạch định chính sách. Nếu Chủ Tịch Tập Cận Bình, người đã có chính sách đối ngoại quyết đoán cho nền tảng của chính quyền, cảm thấy rằng ông không thể quay trở lại về mặt chính trị, thì mọi thứ có thể không lường trước được rất nhanh

Ngọc Thạch (Theo yahoo.news)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img